Bạn là ?
Theo Điều 22 Bộ luật Lao động 2019 quy định phụ lục hợp đồng là một bộ phận của hợp đồng lao động và có hiệu lực tương đương với hợp đồng lao động. Nó thường được ban hành kèm theo hợp đồng chính thức, không thể tách rời. Bên trong văn bản này thường đưa ra các quy định chi tiết hoặc sửa đổi, bổ sung thêm một số điều khoản trong hợp đồng.
Phụ lục hợp đồng có tác dụng giải thích chi tiết cho một hoặc một số điều khoản đã được quy định trong hợp đồng. Bởi vậy nội dung của nó không được trái với hợp đồng, trừ trường hợp các bên liên quan có thỏa thuận khác nhưng phải đảm bảo không trái quy định pháp luật.
Một số nội dung phổ biến được đề cập trong phụ lục hợp đồng bao gồm:
Đối tượng của hợp đồng.
Diễn giải hoặc thay đổi mức chi phí hoặc tiền lương chi tiết.
Phương thức thanh toán, thời gian thanh toán cụ thể.
Thời hạn, địa điểm, phương thức để thực hiện hợp đồng.
Quyền, nghĩa vụ cụ thể của các bên có liên quan.
Trách nhiệm chi tiết của các bên nếu vi phạm hợp đồng.
Phương thức giải quyết tranh chấp trong trường hợp có xảy ra vấn đề.
Để trở thành một nhân sự giỏi, bạn cần phân biệt sự khác nhau giữa hợp đồng phụ và phụ lục hợp đồng là gì để soạn thảo đúng loại văn bản, cho đúng mục đích sử dụng.
Theo quy định của Bộ luật Lao động, đây là 2 loại văn bản hoàn toàn khác biệt, được sử dụng với mục đích khác nhau. Hợp đồng phụ có nội dung tách khỏi hợp đồng chính, thường đề ra các điều khoản về việc thay đổi hoặc chấm dứt các nghĩa vụ của chủ thể. Vì là một hợp đồng riêng, nó có giá trị pháp lý nếu hợp đồng chính bị vô hiệu, nhưng vẫn có hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính.
Còn phụ lục hợp đồng là một phần của hợp đồng, các điều khoản bên trong phụ lục được soạn thảo dựa trên nội dung của hợp đồng. Loại văn bản này cũng có hiệu lực giống hợp đồng và nó sẽ bị vô hiệu nếu hợp đồng chính không còn giá trị pháp lý.
Khoản 2 Điều 22 của Bộ luật Lao động 2019 quy định các loại phụ lục hợp đồng được pháp luật công nhận bao gồm:
Phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết một hoặc một số điều khoản của hợp đồng chính. Trong đó các điều khoản không được trái ngược với nội dung của hợp đồng.
Phụ lục hợp đồng sửa đổi, bổ sung một hoặc một số điều khoản của hợp đồng. Trong đó nội dung, điều khoản sửa đổi hoặc bổ sung, thời điểm có hiệu lực cần được ghi rõ.
Xem thêm: Công Chứng Là Gì? Công Chứng Với Chứng Thực Có Phải Là Một Không?
Trước khi ký kết, ngoài việc hiểu rõ phụ lục hợp đồng là gì, bạn còn cần biết nội dung, hiệu lực, số lần ký như thế nào là hợp lệ để bảo vệ quyền lợi cho chính bản thân mình.
Điều 403, Bộ Luật dân sự năm 2015 quy định phụ lục hợp đồng có hiệu lực trùng thời gian với hợp đồng, hoàn toàn phụ thuộc vào hợp đồng.
Trường hợp phụ lục hợp đồng đã bị vô hiệu hoàn hoàn không ảnh hưởng tới hiệu lực của hợp đồng. Nhưng nếu hợp đồng bị vô hiệu toàn bộ hoặc một phần thì phụ lục hợp đồng đi kèm theo cũng sẽ bị vô hiệu.
Điều 403, Bộ Luật Dân sự quy định: Nếu phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với điều khoản trong hợp đồng thì nó không hợp lệ và không có hiệu lực, trừ trường hợp các bên ký kết có thỏa thuận khác. Các bên nếu chấp nhận điều khoản trái ngược này thì điều khoản đó trong hợp đồng được xem như đã được sửa đổi.
Pháp luật hiện hành chưa quy định số lần tối đa ký phụ lục. Do đó, tùy thuộc vào nhu cầu của các bên để quyết định điều này.
Câu trả lời là có. Điều 33, Bộ Luật Lao động năm 2019 có sửa đổi, bổ sung quy định về hợp đồng lao động: Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu bên nào cần sửa đổi, bổ sung nội dung thì phải thông báo cho bên kia ít nhất 03 ngày trước đó về nội dung cần sửa đổi, bổ sung.
Nếu hai bên thỏa thuận được việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng thì phụ lục hợp đồng sẽ được soạn thảo và ký kết phụ lục.
Còn trong trường hợp hai bên không thể thỏa thuận được việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng thì hợp đồng lao động đã giao kết vẫn tiếp tục có hiệu lực.
