Mẫu đơn xin nghỉ học cho học sinh, sinh viên kèm lý do thuyết phục nhất

Đóng góp bởi:   CEO Tony Vũ
Thứ Sáu, 24/05/2024 14:35:00 +07:00
Học sinh, sinh viên khi nghỉ học có nhiều hình thức xin phép khác nhau. Trong đó, đơn xin nghỉ học là một trong những thủ tục cần thiết và thường được sử dụng nhất để thông báo đến thầy cô, nhà trường. Dưới đây là một số mẫu đơn kèm những lý do thuyết phục nhất mà bạn có thể tham khảo.

1. Đơn xin nghỉ học là gì?

Đơn xin nghỉ học là mẫu đơn được sử dụng trong nhà trường nhằm mục đích thông báo và xin phép nghỉ một hoặc một vài ngày vì các lý do như ốm đau, gia đình có việc riêng, tai nạn, các lý do khác. Loại đơn này thường do học sinh, sinh viên hoặc phụ huynh học sinh/sinh viên viết để gửi đến thầy cô, nhà trường.

Hiện nay không có quy định về nội dung bắt buộc của đơn xin nghỉ học. Do đó người viết có thể tự do sáng tạo nội dung của đơn này, chỉ cần có đầy đủ các thông tin sau:

  • Thông tin cơ bản của người làm đơn. Đối với học sinh, sinh viên cần ghi rõ họ tên, lớn nào, trường nào, khoa đào tạo và mã số học sinh/sinh viên.

  • Thời gian xin nghỉ, bắt đầu thời điểm nào đến thời điểm nào.

  • Lý do xin nghỉ học.

  • Cam kết của sinh viên, học viên về việc đảm bảo bài học và tiến độ học tập.

  • Chữ ký xác nhận của học sinh và phụ huynh.

2. Tổng hợp mẫu đơn xin nghỉ học phổ biến

Hiện nay không có quy định về mẫu đơn xin nghỉ học. Vì vậy, người viết đơn chỉ cần đảm bảo các thành phần cơ bản. Nếu chưa biết viết đơn xin nghỉ học thế nào cho lịch sự và đầy đủ thông tin, bạn có thể tham khảo một số mẫu dưới đây:

2.1. Mẫu đơn xin nghỉ học dành cho học sinh các cấp

Đối với học sinh dù ở bất cứ cấp học nào, đơn xin nghỉ học là một trong những loại giấy tờ quen thuộc và thường xuyên cần sử dụng. Nó giúp học sinh xin nghỉ phép một cách hợp lệ, đồng thời cũng là công cụ để nhà trường quản lý học sinh. Việc tuân thủ đúng quy định khi xin nghỉ của nhà trường cũng giúp học sinh tránh được những rắc rối không cần thiết.

Một số trường học sẽ ban hành mẫu đơn xin nghỉ học riêng và học sinh chỉ cần điền thông tin của mình vào. Tuy nhiên trong hầu hết trường hợp, nhà trường sẽ không quy định bắt buộc về mẫu đơn xin nghỉ học.

Khi đó bạn có thể tìm kiếm các mẫu đơn được đăng tải sẵn. Nội dung cơ bản của đơn xin nghỉ cần bao gồm những nội dung như:

  • Thông tin của học sinh gồm họ tên, trường, lớp

  • Thời gian làm đơn

  • Lý do xin nghỉ

  • Thời gian dự định nghỉ

  • Ý kiến đồng ý của phụ huynh

Học sinh cần trình bày cụ thể lý do xin nghỉ học, tốt nhất nên ghi thêm ý kiến đồng ý của phụ huynh. Đây cũng là yêu cầu của nhiều trường học, để quản lý và tránh tình trạng học sinh nghỉ học mất kiểm soát.

