Bạn là ?
Việc giải thích người lao động là gì không khó nhưng không phải ai cũng hiểu rõ khái niệm này cũng như các vấn đề liên quan.
Khoản 1 Bộ luật Lao động 2019 hiện nay đã giải thích khái niệm người lao động là gì như sau:
Nhìn vào phần giải thích trên có thể thấy người lao động tại Việt Nam có một số đặc điểm như sau:
Độ tuổi: Là cá nhân từ đủ 15 tuổi trở lên, trừ một số trường hợp theo quy định của Bộ luật Lao động.
Có khả năng lao động, làm việc theo cho người sử dụng lao động thông qua sự thỏa thuận, đồng thời chịu sự giám sát, quản lý
Được trả lương theo thỏa thuận giữa hai bên.
Như vậy so với Bộ luật Lao động 2012, hiện nay đã bỏ dấu hiệu làm việc theo hợp đồng lao động là một trong những dấu hiệu để nhận biết người lao động, mặc dù trên thực tế, người lao động vẫn làm việc thông qua hợp đồng.
Điều này được hiểu là ngay cả trong trường hợp cá nhân làm việc mà không có hợp đồng nhưng chỉ cần chứng minh được các dấu hiệu còn lại, vẫn sẽ được coi là người lao động. Quy định này nhằm bảo vệ quyền lợi cho người lao động khi một số công ty cố tình không giao kết hợp đồng, nhằm trốn tránh một số nghĩa vụ bắt buộc. Người lao động cũng là một phần không thể thiếu trong mối quan hệ ba bên với người sử dụng lao động và tập thể lao động.
Đi sâu vào tìm hiểu bản chất người lao động là gì sẽ giúp bạn hiểu và lý giải được rất nhiều quy định của pháp luật. Một cá nhân được coi là người lao động khi đáp ứng 4 điều kiện chủ thể dưới đây:
Điều kiện về năng lực pháp luật và năng lực hành vi lao động
Năng lực pháp luật lao động được hiểu là một cá nhân được pháp luật lao động trao cho quyền, nghĩa vụ tương ứng khi tham gia vào quan hệ lao động.
Khác với năng lực pháp luật dân sự, loại năng lực pháp luật lao động này không phải vừa sinh ra đã có mà chỉ có được khi cá nhân đáp ứng yêu cầu nhất định về tuổi theo quy định.
Còn năng lực hành vi lao động được hiểu là việc 1 người ở độ tuổi nhất định, đồng thời có khả năng điều khiển hành vi để có thể tham gia vào quan hệ lao động.
Điều kiện về độ tuổi
Quy định hiện nay đang xác định độ tuổi tối thiểu của người lao động là 15 tuổi, trừ một số trường hợp theo quy định của pháp luật, cụ thể gồm một số công việc như:
Biểu diễn nghệ thuật
Vận động viên thể thao
Lập trình phần mềm
Các nghề truyền thống như chấm men gốm, làm giấy dó, chấm nón, dệt thổ cẩm, dệt chiếu…
Các nghề thủ công mỹ nghệ như làm lược sừng, thêu ren, mộc mỹ nghệ, nặn tò he…
Một số công việc thủ công đơn giản.
Một số công việc nông nghiệp đơn giản.
(Danh mục các công việc này được quy định rõ tại Thông tư 09/2020/TT-BLĐTBXH).
Tuy nhiên để có thể làm được các công việc này, người lao động chưa đủ 15 tuổi phải đảm bảo tuân thủ các quy định để không làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển cũng như trí lực, nhân cách của người lao động.
Như vậy có thể thấy, cá nhân không bắt buộc phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự mới có thể vào quan hệ lao động, tuy nhiên cần có sự đồng ý của người đại diện.
Điều kiện về năng lực điều khiển hành vi
Một trong những yêu cầu bắt buộc của quan hệ lao động là được thực hiện dựa trên sự thỏa thuận của các bên, đồng thời người lao động cũng cần phải có sức khỏe để có thể đáp ứng những yêu cầu về công việc. Do đó, người lao động cần phải có năng lực điều khiển hành vi nhất định, phù hợp với tính chất của công việc đó.
Điều kiện về quốc tịch
Theo quy định hiện nay, người lao động có thể có quốc tịch Việt Nam hoặc quốc tịch khác (quốc tịch nước ngoài). Người lao động nước ngoài hoàn toàn có thể sinh sống và làm việc tại Việt Nam, tuy nhiên sẽ phải đáp ứng thêm các quy định tại Điều 151 Bộ luật Lao động.
Khái niệm người lao động là gì không chỉ được giải thích cặn kẽ trong Bộ luật Lao động mà còn được đánh giá là có tính khái quát cao hơn so với quy định trước đó, bao quát và bám sát được với tình hình thực tế.
Hiện nay mặc dù đã có quy định về tuổi nghỉ hưu nhưng đồng thời Bộ luật Lao động 2019 cũng chỉ rõ, không quy định độ tuổi lao động tối đa mà chỉ quy định độ tuổi tối thiểu. Do đó, dù đến tuổi nghỉ hưu nhưng nếu còn đủ sức khỏe, người lao động vẫn hoàn toàn có thể tiếp tục làm việc.
Hiện nay độ tuổi nghỉ hưu của người lao động cũng đang được điều chỉnh để tăng lên. Trong năm 2024, lao động nam sẽ nghỉ hưu ở tuổi 61 và lao động nữ nghỉ hưu ở 56 tuổi 4 tháng. Theo lộ trình điều chỉnh nâng độ tuổi nghỉ hưu, từ năm 2028 trở đi lao động nam sẽ nghỉ hưu ở tuổi 62, với lao động nữ sẽ nghỉ hưu ở tuổi 60 từ năm 2035 trở đi.
