Học tài chính ngân hàng ra làm gì? Những thách thức trong ngành bạn cần phải biết

Đóng góp bởi:   CEO Tony Vũ
Thứ Tư, 17/04/2024 16:15:00 +07:00
Học tài chính ngân hàng ra làm gì? Mức lương ra sao? Tài chính ngân hàng luôn là một trong những ngành được các thí sinh quan tâm và ưu tiên lựa chọn khi đăng ký xét tuyển. Đây là một ngành mang lại mức thu nhập đáng mơ ước cùng với cơ hội làm việc trong môi trường chuyên nghiệp.

1. Ngành tài chính ngân hàng là gì?

Trước khi tìm hiểu học tài chính ngân hàng ra làm gì, chúng ta sẽ cùng định nghĩa ngành tài chính ngân hàng là gì? Ngành tài chính ngân hàng là ngành học bao gồm các hoạt động và dịch vụ giao dịch trong lĩnh vực tài chính và tiền tệ.

Hiểu đơn giản, ngành này bao gồm việc kinh doanh riêng biệt thông qua ngân hàng và các công cụ tài chính để cung cấp các dịch vụ giao dịch tài chính, lưu thông và quản lý tiền tệ như thanh toán, bảo lãnh, chi trả trong nước và quốc tế.

Ngành tài chính ngân hàng cung cấp các dịch vụ giao dịch tài chính, lưu thông và quản lý tiền tệ
Ngành tài chính ngân hàng cung cấp các dịch vụ giao dịch tài chính, lưu thông và quản lý tiền tệ

2. Học tài chính ngân hàng ra làm gì?

Học tài chính ngân hàng ra làm gì? Ngành tài chính ngân hàng là một lĩnh vực có nhu cầu tuyển dụng lớn trên thị trường lao động. Sinh viên tốt nghiệp ngành này có thể làm việc tại nhiều vị trí việc khác nhau.

2.1. Giao dịch viên ngân hàng

Khi đặt ra câu hỏi học tài chính ngân hàng ra làm gì thì giao dịch viên chắc hẳn sẽ là cái tên được nhiều người nhắc đến. Giao dịch viên ngân hàng là một vị trí công việc mà nhiều sinh viên mong muốn sau khi tốt nghiệp. Công việc này đóng vai trò là cầu nối, tiếp nhận hồ sơ và xử lý các yêu cầu của khách hàng như gửi tiền, rút tiền, mở tài khoản,... tại quầy giao dịch của các ngân hàng.

Xem thêm: Công chứng là gì? Công chứng với chứng thực có phải là một không?

2.2. Chuyên gia phân tích tài chính

Chuyên gia phân tích tài chính có trách nhiệm phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp và đưa ra lời khuyên cho các nhà lãnh đạo về các quyết định quan trọng như:

  • Hỗ trợ trong việc ra quyết định mua hoặc bán cổ phiếu, trái phiếu, đầu tư vốn hoặc dự báo rủi ro.

  • Dự báo dòng tiền trong tương lai và chuẩn bị các báo cáo tài chính theo từng giai đoạn, từng năm.

  • Theo dõi và phân tích nguồn lực và ngân sách của công ty.

  • Điều chỉnh và đề xuất các giải pháp cho kế hoạch tài chính và lợi nhuận của công ty,...

2.3. Môi giới chứng khoán

Cái tên tiếp theo trong danh sách học tài chính ngân hàng ra làm gì phải kể đến là môi giới chứng khoán. Một chuyên viên môi giới chứng khoán thường sẽ thực hiện các công việc như:

  • Tư vấn và thực hiện các giao dịch trên sàn chứng khoán.

  • Thu thập và tìm hiểu thông tin về thị trường chứng khoán, cổ phiếu trong và ngoài nước, cũng như trái phiếu chính phủ.

  • Hỗ trợ khách hàng trong việc ra quyết định và quản lý danh mục đầu tư.

  • Theo dõi các biến động thị trường để cập nhật thông tin kịp thời cho khách hàng.

  • Lập báo cáo phân tích hàng ngày và theo từng giai đoạn để hỗ trợ khách hàng,...