Tải ngay mẫu đơn xin nghỉ học cho học sinh tại đây

=====>>>>>>> Mẫu đơn xin nghỉ dành cho học sinh

Mẫu đơn xin nghỉ học cho học sinh
Mẫu đơn xin nghỉ học cho học sinh

2.2. Mẫu đơn xin nghỉ học dành cho sinh viên

Tương tự như học sinh, mẫu đơn xin nghỉ học cho sinh viên cũng là tài liệu giúp sinh viên giải trình lý do nghỉ học tạm thời. Ở hầu hết các trường đại học, cao đẳng hiện nay, nhà trường thường không bắt buộc sinh viên phải làm đơn xin nghỉ học.

Việc tuân thủ đầy đủ thời gian đến lớp phụ thuộc hoàn toàn vào tính tự giác của sinh viên. Tuy nhiên, việc làm đơn xin nghỉ là cách để sinh viên thể hiện sự tôn trọng của mình với giảng viên, nhà trường. Đồng thời trong một số trường hợp đặc thù, ví dụ như nghỉ học dài ngày do tai nạn hoặc sự kiện bất khả kháng, đơn xin nghỉ học cũng có thể coi là tài liệu giúp sinh viên chứng minh và làm hồ sơ bảo lưu kết quả.

Nội dung của đơn xin nghỉ học cho sinh viên cũng tương tự như đơn xin nghỉ học cho học sinh, chỉ khác ở chỗ không cần có sự đồng ý hoặc ý kiến từ phụ huynh. Đây cũng là điều dễ hiểu bởi sinh viên đều là những người đủ 18 tuổi và phải tự chịu trách nhiệm với hành vi của mình.

Tải ngay mẫu đơn xin nghỉ học cho sinh viên tại đây:

=====>>>>>>>>>> Mẫu đơn xin nghỉ học dành cho sinh viên

Mẫu đơn xin nghỉ cho sinh viên
Mẫu đơn xin nghỉ cho sinh viên

2.3. Mẫu đơn xin nghỉ học dành cho phụ huynh viết thay con

Đơn xin nghỉ không chỉ dành cho học sinh, sinh viên mà còn là phương thức giúp phụ huynh xin nghỉ cho con của mình. Điều này thường áp dụng tại các trường từ tiểu học tới trung học.

Việc phụ huynh làm đơn xin nghỉ cho con thường dễ được chấp nhận hơn do nhà trường đã xác nhận được việc phụ huynh nắm bắt được tình hình của học sinh.

Mẫu đơn xin nghỉ học phụ huynh viết thay cho con chỉ khác về ngôi xưng và phần cam kết, các thông tin còn lại về cơ bản không có quá nhiều điểm khác biệt.

Xem thêm: Đơn xin xác nhận hạnh kiểm theo mẫu mới nhất năm 2024

3. Một số lưu ý khi viết đơn xin nghỉ học

Viết đơn xin nghỉ trước nay vốn vô cùng đơn giản, không có yêu cầu quá phức tạp hay khắt khe nên gần như ai cũng có thể thực hiện được. Người viết chỉ cần lưu ý một số nội dung giới đây trong quá trình viết đơn:

  • Dùng ngôn ngữ trang trọng, lịch sự: Do đơn xin nghỉ được gửi đến nhà trường, đồng thời là một loại văn bản chính thức nên cần chú trọng cách sử dụng ngôn từ để thể hiện thái độ tôn trọng đối với người nhận.

  • Cung cấp thông tin cá nhân đầy đủ: Điều này sẽ giúp cho giáo viên hoặc giảng viên dễ dàng theo dõi tình hình và biết được thông tin đầy đủ của người xin nghỉ.

  • Hãy chọn lý do nghỉ học phù hợp và thuyết phục: Tốt hơn hết, hãy trung thực trong việc viết đơn, sử dụng lý do nghỉ học hợp lý để tăng cơ hội được phê duyệt.

  • Xác định rõ thời gian xin nghỉ: Nhà trường, giáo viên hoặc giảng viên cần biết được thời gian nghỉ chính xác, khi nào nghỉ và khi nào quay trở lại học. Điều này là vô cùng quan trọng bởi trong một số trường hợp nghỉ quá dài và quá lâu, giáo viên cần biết để sắp xếp việc dạy bù tránh để ảnh hưởng đến kết quả học tập.

