Hướng dẫn cách nấu chè bưởi Sài Gòn ngon mê ly, ai cũng say đắm

Đóng góp bởi:   Jay Trịnh
Thứ Ba, 12/12/2023 09:25:00 +07:00
Cách nấu chè bưởi Sài Gòn chuẩn vị như thế nào? Chè bưởi Sài Gòn là một món tráng miệng phổ biến được người dân Sài thành yêu thích bởi hương vị thơm ngon và bổ dưỡng. Đặc biệt, khác với các món chè truyền thống, cách nấu chè bưởi Sài Gòn không quá phức tạp và tốn thời gian để chuẩn bị.

1. Nguyên liệu nấu chè bưởi Sài Gòn

  • 80gr đậu xanh đã xát vỏ

  • 2 - 3 quả bưởi

  • 200ml nước cốt dừa

  • 130gr đường cát trắng hoặc đường nâu

  • 210gr đường thốt nốt

  • 170gr bột năng

  • 150ml sữa tươi không đường

  • 1 muỗng canh sữa đặc

  • 4 muỗng cà phê muối

Nguyên liệu để nấu chè bưởi Sài Gòn đơn giản, khá dễ tìm
Nguyên liệu để nấu chè bưởi Sài Gòn khá dễ kiếm

Mách nhỏ:

  • Để chè bưởi Sài Gòn ngon, chuẩn vị, bạn nên chọn loại bưởi tươi, chín kỹ và có vị ngọt.
  • Nên chọn loại đậu xanh hạt to tròn để tránh bị nát khi nấu.
  • Để nấu chuẩn vị nhất bạn nên nấu đúng tỷ lệ theo hướng dẫn hoặc tăng giảm không quá 10%.

2. Cách nấu chè bưởi Sài Gòn chuẩn vị, ngon mê ly

Với cách nấu chè bưởi Sài Gòn, bạn sẽ thưởng thức hương vị chân chất và thơm ngon. Trong phần tiếp theo, bạn có thể tham khảo hướng dẫn từng bước chế biến món chè này để trổ tài chinh phục vị giác cả nhà.

2.1. Bước 1 - Sơ chế nguyên liệu trước khi thực hiện cách nấu chè bưởi Sài Gòn

  • Đậu xanh đã tách vỏ bạn rửa sạch và ngâm trong nước khoảng 6 - 8 tiếng, nếu không có nhiều thời gian bạn có thể ngâm với nước ấm 70 độ C trong 2 tiếng. Cho thêm 1/2 muỗng cafe muối vào ngâm cùng đậu xanh sẽ lên màu vàng đẹp mắt hơn. Bạn nên thay nước khoảng 2 - 3 lần để đậu không bị chua.
  • Phần khó sơ chế nhất của món ăn này là cùi bưởi, nếu cùi bưởi không loại bỏ hết vị đắng thì món ăn sẽ thất bại, không tạo nên được hương vị truyền thống, thơm ngon đặc biệt của món tráng miệng này.
  • Sau khi bóc vỏ bưởi, bạn dùng dao nhẹ tay lọc bỏ đi phần da bên ngoài và xơ, tránh làm rách cùi bưởi vì như thế món ăn nhìn sẽ không đẹp mắt. Sau đó, bạn thái hạt lựu phần cùi bưởi vừa tách được.
  • Để cùi bưởi hết vị đắng đặc trưng, bạn hòa tan 1 thìa cafe muối với nước sạch, sau đó ngâm trong 30 phút, trong lúc ngâm, bạn hãy dùng tay bóp đều. Quá trình này lặp lại 2 - 3 lần đảm bảo vị đắng trong cùi bưởi sẽ biến mất hoàn toàn.
  • Cùi bưởi sau khi ngâm xong bạn rửa lại nhiều lần với nước sạch, vừa rửa vừa bóp chặt đến khi nếm không còn thấy vị đắng hay mặn là được. Cuối cùng, để cùi bưởi được giòn ngon thì bạn ngâm sơ qua với nước đá lạnh trong khoảng 10 phút và vớt ra, vắt thật khô và để ráo nước.