2.4. Chuyên viên thẩm định

Chuyên viên thẩm định là một vị trí quan trọng và được săn đón tại các công ty trong ngành tài chính, đòi hỏi cá nhân phải có kinh nghiệm dày dặn để nhận biết rủi ro và phát hiện lỗ hổng trước khi phê duyệt hồ sơ. Công việc bao gồm các nhiệm vụ như:

  • Nhận diện và đánh giá rủi ro trong cho vay, bảo hiểm hoặc hợp đồng.

  • Thực hiện công việc thẩm định trực tiếp và xây dựng cơ chế, chính sách thẩm định và kiểm duyệt cho công ty.

  • Kiểm tra và đánh giá hồ sơ của khách hàng,...

Chuyên viên thẩm định cần nhận biết được rủi ro và lỗ hổng trước khi phê duyệt hồ sơ
Học tài chính ngân hàng ra làm gì?

2.5. Quản lý tài chính

Học tài chính ngân hàng ra làm gì? Học tài chính ngân hàng ra bạn có thể làm một chuyên viên quản lý tài chính, đảm nhiệm các công việc liên quan đến quy trình xây dựng kế hoạch tài chính bao gồm:

  • Theo dõi và quản lý hệ thống dữ liệu tài chính của công ty.

  • Lập kế hoạch huy động và sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả.

  • Lập báo cáo về tính khả thi và hiện trạng thực hiện các chỉ tiêu tài chính,...

2.6. Kế toán

Kế toán là một ngành nghề phổ biến và cần thiết trong mọi công ty. Các nhiệm vụ của một kế toán tổng hợp bao gồm:

  • Thu thập và xử lý các số liệu kế toán, cũng như chứng từ liên quan.

  • Thực hiện hạch toán thu/chi trong các hoạt động vận hành và sản xuất.

  • Quản lý công nợ và theo dõi các khoản phải thu, phải trả.

  • Kiểm tra tình trạng nhập/xuất của hàng hóa.

  • Lập các báo cáo kế toán và các giấy tờ theo quy định.

  • Lập bảng cân đối kế toán, kiểm tra và đối chiếu các số liệu phát sinh,...

2.7. Kiểm toán

Kiểm toán là công việc có thể được thực hiện bởi các công ty kiểm toán bên ngoài hoặc các vị trí kiểm toán nội bộ trong công ty. Các nhiệm vụ cơ bản của vị trí này bao gồm:

  • Quản lý và giám sát các hệ thống kiểm toán khác nhau.

  • Cung cấp phân tích và đánh giá thông tin cho khách hàng hoặc nội bộ thông qua nghiên cứu và tìm hiểu quá trình kinh doanh.

  • Thiết kế biểu mẫu và hướng dẫn quy trình kiểm toán cho nhân viên.

  • Thực hiện kiểm toán và rà soát các công việc kế toán.

  • Tư vấn và đề xuất các giải pháp liên quan đến công tác kế toán và quy định về thuế,...

Kiểm toán là ngành nghề hot được nhiều bạn trẻ lựa chọn
Kiểm toán là ngành nghề hot được nhiều bạn trẻ lựa chọn

2.8. Nhân viên thu hồi vốn

Thu hồi vốn là một vị trí quan trọng, giúp doanh nghiệp thu hồi nhanh chóng và hiệu quả các khoản nợ, khoản vay. Ở vị trí này bạn sẽ làm các công việc như:

  • Liên hệ trực tiếp với khách hàng để yêu cầu họ trả nợ nhanh nhất có thể, phù hợp với khả năng và đạt hiệu quả cao.

  • Đề xuất các phương án thu hồi nợ phù hợp.

  • Thiết lập và duy trì mối quan hệ với các đơn vị, cơ quan chức năng và các tổ chức liên quan nhằm hỗ trợ công tác xử lý và thu hồi nợ hiệu quả,...