  • Cam kết đảm bảo hoàn thành bài tập: Bạn nên đưa ra lời cam kết về việc sẽ đảm bảo hoàn thành đầy đủ bài tập trong thời gian nghỉ, tránh không để ảnh hưởng đến kết quả. Điều này sẽ giúp cho giáo viên yên tâm hơn khi phê duyệt đơn nghỉ của bạn.

  • Lựa chọn gửi đơn đúng người và đúng thời gian: Không phải trong mọi trường hợp khi xin nghỉ, bạn đều gửi đơn đến giáo viên chủ nhiệm. Nếu buổi học hôm đó không có tiết dạy của giáo viên chủ nhiệm, bạn cần gửi đơn đến giáo viên bộ môn. Do đó hãy xác định đúng người cần gửi. Ngoài ra trừ trường hợp bị ốm đột xuất, còn lại bạn nên gửi đơn trước để còn nhận phản hồi từ người phê duyệt đơn.

  • Đừng quên xin xác nhận từ phụ huynh: Có rất nhiều trường hợp nhà trường yêu cầu đơn xin nghỉ học cần có chữ ký của phụ huynh để xác nhận rằng họ biết việc nghỉ học của con em mình. Bạn có thể nhờ cha mẹ ký tên và ghi ngắn gọn thông tin xác nhận như: “Tôi đã biết việc nghỉ học của cháu, mong thầy/cô giáo tạo điều kiện để cháu nghỉ học … buổi”.

Viết đơn xin nghỉ học không khó nhưng hãy chú ý để đạt được hiệu quả tốt nhất
Viết đơn xin nghỉ học không khó nhưng hãy chú ý để được nhà trường phê duyệt

4. Một số lý do xin nghỉ học phổ biến

Nhiều học sinh chia sẻ việc khó khăn nhất khi viết đơn xin nghỉ là làm sao đưa ra được lý do nghỉ thuyết phục. Lời khuyên cho bạn là hãy viết đúng thực tế, tuy nhiên nếu bạn vẫn lúng túng, có thể tham khảo một số lý do dưới đây:

Giải quyết việc gia đình

Lý do này thường được sử dụng trong trường hợp học sinh nghỉ học do các sự kiện quan trọng như giỗ chạp, ma chay hay hiếu hỉ. Khi đó bạn có thể viết ngắn gọn trong đơn xin nghỉ là giải quyết việc gia đình và trình bày riêng qua tin nhắn với giáo viên, nếu lý do xin nghỉ nhạy cảm.

Gặp áp lực lớn trong thời gian học tập

Trong quá trình học tập không thể tránh khỏi những phút giây áp lực, căng thẳng, đặc biệt là trước hoặc sau kì thi. Do đó nếu sử dụng lý do này để xin nghỉ, thông thường thầy cô đều sẽ đồng ý, tạo điều kiện để học sinh được nghỉ ngơi phù hợp, đồng thời có các biện pháp quan tâm và chia sẻ nhiều hơn, giảm bớt áp lực cho học sinh.

Tuy nhiên nếu sử dụng lý do này, bạn cũng không nên nghỉ trong thời gian quá dài để tránh ảnh hưởng đến kết quả học tập.

Có vấn đề về sức khỏe

Đây là lý do được sử dụng phổ biến nhất trong các đơn xin nghỉ của học sinh, phần lớn các thầy cô đều thông cảm và tạo điều kiện để học sinh nghỉ ngơi khi ốm. Tuy nhiên bạn chỉ nên sử dụng lý do này nếu thực sự không khỏe, tránh lạm dụng vì nếu bị phát hiện có thể bị thầy cô khiển trách.

Bị ốm là một trong những lý do được sử dụng nhiều nhất trong các mẫu đơn xin nghỉ học
Bị ốm là một trong những lý do được sử dụng nhiều nhất trong các mẫu đơn xin nghỉ học

Xem thêm: Mẫu sơ yếu lý lịch học sinh sinh viên chuẩn Bộ Giáo dục

5. Nghỉ học quá nhiều có được lên lớp không?

Một trong những vấn đề được nhiều phụ huynh và học sinh quan tâm đó là nghỉ học quá nhiều có được lên lớp không?Vấn đề này hiện nay được quy định tại khoản 2 Điều 15 Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT. Theo đó, học sinh sẽ không được lên lớp nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Nghỉ quá 45 buổi trong một năm.