Việc chỉ quy định độ tuổi lao động tối thiểu giúp cho người dân có thể tự do làm việc phù hợp với điều kiện và sức khỏe của mình, giảm thiểu gánh nặng cho xã hội.
Xem thêm: Nội dung cơ bản của hợp đồng lao động lao động gồm những gì? Tổng hợp mẫu hợp đồng đơn giản
Một trong những vấn đề mà người lao động luôn được nhắc nhở là phải chú ý đến quyền lợi của mình khi giao kết hợp đồng. Vậy quyền của người lao động là gì và được quy định ở đâu?
Hiện nay quyền lợi của người lao động được quy định tại Điều 5 Bộ luật Lao động 2019 và các văn bản quy phạm hướng dẫn khác như Nghị định, Thông tư. Dưới đây là các quyền lợi cơ bản của người lao động:
Được tự do lựa chọn công việc, nơi làm việc và nghề nghiệp, cũng như tự do lựa chọn việc học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp, được làm việc bình đẳng; không bị phân biệt đối xử trong công việc, không bị quấy rối tình dục hay cưỡng bức lao động tại nơi làm việc.
Được trả lương và hưởng lương xứng đáng, phù hợp với năng lực, trình độ, kỹ năng nghề nghiệp dựa trên sự thỏa thuận với người sử dụng lao động. Người lao động cũng sẽ được trang bị bảo hộ, được đảm bảo về an toàn, vệ sinh lao động. Họ cũng được sắp xếp, bố trí nghỉ ngơi theo chế độ ở nơi làm việc, nghỉ hàng năm vẫn được hưởng lương và được hưởng thêm các chế độ phúc lợi tập thể khác.
Được gia nhập, thành lập và hoạt động trong các tổ chức đại diện cho người lao động, các tổ chức nghề nghiệp và một số tổ chức khác theo quy định. Trong quá trình làm việc và sinh hoạt tại các tổ chức này, người lao động có quyền yêu cầu và được tham gia đối thoại bằng nhiều hình thức, được thực hiện các quy chế dân chủ, được tham gia thương lượng tập thể và được tham vấn ở nơi làm việc nhằm bảo đảm quyền và lợi ích của mình; tham gia quản lý theo quy định và thỏa thuận trong nội quy lao động.
Có quyền từ chối làm việc nếu việc làm đó có nguy cơ rõ ràng làm ảnh hưởng, đe dọa trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của mình.
Đơn phương chấm dứt hợp đồng.
Đình công.
Một số quyền khác theo quy định.
Xem thêm: Quy định trả lương cho người lao động theo pháp luật hiện hành
Quyền và nghĩa vụ luôn là 2 yếu tố song song với nhau, muốn được hưởng các quyền lợi trên, người lao động cũng cần thực hiện đúng trách nhiệm của mình. Vậy, nghĩa vụ của người lao động là gì?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Bộ luật Lao động 2019 thì người lao động cần đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ sau:
Đảm bảo thực hiện đầy đủ các nội dung đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động cũng như thỏa ước lao động tập thể, thỏa thuận khác (nếu có).
Đảm bảo chấp hành nghiêm chỉnh nội quy và kỷ luật lao động, đồng thời tuân thủ sự quản lý, giám sát và điều hành của người sử dụng lao động.
Thực hiện đầy đủ các quy định hiện hành về lao động, giáo dục nghề nghiệp, việc làm, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế cũng như an toàn, vệ sinh lao động.
Nếu trước đây trong Bộ luật Lao động 2012, người lao động chỉ được phép đơn phương chấm dứt hợp đồng khi thuộc một trong các trường hợp do pháp luật quy định thì đến Bộ luật Lao động 2019, quy định này đã được thay đổi.
Theo điều 35 Bộ luật Lao động 2019, người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong mọi trường hợp và chỉ cần thực hiện nghĩa vụ báo trước, cụ thể như sau:
Ít nhất trước 45 ngày làm việc nếu ký hợp đồng không xác định thời hạn.
Ít nhất trước 30 ngày làm việc nếu ký hợp đồng có thời hạn từ 12 đến 36 tháng.
Ít nhất trước 3 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng có thời hạn dưới 12 tháng.
Tuy nhiên với một số ngành nghề đặc thù, có yêu cầu cao về chuyên môn thì phải tuân thủ theo quy định của Chính phủ, ví dụ như đối với nghề phi công.
Đặc biệt trong một số trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 35 Bộ luật Lao động 2019, người lao động thậm chí không cần thực hiện nghĩa vụ báo trước. Các trường hợp này đa phần đều vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ lao động, gây ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người lao động.
Quy định này được xem là một điểm mới quan trọng, góp phần bảo vệ quyền lợi cho người lao động, tránh tình trạng doanh nghiệp cố tình gây khó dễ.
Để hiểu khái niệm người lao động là gì không khó, điều quan trọng hơn cả là người lao động nên có ý thức tìm hiểu các quy định của luật lao động để bảo vệ quyền lợi của mình tốt nhất. Đừng quên theo dõi các bài viết tiếp theo của job3s.vn để có thể nắm rõ về luật lao động và đảm bảo có một công việc ổn định với đãi ngộ tương xứng.
Mẫu CV hot theo ngành nghề