Bạn là ?
Hợp đồng mua bán hàng hóa là sự thỏa thuận giữa hai bên, cụ thể bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và thu tiền thanh toán, còn bên mua có quyền nhận hàng, đồng thời phải thực hiện nghĩa vụ trả tiền cho bên bán như đã thoả thuận.
Hợp đồng mua bán hàng hóa vừa là hợp đồng dân sự vừa là hợp đồng thương mại nên mang cả đặc điểm chung của 2 loại hợp đồng này, cụ thể:
Đặc điểm chung của hợp đồng mua bán hàng hóa: Đây là đặc điểm có ở hầu hết các hợp đồng dân sự.
Thứ nhất, đây là một hợp đồng đồng thuận, nghĩa là nó được coi là được ký kết khi các bên đồng ý về các điều khoản cơ bản. Thời điểm hợp đồng có hiệu lực không phụ thuộc vào thời điểm chuyển giao hàng hóa, việc bàn giao này sẽ chỉ có ý nghĩa thể hiện việc người bán thực hiện các nghĩa vụ khi hợp đồng mua bán đã có hiệu lực.
Thứ hai, đây là hợp đồng có tính chất đền bù. Điều này thể hiện ở chỗ khi bên bán giao hàng cho bên mua thì đồng thời cũng nhận về lợi ích tương đương với giá trị của phần hàng hóa đã bàn giao. Lợi ích nhận về thường được thể hiện dưới dạng tiền thanh toán.
Thứ ba, hợp đồng mua bán là một hợp đồng song vụ, điều này được hiểu là từng bên khi giao kết hợp đồng đều bị ràng buộc bởi nghĩa vụ với bên còn lại, quyền của bên này tương ứng với nghĩa vụ của bên kia.
Đặc điểm riêng của hợp đồng mua bán hàng hóa: Những đặc điểm này là đặc thù của hợp đồng thương mại.
Về chủ thể: Chủ thể chính của hợp đồng mua bán hàng hóa là thương nhân hoặc phải có ít nhất một bên là thương nhân. Khái niệm thương nhân được giải thích cụ thể theo quy định tại Luật Thương mại.
Về hình thức: Không nhất thiết phải được thể hiện bằng văn bản mà có thể dưới nhiều hình thức khác từ lời nói đến hành vi cụ thể của các bên.
Xem thêm: Mẫu hợp đồng thời vụ không đóng bảo hiểm mới nhất có thể bạn chưa biết
Như đã chỉ ra, hợp đồng mua bán hàng hóa là một hợp đồng thương mại nên nội dung của nó phải tuân thủ theo quy định của pháp luật thương mại.
Tính đến thời điểm hiện tại, Luật Thương mại 2005 và các văn bản pháp lý liên quan không đưa ra tiêu chuẩn hoặc quy định về nội dung bắt buộc.
Nội dung của hợp đồng sẽ do các bên tự thỏa thuận, bao gồm quyền và nghĩa vụ của từng bên. Tuy nhiên, bản hợp đồng cần phải thể hiện được quan hệ mua bán.
Dù không có quy định bắt buộc nhưng từ thực tiễn và bản chất của quan hệ mua bán hàng hóa vẫn có thể xác định được nội dung cơ bản của hợp đồng mua bán hàng hóa. Những nội dung này sẽ xoay quanh một số nội dung như:
Đối tượng của hợp đồng
Loại hàng hóa
Chất lượng hàng hóa
Giá cả
Phương thức thanh toán
Thời hạn thanh toán
Địa điểm giao nhận hàng
Xem thêm: Phụ lục hợp đồng là gì? Những điểm quan trọng bạn phải nắm rõ trước khi ký
Mặc dù hiện nay pháp luật không có quy định về mẫu hợp đồng, các bên có thể tự do thỏa thuận về các nội dung có trong hợp đồng nhưng dựa vào các quy định của pháp luật. Tuy nhiên, để tiết kiệm thời gian soạn thảo, bạn có thể tham khảo mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa đơn giản dưới đây:
Để xem chi tiết, vui lòng truy cập đường link dưới đây:
===>>>>> Tải Mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa phổ biến.
Dù việc tìm được mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa không khó, thế nhưng đó chỉ là mẫu hợp đồng cơ bản, các bên vẫn cần phải thảo luận rất nhiều để đi đến thống nhất về mặt nội dung.
Trong quá trình soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hóa, cần chú ý đến một số vấn đề pháp lý xung quanh để tránh các rủi ro không đáng có.
Xây dựng khung nội dung cơ bản cho hợp đồng mua bán hàng hóa
Từ thực tế cho thấy, để có được một bản hợp đồng chính xác, các bên cần bắt đầu từ việc xây dựng khung nội dung cơ bản dựa trên các thỏa thuận liên quan đến:
Đặc điểm của hàng hóa: Các bên cần thỏa thuận rõ ràng các nội dung về loại hàng hóa, chất lượng, quy cách đóng gói, xuất xứ của loại hàng, số lượng hàng hóa cần thiết. Với một số loại hàng hóa đặc thù còn cần thêm cả chứng nhận về tiêu chuẩn.