  • Có học lực kém cả năm hoặc học lực và hạnh kiểm cả năm thuộc loại yếu.

  • Kết quả kiểm tra lại của một số môn học được đánh giá bằng điểm hay môn học đánh giá bằng nhận xét vẫn không đạt loại trung bình.

  • Hạnh kiểm cả năm thuộc loại yếu nhưng không hoàn thành nhiệm vụ rèn luyện hè nên vẫn bị xếp loại yếu về hạnh kiểm.

Như vậy việc nghỉ học nhiều không chỉ ảnh hưởng đến kết quả học tập mà thậm chí còn có thể khiến học sinh không đủ điều kiện để xét lên lớp. Việc tính số buổi nghỉ này bao gồm cả nghỉ không phép, nghỉ có phép, nghỉ liên tục hoặc nghỉ trong nhiều lần cộng dồn lại.

Nghỉ học quá nhiều có thể khiến cho học sinh không được lên lớp
Nghỉ học quá nhiều có thể khiến cho học sinh không được lên lớp

Chủ động tìm hiểu về mẫu đơn xin nghỉ học sẽ giúp bạn dễ dàng được phê duyệt việc nghỉ phép khi có việc cần. Trong quá trình đi học không thể tránh được những lúc cần phải nghỉ phép, tuy nhiên bạn cũng cần chú ý đến số lượng ngày nghỉ để tránh gây ảnh hưởng đến kế hoạch và thành tích học tập.

Bài viết liên quan
Bản kiểm điểm cá nhân công chức mẫu mới nhất và các vấn đề liên quan

Bản kiểm điểm cá nhân công chức mẫu mới nhất và các vấn đề liên quan

Bản kiểm điểm cá nhân công chức là văn bản mà cán bộ công chức cần biết để tự kiểm điểm bản thân, nâng cao ý thức và trách nhiệm kỷ luật trong công việc. Từ đó, có thể nhận ra các sai sót để rút kinh nghiệm, hoàn thiện bản thân, làm việc tốt hơn. Dưới đây là mẫu mới nhất, mời các bạn cùng tham khảo và cập nhật.
Xem thêm »
Thuế suất thuế GTGT là gì và gồm những định mức nào?

Thuế suất thuế GTGT là gì và gồm những định mức nào?

Thuế giá trị gia tăng (GTGT) là một trong những hạng mục thuế quan trọng để doanh nghiệp tính toán thuế GTGT (VAT). Trong đó, thuế suất thuế GTGT là căn cứ quan trọng để tính toán thuế. Dưới đây, job3s sẽ giúp bạn hiểu rõ về loại thuế suất thuế này cũng như các xác định định mức thuế tương ứng với sản phẩm dịch vụ mà doanh nghiệp đang kinh doanh.
Xem thêm »
Hướng dẫn cách khai báo tờ khai thuế GTGT chi tiết nhất

Hướng dẫn cách khai báo tờ khai thuế GTGT chi tiết nhất

Tờ khai thuế GTGT là văn bản theo mẫu được Bộ Tài chính quy định để người nộp thuế dựa vào đó mà kê khai các thông tin nhằm xác định số tiền thuế phải nộp. Đây là một phần quan trọng trong công tác kế toán và tài chính của mỗi công ty. Cách khai thuế GTGT như thế nào sẽ được job3s chia sẻ chi tiết dưới đây.
Xem thêm »
Hộ khẩu thường trú là gì? Xác định chuẩn theo quy định mới nhất