2.9. Tư vấn tài chính cá nhân

Học tài chính ngân hàng ra làm gì? Bạn có thể làm tại vị trí tư vấn tài chính cá nhân sau khi tốt nghiệp ngành tài chính ngân hàng. Đây là vị trí hỗ trợ khách hàng cá nhân trong việc phát triển và quản lý nguồn tài chính. Bạn sẽ cần làm các công việc như:

  • Tư vấn đầu tư vào các lĩnh vực như bất động sản, cổ phiếu, bảo hiểm,...

  • Cung cấp tư vấn pháp lý về các quy định liên quan đến đóng thuế.

  • Hỗ trợ khách hàng trong việc đưa ra các lựa chọn tài chính để giúp lập kế hoạch phân bổ nguồn lực cho những mục tiêu khác nhau,...

2.10. Nhân viên thu mua

Vị trí thu mua trong các công ty chịu trách nhiệm mua sản phẩm và dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của công ty, đồng thời có thể làm trung gian bán lại cho khách hàng. Tùy thuộc vào quy mô và lĩnh vực kinh doanh của công ty, công việc của vị trí này có thể khác nhau. Có thể kể đến như:

  • Xem xét, đề xuất và thực hiện các yêu cầu mua hàng hóa hoặc dịch vụ đáp ứng nhu cầu hoạt động của công ty.

  • Kiểm tra chất lượng hàng hóa để đảm bảo đáp ứng tiêu chuẩn và yêu cầu của công ty.

  • Theo dõi tiến độ sản xuất và cung ứng hàng hóa để đảm bảo đáp ứng được lịch trình và nhu cầu của công ty,...

3. Các tố chất cần có khi học ngành tài chính ngân hàng

Sau khi biết được học tài chính ngân hàng ra làm gì, bạn cần tìm hiểu thêm về những tố chất cần có để theo học ngành này. Cụ thể:

  • Có năng khiếu với các môn tự nhiên: Ngành tài chính và ngân hàng yêu cầu bạn tiếp xúc thường xuyên với các con số. Vì vậy, sự nhạy bén trong các môn tự nhiên là điều quan trọng giúp bạn có thể xử lý công việc nhanh chóng.

  • Tính tỉ mỉ, cẩn thận và cần cù: Làm việc trong ngành ngân hàng bạn sẽ phải tiếp xúc hàng ngày với con số và tiền bạc. Chỉ một sai lầm nhỏ có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng.

  • Kỹ năng công nghệ thông tin tốt: Ngành ngân hàng yêu cầu bạn phải có kỹ năng sử dụng máy tính thành thạo. Gần như mọi nghiệp vụ trong ngành này đều phải dùng đến máy tính.

  • Giao tiếp tốt: Để trở thành một nhân viên tài chính ngân hàng giỏi, bạn cần năng lực giao tiếp tốt, sự quyết đoán và kỹ năng thuyết phục người khác.

  • Khả năng ngoại ngữ: Làm việc trong ngành này, bạn sẽ tiếp xúc thường xuyên với khách hàng nước ngoài. Đặc biệt trong bối cảnh thương mại toàn cầu phát triển như hiện nay, đòi hỏi bạn cần có khả năng ngoại ngữ tốt để giao tiếp, trao đổi và ký kết hợp đồng.

Ngoài việc tìm hiểu học tài chính ngân hàng ra làm gì, bạn cần biết những tố chất cần có của ngành này
Ngoài việc tìm hiểu học tài chính ngân hàng ra làm gì, bạn cần biết những tố chất cần có của ngành này

4. Tài chính ngân hàng học những gì?

Bên cạnh thắc mắc học tài chính ngân hàng ra làm gì, tài chính ngân hàng học những gì cũng là điều được nhiều bạn trẻ quan tâm. Là sinh viên ngành tài chính ngân hàng, bạn sẽ được học các kiến thức cơ bản về lĩnh vực kinh tế. Trong những năm đầu tiên, chương trình học sẽ bao gồm các môn như quản trị kinh doanh, kinh tế vĩ mô, marketing căn bản, kế toán tài chính, kinh tế quốc tế, tài chính doanh nghiệp,...

