Bạn là ?
Nhân thân là gì? Nhân thân là một khái niệm pháp lý bao gồm các quyền và nghĩa vụ liên quan đến bản thân con người, gắn liền với sự tồn tại của con người từ khi sinh ra cho đến khi chết đi. Khái niệm này chỉ bao gồm các đặc điểm về tâm lý, xã hội và có thể có một số đặc điểm về sinh học có ý nghĩa về mặt xã hội như: Tuổi, giới tính, nghề nghiệp, trình độ văn hoá, trình độ giáo dục, hệ thống giá trị, thái độ, cách cư xử,...
Sau khi đã nắm rõ khái niệm nhân thân là gì, tiếp theo hãy cùng tìm hiểu đặc điểm của quan hệ nhân thân là gì nhé! Quan hệ nhân thân do luật dân sự điều chỉnh có các đặc điểm nổi bật sau:
Thứ nhất
Quan hệ nhân thân do luật dân sự điều chỉnh luôn luôn liên quan đến một lợi ích tinh thần. Lợi ích tinh thần có thể là các giá trị tinh thần được pháp luật ghi nhận và mọi người tôn trọng như danh dự, nhân phẩm, uy tín,...
Nhưng lợi ích tinh thần đó cũng có thể là kết quả của hoạt động lao động sáng tạo của con người (các tác phẩm văn học, khoa học, nghệ thuật, các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp, cây trồng). Lợi ích tinh thần của yếu tố chi phối quan hệ nhân thân do luật dân sự điều chỉnh để phân biệt với quan hệ tài sản, luôn liên quan đến tài sản.
Thứ hai
Đặc điểm của quan hệ nhân thân là gì? Quan hệ nhân thân không xác định được bằng tiền. Giá trị nhân thân và tiền tệ không phải là các đại lượng tương đương và không thể trao đổi ngang giá.
Trong quá trình tham gia vào các quan hệ xã hội, lợi ích tinh thần của cá nhân có thể do pháp luật quy định cho cá nhân, có thể do cá nhân có được liên quan đến hoạt động sáng tạo tinh thần. Tuy nhiên, các lợi ích tinh thần đó không thể định giá thành tiền hay nói cách khác về mặt pháp lý quan hệ nhân thân mang tính chất phi tài sản.
Thứ ba
Các lợi ích tinh thần luôn gắn liền với chủ thể. Pháp luật dân sự thừa nhận quyền nhân thân là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân mà không thể chuyển dịch cho chủ thể khác. Các quyền dân sự nói chung, quyền nhân thân nói riêng là do Nhà nước quy định cho các chủ thể dựa trên những điều kiện kinh tế – xã hội nhất định.
Do vậy, về mặt nguyên tắc, cá nhân không thể dịch chuyển quyền nhân thân cho chủ thể khác, nói cách khác quyền nhân thân không thể là đối tượng trong các giao dịch dân sự giữa các cá nhân. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt pháp luật quy định thì quyền nhân thân có thể chuyển giao cho chủ thể khác.
Thứ tư
Các lợi ích tinh thần không thể bị hạn chế hoặc tước bỏ, trừ trường hợp pháp luật quy định. Mỗi chủ thể có những giá trị nhân thân khác nhau nhưng được bảo vệ như nhau khi các giá trị đó bị xâm phạm.
Xem thêm: Biệt Phái Viên Chức Là Gì? Những Thông Tin Quan Trọng Cần Biết
Tại Khoản 1 Điều 25 Bộ luật Dân sự 2015 quy định quyền nhân thân là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.
Tất cả mọi người đều có quyền nhân thân, bất kể quốc tịch, chủng tộc, giới tính, tôn giáo, tín ngưỡng, hay địa vị xã hội,... Quyền nhân thân được pháp luật bảo vệ từ khi con người sinh ra cho đến khi chết đi.
Theo Bộ luật Dân sự 2015 quy định quyền nhân thân bao gồm những quyền sau:
Quyền có họ và tên
Quyền thay đổi họ
Quyền thay đổi tên
Quyền xác định, xác định lại dân tộc
Quyền được khai sinh, khai tử
Quyền đối với quốc tịch
Quyền của cá nhân đối với hình ảnh
Quyền sống, quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khoẻ và thân thể
Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm và uy tín
Quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác
Quyền xác định lại giới tính
Chuyển đổi giới tính
Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình
Quyền nhân thân trong hôn nhân và gia đình.
Nhân thân của người phạm tội trong luật hình sự được hiểu là tổng hợp các đặc điểm riêng biệt của người phạm tội có ý nghĩa đối với việc giải quyết đúng đắn vấn đề trách nhiệm hình sự của họ. Các đặc điểm riêng của người phạm tội ở đây bao gồm những đặc điểm riêng về mặt xã hội hoặc có ý nghĩa về mặt xã hội của người phạm tội.