2.2. Bước 2 - Hấp đậu xanh

  • Hấp đậu xanh là một bước quan trọng khi học cách nấu chè bưởi Sài Gòn chuẩn vị. Đậu xanh sau khi ngâm xong bạn để thật ráo nước, xóc cùng 1/4 muỗng cafe muối để đậu xanh lên màu đẹp và đậm vị hơn.
  • Đổ ngập nước 1/3 ngăn xửng hấp rồi đem đun sôi. Sau khi nước sôi bạn cho đậu xanh lên ngăn trên của xửng và dàn đều, hấp nhỏ lửa trong vòng 10 - 15 phút. Khi hạt đậu chín mềm và nở bung ra là được. Tắt bếp và dùng đũa xới cho hơi thoát ra ngoài, điều này giúp hạt đậu khô và còn nguyên hình dáng ban đầu.

Lưu ý khi hấp đậu xanh:

  • Phải để đậu ráo nước hoàn toàn rồi mới đem đi hấp, không hấp đậu khi phần nước trong xửng chưa sôi.

  • Hấp với lửa trung bình nhỏ, tuyệt đối không để lửa to vì như thế hạt đậu bên ngoài sẽ nát nhưng bên trong lại chưa chín.

  • Không nén chặt đậu khi hấp vì như thế hơi nước khó len vào trong, đậu sẽ không chín.

  • Hạn chế mở nắp xửng khi hấp.

2.3. Bước 3: Nấu nước đường

Bắc nồi lên bếp, cho 30gr đường cát trắng hoặc đường nâu, 30gr đường thốt nốt cùng 80ml nước lọc vào đun ở lửa vừa cho đến khi đường tan hết và ngả màu cánh gián là được.

2.4. Bước 4: Trộn cùi bưởi

Cùi bưởi sau khi đã sơ chế xong bạn cho lên bếp đun cùng với 200ml nước, như thế sẽ giúp một phần nước đọng lại bên trong cùi bưởi, khi trộn cùng nước đường sẽ không bị cháy xém. Tiếp theo, bạn cho phần nước đường vừa nấu vào trộn cùng cùi bưởi, vừa trộn vừa bóp đều tay để chúng hòa quyện vào nhau. Sau đó, cho 80gr bột năng vào tô, đổ hỗn hợp cùi bưởi và nước đường vào và trộn đều cho đến khi phần cùi bưởi thấm hết bột năng và không còn dính vào nhau nữa. Vậy là bạn đã có phần cùi bưởi giòn ngọt bên trong, dẻo dai bên ngoài.

2.5. Bước 5: Luộc cùi bưởi

Đun sôi 900ml nước cùng 70gr đường cát trắng (hoặc đường nâu), 180gr đường thốt nốt, sau đó cho cùi bưởi vào luộc cho đến khi chúng nổi lên trên mặt nước thì tắt bếp, vớt ra tô nước đá lạnh.

Lúc này, cùi bưởi vẫn có màu trắng đục nhưng sau khi nguội chúng sẽ chuyển sang màu trong đẹp mắt hơn. Ngâm trong nước đá khoảng 5 - 7 phút thì bạn vớt ra để ráo, nước đá lạnh giúp phần cùi bưởi này giòn hơn. Đối với cách nấu chè bưởi Sài Gòn này, bạn có thể thêm hoặc bớt lượng đường tùy thuộc vào khẩu vị của cá nhân và gia đình.

2.6. Bước 6: Nấu chè

Tiếp theo, trong cách nấu chè bưởi Sài Gòn, bạn hòa tan 90gr bột năng vào 1000ml nước và đổ vào hỗn hợp vừa đun để nấu cùi bưởi. Bạn lưu ý không hòa tan bột năng với nước nóng vì như thế bột sẽ bị vón cục. Khuấy đều tay theo 1 chiều cho đến khi nước đường sệt lại thì tắt bếp. Đợi 10 - 15 phút cho nước đường nguội bớt.

Kế đến, bạn đổ từ từ phần cùi bưởi đã nấu vào nồi, dùng muỗng để khuấy nhẹ nhàng trong 1 phút, không dùng đũa khuấy vì tạo ra nhiều bọt khí. Thêm phần đậu xanh đã hấp chín và tiếp tục đảo nhẹ tay là xong.

2.7. Bước 7: Nấu nước cốt dừa

Nước cốt dừa béo ngậy là một phần đặc trưng của món ăn. Cho vào nồi 200ml nước cốt dừa, 30gr đường, 150ml sữa tươi không đường và 1 muỗng canh sữa đặc, khuấy từ từ, nhẹ nhàng theo một chiều với lửa nhỏ, đến khi sôi lăn tăn thì tắt bếp. Như vậy bạn đã có hỗn hợp nước cốt dừa thơm ngon, béo ngậy.