Ngoài ra, bạn cũng sẽ được trang bị kiến thức về đầu tư tài chính, kinh doanh ngoại hối, định giá doanh nghiệp, cũng như kỹ năng thiết lập và đầu tư vào các dự án.

Xem thêm: Biệt phái viên chức là gì? Những thông tin quan trọng cần biết

5. Tài chính ngân hàng thi khối nào? Tổ hợp môn gì?

Hiện nay, ngành tài chính ngân hàng tuyển sinh dựa trên các tổ hợp môn: A00, A01, D01 và D90 bao gồm:

  • Khối A00: Toán – Vật lý – Hóa học.

  • Khối A01: Toán – Tiếng Anh – Vật lý.

  • Khối D01: Toán – Ngữ văn – Tiếng Anh.

  • Khối D90: Khoa học tự nhiên – Toán – Tiếng Anh.

6. Tổng hợp các trường đào tạo ngành tài chính ngân hàng tốt nhất cả nước

Tìm hiểu được học tài chính ngân hàng ra làm gì, nhiều bạn trẻ thường quan tâm đến chất lượng giáo dục của các trường đào tạo chuyên ngành tài chính ngân hàng. Dưới đây là một số trường đào tạo trong lĩnh vực này mà bạn có thể xem xét:

  • Đại học Kinh tế Quốc dân

  • Học viện Ngân hàng

  • Đại học Thương mại

  • Đại học Ngoại thương

  • Học viện Tài chính

  • Đại học Tài chính Marketing

  • Viện đại học Mở Hà Nội

7. Mức lương ngành tài chính ngân hàng ra sao?

Mức lương trung bình trong ngành tài chính ngân hàng tại Việt Nam có sự khác biệt tùy thuộc vào vị trí công việc và kinh nghiệm, dao động từ 8,5 triệu đồng đến 115 triệu đồng mỗi tháng. Cụ thể:

Năm kinh nghiệm

Mức lương

Dưới 2 năm

20.000.000 – 40.000.000 triệu đồng/ tháng

Từ 2 – 5 năm

41.000.000 – 60.000.000 triệu đồng/ tháng

Trên 5 năm

60 .000.000 – 115.000.000 triệu đồng/ tháng

8. Những thách thức phổ biến nhất của tài chính ngân hàng mà bạn cần biết?

Khi làm trong ngành tài chính ngân hàng, bạn sẽ phải đối mặt với một số thách thức sau đây:

  • Áp lực giao dịch: Hoạt động trong ngành này yêu cầu xử lý một lượng lớn các giao dịch hàng ngày với áp lực cao. Mỗi giao dịch đều cần được thực hiện một cách chính xác và tỉ mỉ, vì một sai sót nhỏ có thể gây ra hậu quả lớn.

  • Tính phức tạp và sự cẩn thận: Tài chính ngân hàng đòi hỏi sự cẩn thận và chi tiết trong việc xử lý, phân tích thông tin tài chính. Những quyết định không đúng đắn có thể gây ra những hậu quả không mong muốn cho doanh nghiệp và khách hàng.

  • Sự biến động của thị trường: Ngành này phụ thuộc lớn vào tình hình kinh tế và sự biến động của thị trường. Các thay đổi về chính sách tài chính và môi trường kinh doanh có thể có tác động mạnh mẽ đến hoạt động của ngành này.

  • Cập nhật công nghệ: Tài chính ngân hàng cần phải liên tục cập nhật và áp dụng các công nghệ mới nhất để tối ưu hóa hoạt động cũng như đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng. Điều này đòi hỏi sự linh hoạt và khả năng thích nghi với sự phát triển của công nghệ.

Như vậy, bài viết trên đã giải đáp được thắc mắc học tài chính ngân hàng ra làm gì cùng với những thông tin quan trọng liên quan đến ngành nghề này. Khi có đủ năng lực chuyên môn cùng với kinh nghiệm tích lũy dày dặn, bạn chắc chắn sẽ có được một công việc tốt cùng mức lương đáng mơ ước.

Bài viết liên quan

Mẫu CV hot theo ngành nghề

Back to top

Job3s có thể giúp gì cho bạn?
chat