Xác định giá cả cũng như phương thức thanh toán và giao hàng: Đặc biệt cần làm rõ địa điểm, thời gian giao hàng để tránh các tranh chấp không đáng có.
Quy định về việc kiểm tra: Quyền kiểm tra hàng hóa là quyền và nghĩa vụ cơ bản của các bên trong quan hệ mua bán, bởi vậy đây cũng là một trong những nội dung quan trọng mà 2 bên buộc phải thảo luận.
Chuyển giao quyền sở hữu và các rủi ro pháp lý.
Cơ chế giải quyết tranh chấp: Nhiều trường hợp các bên khi thỏa thuận về khung điều khoản cơ bản của hợp đồng thường bỏ qua vấn đề này. Trong hầu hết các trường hợp, 2 bên đều sẽ chọn cơ quan phù hợp để giải quyết vấn đề này, đó là trọng tài thương mại hoặc tòa án.
Tìm hiểu quy định đặc thù liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hóa
Mặc dù không bắt buộc các bên đều phải hiểu rõ từng quy định của pháp luật khi hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại nhưng hãy quan tâm đến một số quy định đặc thù, cụ thể:
Quy định về chuyển quyền rủi ro
Chuyển quyền rủi ro là một trong những đặc thù trong quan hệ mua bán hàng hóa nhưng thường bị các bên xem nhẹ. Nó thường xảy ra ở thời điểm từ sau khi hợp đồng được ký kết đến trước thời điểm hàng hóa được bàn giao cho bên mua.
Thông thường dù hợp đồng đã được ký kết, có hiệu lực nhưng rủi ro của hàng hóa có thể không chuyển giao ngay mà chỉ chuyển giao khi bên mua đã nhận được hàng thực tế trong một số trường hợp theo thỏa thuận.
Bên mua thường yêu cầu đưa ra các điều khoản này nhằm đảm bảo quyền lợi, tránh trường hợp hàng hóa bị thiệt hại hoặc đánh cắp trước khi nhận hàng.
Ngược lại, nếu thỏa thuận về rủi ro được chuyển giao từ thời điểm ký hợp đồng chứ không phải thời điểm giao hàng thì bên bán sẽ vô cùng có lợi, tránh được việc bị truy cứu trách nhiệm ngay cả khi hàng hóa bị tổn thất trước khi đến tay của bên mua.
Là một trong những thỏa thuận chỉ có lợi cho một phía nên các bên cần tìm hiểu thật kỹ quy định này, để không bị thiệt thòi trong quá trình thỏa thuận và giao kết hợp đồng.
Quy định về bảo lưu quyền sở hữu của hàng hóa
Hiểu một cách đơn giản thì quy định này là việc hàng hóa chỉ thuộc quyền sở hữu của bên mua khi 2 bên đã hoàn tất các nghĩa vụ về bàn giao và thanh toán. Bên bán vẫn sẽ là chủ sở hữu cho đến khi bên mua thanh toán đầy đủ, nếu không bên bán có thể lấy lại hàng.
Khác với quy định trước, quy định bảo lưu quyền sở hữu sẽ giúp các bên san sẻ bớt rủi ro cho nhau.
Các quy định đặc thù của từng ngành
Sự đa dạng về lĩnh vực và sản phẩm trong kinh doanh thương mại buộc các bên phải tìm hiểu và nắm rõ quy định đặc thù của ngành nghề, hàng hóa mình đang kinh doanh như thời gian và chế độ bảo hành, sửa chữa, đổi trả hay chiết khấu…
Xác định rõ lợi ích và vai trò của việc giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa
Chỉ khi các bên hiểu rõ được lợi ích mà loại hợp đồng này mang lại mới có thể nghiêm túc đàm phán để đảm bảo quyền lợi của mình. Dưới đây là một số lợi ích mà hợp đồng mua bán hàng hóa mang lại:
Về phía bên bán, có thể sử dụng hợp đồng như một công cụ giúp bên mua yên tâm khi tham gia vào quan hệ mua bán, thiết lập mối quan hệ thương mại với bên mua dựa trên cơ sở của sự công khai và minh bạch trong từng điều khoản về chính sách bán hàng, quy trình mua bán. Từ đó, danh tiếng và uy tín của bên mua được nâng cao, mang đến nhiều cơ hội kinh doanh khác.
Về phía bên mua, đây là cơ sở giúp bảo vệ quyền và lợi ích, bên mua có thể sử dụng hợp đồng để đối chiếu với hành vi của bên bán. Nếu như có sự sai lệch về chất lượng, thời điểm giao hàng hay bảo hành, bên mua có thể dễ dàng đối chiếu để yêu cầu bên bán chịu trách nhiệm.