2.8. Bước 8: Thành phẩm sau khi thực hiện cách nấu chè bưởi Sài Gòn

Với cách nấu chè bưởi Sài Gòn này bạn đã hoàn thành xong món tráng miệng ngọt thanh, hấp dẫn. Cho chè ra chén, dưới nước cốt dừa và thêm đá là bạn có thể thưởng thức ngay món tráng miệng này. Đậu xanh mềm, bùi bùi cùng cùi bưởi giòn và nước cốt dừa béo ngậy hòa quyện với nhau tạo nên hương vị ngon mê ly mà ai cũng phải say đắm. Chè bưởi đậu xanh chuẩn vị phải có màu vàng óng ánh của đậu xanh, vị ngọt thanh mát, không đắng, không mặn của cùi bưởi cũng như vị béo đặc trưng của nước cốt dừa.

Chè bưởi Sài Gòn có hương vị thơm ngon và béo ngậy, nứt lòng người thưởng thức
Chè bưởi Sài Gòn có hương vị thơm ngon và béo ngậy

>>> Xem thêm: Cách Nấu Chè Đậu Đen Với Nếp Thơm Ngon, Dẻo Mềm Miễn Chê

3. Cách bảo quản chè bưởi Sài Gòn sau khi nấu

Sau khi đã tìm hiểu cách nấu chè bưởi Sài Gòn thì bảo quản chúng là việc vô cùng cần thiết. Nếu bạn muốn giữ vị thơm ngon của chè bưởi trong thời gian dài, hãy đóng nắp chặt và để trong tủ lạnh. Nếu chỉ muốn bảo quản trong 1 - 2 ngày, bạn chỉ cần để chè bưởi Sài Gòn trong hộp ở nhiệt độ phòng.

Tuy nhiên, tốt hơn hết là bạn chỉ nên nấu một lượng vừa ăn và không nên để chè bưởi Sài Gòn quá lâu vì sẽ làm mất đi vị đặc trưng riêng. Bên cạnh đó việc sử dụng thực phẩm để lâu ngày sẽ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ.

4. Tác dụng của chè bưởi Sài Gòn đối với sức khỏe

Không những là món ăn ngon truyền thống của người dân Sài Gòn mà chè bưởi còn là món ăn giàu dinh dưỡng cung cấp hàm lượng vitamin dồi dào bao gồm vitamin A, vitamin C, chất xơ và các hoạt chất khác tốt cho sức khỏe như amylase, hesperidin, naringin, men peroxydaza

Trong chè bưởi Sài Gòn chứa hàm lượng lớn chất xơ hòa tan rất tốt cho sức khỏe, tăng lợi khuẩn trong đường ruột, từ đó tăng cường hệ miễn dịch, kháng viêm, và có thể cải thiện cảm xúc tốt. Đây là hoạt chất không bị phá vỡ bởi vi khuẩn đường ruột lứa tuổi nào cũng có thể bổ sung.

>>> Xem thêm: Thử Ngay Cách Nấu Chè Khoai Lang Ngon Đúng Điệu Không Cần Nguyên Liệu Cầu Kì

5. Cách nấu chè bưởi Sài Gòn với những phiên bản kết hợp độc đáo

Ngoài cách nấu chè bưởi Sài Gòn theo kiểu truyền thống, các chị em nội trợ có thể sáng tạo món chè này theo một số cách phổ biến. Từ đó, bạn sẽ hoàn thành món chè ngon truyền thống và khám phá thêm nhiều sự kết hợp mới lạ.

5.1. Chè bưởi cốm non

Chè bưởi khi kết hợp cùng cốm non sẽ có màu xanh đặc trưng của cốm. Cùi bưởi được ngâm và nấu cùng nước cốt lá dứa tạo nên màu sắc đẹp mắt. Những hạt cốm non sẽ thay thế hoàn toàn đậu xanh, tạo nên hương vị đặc trưng riêng làm nao nức lòng thực khách khi thưởng thức.

Hạt cốm non mềm cùng mùi thơm của lá dứa sẽ tạo nên sự khác biệt. Khi ăn bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt thanh của cùi bưởi và cốm xanh hòa lẫn cùng nước cốt dừa sánh mịn, béo ngậy.

Chè bưởi cốm non có hương vị độc đáo và vô cùng hấp dẫn
Chè bưởi cốm non có hương vị độc đáo và vô cùng hấp dẫn

5.2. Chè bưởi hạt sen

Chè bưởi hạt sen cũng là một món ăn quen thuộc của người dân Sài Gòn. Hạt sen không chỉ là một thực phẩm giàu dinh dưỡng mà còn là một loại thuốc quý trong Đông Y. Hạt sen tươi sau khi rửa sạch được tách tim để không bị đắng, ngâm trong 2 tiếng và ninh mềm.