Nếu bạn đang tìm hiểu phụ lục hợp đồng là gì để soạn thảo văn bản này hợp lệ và có giá trị về mặt pháp lý, bạn cần lưu ý những yêu cầu sau đây:
Vì phụ lục hợp đồng được xem là một phần của hợp đồng nên nó phải tuân thủ các yêu cầu về mặt hình thức của hợp đồng theo quy định của pháp luật, ví dụ như phải được soạn thảo thành văn bản, phải có công chứng hoặc chứng thực,…
Trước khi ký phụ lục hợp đồng, các bên có liên quan cần tìm hiểu và tuân thủ các quy định pháp luật về mặt hình thức của hợp đồng, tránh trường hợp vi phạm khiến phụ lục bị tuyên bố vô hiệu.
Nội dung của phụ lục phải được soạn thảo dựa trên nội dung của hợp đồng gốc, không được trái ngược, nếu không điều khoản đó không hợp lý.
Tuy nhiên, nếu các bên chấp nhận nội dung trái ngược này, thì trong hợp đồng cần có thêm nội dung cho phép điều này. Ví dụ như bổ sung câu: “Trong trường hợp có thêm phụ lục hợp đồng với nội dung mâu thuẫn, trái với hợp đồng, các bên áp dụng nội dung được bổ sung hoặc chỉnh sửa trong phụ lục hợp đồng.”
Ngoài ra, khi ký kết phụ lục, các bên cũng cần tuân thủ các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự đã được quy định tại Điều 117 Bộ luật Dân sự năm 2015.
Thông thường, quy trình ký kết phụ lục hợp đồng gồm 03 bước sau đây.
Các bên trao đổi các nội dung liên quan như mục đích ký kết phụ lục hợp đồng là gì, thay đổi, bổ sung điều khoản cho hợp đồng nào.
Trong bước này, bên đề nghị ký kết phụ lục sẽ tạo lập hợp đồng với đầy đủ các nội dung cần được bổ sung hoặc chỉnh sửa và gửi các bên còn lại tham khảo.
Sau khi trao đổi về lý do tạo lập phụ lục hợp đồng là gì, nếu bên được đề nghị chấp nhận giao kết, 2 bên tiến hành đưa ra thời gian, địa điểm thực hiện. Địa điểm giao kết nếu không được 2 bên thỏa thuận thì nơi cư trú của cá nhân hoặc trụ sở của pháp nhân đưa ra đề nghị giao kết phụ lực sẽ được lựa chọn, theo quy định của pháp luật.
Trong trường hợp bên được đề nghị từ chối, 2 bên vẫn tiếp tục thực hiện theo hợp đồng cũ và không thay đổi bất kỳ điều khoản nào.
Phụ lục hợp đồng được giao kết vào thời điểm và thời gian mà 2 bên đã chấp thuận. Trường hợp giao kết phụ lục hợp đồng bằng lời nói thì thời điểm giao kết chính là thời điểm 2 bên đã thỏa thuận về nội dung. Nếu giao kết bằng văn bản, thời điểm được xác định là thời điểm bên cuối cùng ký vào văn bản hoặc hình thức chấp nhận khác được quy định trên văn bản.
Trường hợp giao kết phụ lục hợp đồng bằng lời nói, sau đó được xác lập bằng văn bản, thời điểm giao kết được xác định giống với giao kết hợp đồng bằng lời nói.
Xem thêm: Nội Dung Cơ Bản Của Hợp Đồng Lao Động Gồm Những Gì? Tổng Hợp Mẫu Hợp Đồng Đơn Giản
Không chỉ cần hiểu sâu định nghĩa phụ lục hợp đồng là gì, bạn cũng nên tham khảo một số mẫu mới được cập nhật để dễ dàng soạn thảo văn bản đạt yêu cầu về hình thức lẫn nội dung.
Hiện nay, pháp luật hiện hành chưa có quy định cụ thể về mẫu phụ lục hợp đồng lao động, bạn chỉ cần đưa ra đầy đủ thông tin về đối tượng, số hợp đồng chính, nội dung của phụ lục hợp đồng thì văn bản này được tính là hợp lệ. Ví dụ:
Tương tự như phụ lục hợp đồng lao động chưa được pháp luật quy định mẫu chính xác, bạn có thể tham khảo văn bản dành cho lĩnh vực dân sự sau đây:
Khi cần mua, bán hoặc cho thuê nhà đất thì bạn cần tạo các hợp đồng với đầy đủ điều khoản về quyền lợi và trách nhiệm của các bên. Việc tham khảo mẫu phụ lục hợp đồng là gì dưới đây sẽ giúp bạn soạn thảo phụ lục hợp lệ.
Nắm được phụ lục hợp đồng là gì giúp bạn có thêm kiến thức về các loại giấy tờ quan trọng trước khi ký. Bên cạnh đó, tham khảo các quy định về phụ lục hợp đồng, thời gian hiệu lực, nội dung giúp bạn soạn thảo hợp đồng hợp lệ, được pháp luật công nhận.
Mẫu CV hot theo ngành nghề