Hộ khẩu thường trú là gì? Xác định chuẩn theo quy định mới nhất

Hộ khẩu thường trú là gì và xác định như thế nào? Có thể nói, đây là khái niệm không hề xa lạ với người dân Việt Nam nhưng không dễ để có thể hiểu đúng và đủ về hộ khẩu thường trú. Dưới đây, job3s sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin tổng quan về hộ khẩu thường trú theo quy định mới nhất.
Xem thêm »
Toàn tập về thuế GTGT hàng nhập khẩu dành cho kế toán mới

Toàn tập về thuế GTGT hàng nhập khẩu dành cho kế toán mới

Những bạn kế toán làm trong các công ty xuất nhập khẩu cần phải nắm rõ thuế GTGT hàng nhập khẩu để đảm bảo hoàn thành công việc. Không giống với hàng trong nước, các quy định thuế suất với hàng nhập khẩu sẽ có những vấn đề riêng, thủ tục quy trình riêng biệt. Dưới đây, job3s sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết về loại thuế GTGT đặc biệt này.
Xem thêm »
5 dạng bài tập tính thuế giá trị gia tăng phổ biến và các ví dụ minh họa

5 dạng bài tập tính thuế giá trị gia tăng phổ biến và các ví dụ minh họa

Trong bài viết này, hãy cùng job3s tìm hiểu về bài tập tính thuế giá trị gia tăng thông qua hướng dẫn chi tiết và các ví dụ minh họa cụ thể. Thuế giá trị gia tăng (GTGT) là một trong những loại thuế quan trọng mà các doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh phải nắm vững. Việc tính toán chính xác số tiền thuế GTGT cần nộp không chỉ giúp doanh nghiệp tuân thủ pháp luật mà còn đảm bảo quyền lợi của mình.
Xem thêm »
Tất tần tật về biểu thuế lũy tiến: Cách tính và những lưu ý cần nhớ

Tất tần tật về biểu thuế lũy tiến: Cách tính và những lưu ý cần nhớ

Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) là một trong những loại thuế quan trọng mà người lao động cần nắm rõ. Trong đó, biểu thuế lũy tiến là phương pháp tính thuế TNCN phổ biến hiện nay. Để hiểu rõ hơn về biểu thuế lũy tiến, cách tính và những lưu ý khi áp dụng, hãy cùng job3s tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
Xem thêm »
Giải bài tập thuế thu nhập cá nhân: Từ cơ bản đến nâng cao

Giải bài tập thuế thu nhập cá nhân: Từ cơ bản đến nâng cao

Tìm hiểu các bài tập thuế thu nhập cá nhân thường gặp và hướng dẫn cách giải bài tập chi tiết chính xác nhất. Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) là một trong những loại thuế quan trọng bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của mỗi người. Trong bài viết này, job3s sẽ giúp bạn tìm hiểu và thực hành một số bài tập thuế thu nhập cá nhân củng cố kiến thức, kỹ năng tính toán thuế TNCN.
Xem thêm »
Hướng dẫn chi tiết các khoản giảm trừ thuế thu nhập cá nhân

Hướng dẫn chi tiết các khoản giảm trừ thuế thu nhập cá nhân

Việc tìm hiểu và áp dụng đúng các khoản giảm trừ thuế thu nhập cá nhân sẽ giúp bạn tối ưu hóa số tiền thuế phải nộp, đồng thời đảm bảo quyền lợi chính đáng của mình. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá chi tiết các khoản giảm trừ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách tính toán và kê khai thuế một cách chính xác nhất.
Xem thêm »
Tài khoản kế toán ngân hàng là gì? Các loại tài khoản và nguyên tắc hạch toán

Tài khoản kế toán ngân hàng là gì? Các loại tài khoản và nguyên tắc hạch toán

Hệ thống tài khoản kế toán ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc ghi chép, phản ánh tình hình tài chính và quản lý hoạt động tiền tệ của các ngân hàng. Để hiểu rõ hơn về hệ thống này, bài viết sẽ giải thích khái niệm, phân loại các tài khoản chính và trình bày nguyên tắc hạch toán chi tiết.
Xem thêm »

Mẫu CV hot theo ngành nghề

Back to top

Job3s có thể giúp gì cho bạn?
chat