Vị ngọt ngào của chè bưởi cùng sự bổ dưỡng của hạt sen tạo nên món ăn truyền thống nức tiếng tại mảnh đất Sài Thành qua bao thế hệ.

5.3. Chè bưởi khoai dẻo

Đây là món ăn được kết hợp từ chè bưởi và chè khoai dẻo. Khoai lang sau khi hấp chín được nghiền nhuyễn, trộn cùng bột năng, nặn thành miếng vừa ăn rồi luộc chín. Cái giòn của cùi bưởi ăn cùng cái dẻo của khoai lang tạo nên nét đặc trưng riêng.

Đặc biệt, thay vì cốt dừa béo ngậy thì món tráng miệng này lại được ăn cùng sốt phô mai lá dứa, tạo nên nét hiện đại cho món ăn truyền thống. Những tưởng là món ăn khó kết hợp nhưng khi ăn cùng nhau lại tạo hương vị khó quên.

5.4. Chè bưởi ngũ sắc

Giống như xôi ngũ sắc, chè bưởi cũng được người dân Sài Gòn khoác lên mình lớp áo nhiều màu sắc khác nhau. Cùi bưởi sau khi đã sơ chế thì được ngâm với màu đỏ của củ dền, màu xanh của lá dứa, màu tím của lá cẩm, màu vàng từ bột nghệ, màu xanh dương từ hoa đậu biếc. Đặc biệt, khi nấu chè bưởi ngũ sắc, phần cùi bưởi có thể thái sợi để tạo sự khác biệt, đặc sắc hơn.

Cách nấu chè bưởi Sài Gòn, Chè bưởi ngũ sắc vừa bắt mắt mà lại rất thơm ngon
Chè bưởi ngũ sắc vừa bắt mắt mà lại rất thơm ngon

Khác với các loại chè truyền thống khác, chè bưởi Sài Gòn có hương vị đặc trưng riêng. Bên cạnh đó, cách nấu chè bưởi Sài Gòn cũng có những sự khác biệt và độc đáo. Để làm ra một bát chè ngon, không chỉ cần đúng công thức mà còn phải bỏ thêm vào đó sự chăm chút, tỉ mỉ và tình yêu thương đối với người thưởng thức.

Bài viết liên quan
Những đặc sản Đà Nẵng gây thương nhớ, gói trọn dư vị của dải đất miền Trung

Những đặc sản Đà Nẵng gây thương nhớ, gói trọn dư vị của dải đất miền Trung

Đặc sản Đà Nẵng với những hương vị và cách chế biến riêng đã để lại nhiều ấn tượng khó quên trong lòng du khách có dịp ghé thăm nơi đây. Những món ăn nổi tiếng như bánh xèo, mì Quảng, bún chả cá, cao lầu, phá lấu,... đều có hương vị thơm ngon và màu sắc vô cùng thu hút.
Xem thêm »
9 tác dụng của đậu đen đối với sức khỏe - Bất ngờ ở điều số 4

9 tác dụng của đậu đen đối với sức khỏe - Bất ngờ ở điều số 4

Tác dụng của đậu đen không chỉ được thể hiện ở khả năng thanh lọc, giải nhiệt mà còn giúp giảm cân, bổ thận, bảo vệ tim mạch và rất nhiều lợi ích khác. Tuy nhiên, không nhiều người biết tới những công dụng tuyệt vời của đậu đen đối với sức khỏe.
Xem thêm »
Uống nước lá đinh lăng hàng ngày có tốt không? Những người này cấm kỵ sử dụng

Uống nước lá đinh lăng hàng ngày có tốt không? Những người này cấm kỵ sử dụng

Uống nước lá đinh lăng hàng ngày có tốt không là một trong những vấn đề quan trọng được nhiều người dùng đặt ra. Mặc dù loại lá này có chứa khá nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể nhưng nếu lạm dụng quá nhiều sẽ gây nên một số tác hại cho sức khỏe. Do đó, bạn cần nắm rõ những lưu ý khi sử dụng loại nước uống này.
Xem thêm »
Vỏ tôm có canxi không? Sai lầm tai hại hầu như ai cũng từng mắc phải