Với cả 2 bên, các mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa là cơ sở tạo ra một mối quan hệ thương mại minh bạch, đúng đắn, giảm thiểu rủi ro pháp lý. Đặc biệt hợp đồng sẽ làm đúng vai trò của nó, đó là trở thành cơ sở để giải quyết các tranh chấp của cả 2 bên (nếu có).
Tham khảo các mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa khác
Việc tham khảo thêm các mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa khác là điều vô cùng quan trọng, giúp cho các bên có thêm nhiều góc nhìn mới,
Hợp đồng mua bán hàng hóa thường bị nhầm với hợp đồng mua bán tài sản do có một số điểm giống nhau như:
Đều là giao dịch dân sự được thiết lập dựa trên sự thỏa thuận và tự nguyện.
Có chịu sự điều chỉnh của Bộ luật dân sự.
Đều là hợp đồng mang tính song vụ và đền bù.
Có nhiều hình thức để thể hiện từ văn bản, lời nói đến hành vi.
Những đặc điểm này là đặc điểm cơ bản mà bất cứ hợp đồng dân sự nào cũng có. Vậy so với hợp đồng mua bán tài sản, hợp đồng mua bán hàng hóa có điểm gì khác?
Tiêu chí | Hợp đồng mua bán hàng hóa | Hợp đồng mua bán tài sản |
Khái niệm | Hợp đồng mua bán hàng hóa là sự thỏa thuận giữa hai bên nhằm mục đích sinh lợi, cụ thể bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và thu tiền thanh toán, còn bên mua có quyền nhận hàng, đồng thời phải thực hiện nghĩa vụ trả tiền cho bên bán như đã thoả thuận. | Hợp đồng mua bán tài sản là hợp đồng thể hiện sự đồng thuận giữa hai bên, trong đó bên bán sẽ chuyển quyền sở hữu của tài sản cho bên mua, còn bên mua sẽ thanh toán giá trị tương ứng bằng tiền cho bên bán.
|
Căn cứ pháp lý điều chỉnh | Pháp luật thương mại | Pháp luật dân sự |
Đối tượng | Hàng hóa theo quy định của pháp luật thương mại, bao gồm: - Động sản gồm động sản ở hiện tại và động sản hình thành trong tương lai; - Những vật gắn liền với đất đai. | Tài sản bao gồm: - Vật - Giấy tờ có giá - Quyền tài sản - Động sản và bất động sản (bao gồm cả hiện tại và hình thành trong tương lai) |
Chủ thể | Ít nhất 1 trong 2 bên phải là thương nhân. Thương nhân có thể là cá nhân hoặc tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh. | Không bắt buộc phải là thương nhân, có thể là cá nhân, tổ chức bất kỳ. |
Mục đích | Mục đích cuối cùng sau khi chuyển giao quyền sở hữu là sinh lời. | Có nhiều mục đích khác nhau, có thể kể đến như: - Sử dụng và tiêu dùng - Để ở - Tặng cho - Kiếm thêm thu nhập nhờ chênh lệch giá… Tuy nhiên sinh lời không phải là mục đích quan trọng nhất và duy nhất |
Việc giải quyết tranh chấp được thực hiện bởi | - Tòa án - Trọng tài thương mại | Tòa án |
Thời điểm chuyển quyền sở hữu | Từ thời điểm các bên hoàn tất chuyển giao hàng hóa. | Từ thời điểm bên mua nhận tài sản và trả tiền cho bên bán. |
Như vậy tuy có những điểm tương đồng với nhau nhưng nhìn vào bảng trên có thể khẳng định, hợp đồng mua bán hàng hóa và hợp đồng mua bán tài sản vốn là hai loại hợp đồng hoàn toàn khác nhau về bản chất.
Có thể thấy, hợp đồng mua bán rất phổ biến trong hoạt động thương mại, thường được kí kết giữa cá nhân với nhau, cá nhân với pháp nhân hoặc các pháp nhân với nhau. Khi phát sinh các giao dịch mua bán, các bên cần nghiên cứu và cân nhắc kỹ về nội dung hợp đồng để đảm bảo tính pháp lý, tránh xảy ra tranh chấp có thể phát sinh sau này.
Công thức tính thuế thu nhập cá nhân theo quy định mới nhất
Việc làm bảo mẫu trường tiểu học TPHCM: Cơ hội và thách thức
Bộ luật thuế thu nhập cá nhân mới nhất và những điều cần biết
Tổng hợp việc làm Tân An Long An và cách xin việc nhanh nhất
Kinh nghiệm xin việc làm chỉ cần CMND, không yêu cầu bằng cấp
Người phụ thuộc là gì? Các quy định về người phụ thuộc
Giấy khai sinh là gì? Thông tin cần nhớ về loại giấy tờ quan trọng này
Việc làm Cà Mau hấp dẫn với nhiều cơ hội ngành thủy sản và du lịch
Kinh nghiệm tìm việc làm ca tối từ 18h đến 22h không lừa đảo
Tsundere là gì? Giải đáp tất tần tật về Tsundere mới nhất
Mẫu CV hot theo ngành nghề