Vỏ tôm có canxi không? Sai lầm tai hại hầu như ai cũng từng mắc phải

Biết được vỏ tôm có canxi không sẽ giúp bạn dễ dàng đưa ra quyết định đối với bộ phận này khi sơ chế nguyên liệu. Bên cạnh đó, các chuyên gia dinh dưỡng cũng sẽ gợi ý cách sử dụng thực phẩm này trong bữa ăn đảm bảo an toàn sức khỏe và cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Xem thêm »
Ăn trứng nhiều có tốt không? Những tác hại khôn lường nhiều người thường chủ quan

Ăn trứng nhiều có tốt không? Những tác hại khôn lường nhiều người thường chủ quan

Giải đáp thắc mắc ăn trứng nhiều có tốt không là điều cần thiết để xây dựng cho bạn một thói quen ăn uống lành mạnh, đầy đủ dưỡng chất. Việc nắm rõ được thông tin này cũng giúp bạn cân bằng dinh dưỡng cho cơ thể và tránh được các tác hại không tốt cho sức khỏe khi sử dụng quá nhiều thực phẩm này.
Xem thêm »
Cách uống hoa đu đủ đực khô tốt nhất cho sức khỏe: Chớ phạm sai lầm này

Cách uống hoa đu đủ đực khô tốt nhất cho sức khỏe: Chớ phạm sai lầm này

Đa số người dùng hiện nay thường tìm hiểu cách uống hoa đu đủ đực khô và chế biến để thưởng thức ngay tại nhà. Đây là nguyên liệu được đánh giá cao bởi lợi ích nổi bật trong quá trình chăm sóc làn da cũng như sức khỏe. Sau khi thực hiện và sử dụng, bạn sẽ nhanh chóng thấy được sự thay đổi trong cơ thể.
Xem thêm »
Bầu 4 tháng ăn đu đủ xanh được không? Lưu ý điều này để thai nhi luôn khỏe mạnh

Bầu 4 tháng ăn đu đủ xanh được không? Lưu ý điều này để thai nhi luôn khỏe mạnh

Mẹ bầu 4 tháng ăn đu đủ xanh được không? Mặc dù đu đủ xanh chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất nhưng bà bầu vẫn cần cân nhắc xem có nên ăn loại thực phẩm này hay không để bảo an toàn cho sức khỏe của mình và thai nhi.
Xem thêm »
Nên uống bao nhiêu viên dầu cá mỗi ngày và những lưu ý cần biết

Nên uống bao nhiêu viên dầu cá mỗi ngày và những lưu ý cần biết

Nên uống bao nhiêu viên dầu cá mỗi ngày? Trong các loại thực phẩm chức năng, dầu cá là một trong những loại được sử dụng phổ biến bởi nó được chứng minh tốt cho tim mạch và não bộ. Tuy nhiên, bạn cần nắm rõ liều lượng trước khi sử dụng, cụ thể là nên uống bao nhiêu viên dầu cá mỗi ngày? Uống đúng liều lượng dầu cá vừa giúp cơ thể bạn hấp thụ tối đa dưỡng chất vừa giúp phòng ngừa những tác dụng phụ.
Xem thêm »
Mách bạn cách nấu lẩu gà thập cẩm ngon nhất, làm đầu bếp tại gia thật dễ

Mách bạn cách nấu lẩu gà thập cẩm ngon nhất, làm đầu bếp tại gia thật dễ

Cách nấu lẩu gà thập cẩm ngon nhất ai cũng thực hiện thành công. Còn gì tuyệt vời hơn vào cuối tuần cả nhà quây quần bên một nồi lẩu nghi ngút khói? Có đến hàng trăm biến tấu lẩu, trong đó cách nấu lẩu gà thập cẩm ngon nhất dưới đây sẽ giúp bạn có được món lẩu ngon, thanh mát, hợp vị cho mọi thành viên. Xắn tay vào bếp ngay và trổ tài thôi nào!
Xem thêm »
Thiếu máu chóng mặt nên uống thuốc gì và cách phòng ngừa?

Thiếu máu chóng mặt nên uống thuốc gì và cách phòng ngừa?

Hiểu rõ thiếu máu chóng mặt nên uống thuốc gì để có thể chăm sóc sức khỏe cho mình? Chóng mặt do thiếu máu có thể bắt nguồn từ lối sống, chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hoặc những bệnh lý tiềm ẩn trong cơ thể. Tùy thuộc vào nguyên nhân mà bạn sẽ được bác sĩ kê đơn thuốc phù hợp.
Xem thêm »

Mẫu CV hot theo ngành nghề

Back to top

Job3s có thể giúp gì cho bạn?
chat