Các yếu tố liên quan đến nhân thân có ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi của con người, ảnh hưởng đến nhận thức của chủ thể. Vậy các yếu tố có liên quan đến nhân thân là gì? Đó là giới tính, tuổi, nghề nghiệp, trình độ văn hoá, trình độ giáo dục, hệ thống giá trị, cách ứng xử, thái độ,... đều có ảnh hưởng đến hành vi.Do đó, khi xem xét mức độ phạm tội, mức độ vi phạm hay cả mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội của tội phạm. Bạn cần xem xét cẩn thận và chi tiết các tình tiết liên quan đến nhân thân để đánh giá một cách khách quan nhất về hành vi phạm tội của tội phạm.
Các đặc điểm của nhân thân tội phạm có thể là tuổi, nghề nghiệp, thái độ làm việc, thái độ trong quan hệ với những người khác, trình độ văn hoá, lối sống, hoàn cảnh gia đình và đời sống kinh tế, thái độ chính trị, ý thức pháp luật, tiền án, tiền sự, tôn giáo,...
Thứ nhất: Yếu tố về độ tuổi ảnh hưởng đến khả năng nhận thức và hành vi thực hiện của người phạm tội.
Thứ hai: Yếu tố về môi trường học tập và làm việc của người phạm tội.
Thứ ba: Yếu tố về trình độ văn hoá và lối sống của người phạm tội.
Trong luật hình sự, có những đặc điểm về nhân thân có thể được quy định là dấu hiệu định tội, dấu hiệu định khung hình phạt hoặc là tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự khi quyết định hình phạt.
Nhân thân của người phạm tội tuy không phải là yếu tố cấu thành tội phạm, nhưng những đặc điểm về nhân thân của người phạm tội có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định trách nhiệm hình sự của người phạm tội. Các cơ quan điều tra, truy tố và xét xử muốn giải quyết được đúng đắn bất cứ vụ án hình sự nào đều đòi hỏi phải nghiên cứu đầy đủ vấn đề nhân thân người phạm tội. Việc nghiên cứu này có ý nghĩa rất lớn, cụ thể:
Ở một số tội phạm: Việc nghiên cứu nhân thân người phạm tội có ý nghĩa đối với việc định tội cũng như đối với việc định khung hình phạt. Đó là các tội phạm mà cấu thành tội phạm cơ bản hoặc cấu thành tội phạm tăng nặng hay giảm nhẹ của những tội này có dấu hiệu phản ánh đặc điểm nào đó thuộc về nhân thân của người phạm tội.
Việc nghiên cứu nhân thân người phạm tội còn có ý nghĩa quan trọng trong việc quyết định hình phạt. Qua nghiên cứu nhân thân người phạm tội, không chỉ đánh giá được khả năng giao dục cải tạo của người phạm tội mà còn giúp đánh giá được tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội để có hình phạt phù hợp. Hành vi và con người luôn luôn có quan hệ với nhau, cho nên tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội cũng phụ thuộc phần nào vào tính chất của con người.
Chính mối quan hệ giữa nhân thân người phạm tội với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi người phạm tội cho nên Điều 45 Bộ luật hình sự 2015 đã coi nhân thân người phạm tội là một trong những căn cứ quyết định hình phạt. Ngoài ra, Điều 46 và Điều 48 Bộ luật hình sự 2015 và sửa đổi 2017 cũng coi các tình tiết thuộc về nhân thân của người phạm tội là những tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng trách nhiệm hình sự.
Theo luật Dân sự trong việc điều chỉnh các quan hệ nhân thân khẳng định đây là những quyền tuyệt đối gắn liền với cá nhân. Quan hệ nhân thân trong luật Dân sự được chia làm 2 nhóm: Quyền nhân thân gắn với tài sản và quyền nhân thân không gắn với tài sản.
Quan hệ nhân thân gắn với tài sản là nhóm các quan hệ xuất phát từ những giá trị tinh thần ban đầu, các chủ thể sẽ được hưởng các lợi ích vật chất từ việc chuyển quyền đối với kết quả của hoạt động sáng tạo.
Đây là những quan hệ nhân thân do cá nhân tạo ra từ việc tạo ra một giá trị tinh thần bằng nhân thân và gắn với tài sản và nó có thể chuyển giao cho người khác.
Quan hệ nhân thân không gắn với tài sản là nhóm các quan hệ được Nhà nước quy định trong Bộ luật Dân sự 2005 cho các cá nhân.
Các quan hệ nhân thân không gắn với tài sản đó là các quan hệ nhân thân xuất phát từ giá trị tinh thân và các giá trị tinh thần này không có nội dung kinh tế và hoàn toàn không thể chuyển giao được.
Xem thêm: Công Chức Là Gì? Phân Biệt Giữa Cán Bộ Và Công Chức Rõ Nhất
Sự khác nhau giữa quyền nhân thân và quan hệ nhân thân là gì?
Quyền nhân thân là tiền đề để hình thành nên quan hệ nhân thân:
Quyền nhân thân là gì? Là một quyền dân sự do luật định và được pháp luật bảo vệ. Trong Bộ luật Dân sự thì quyền nhân thân được quy định từ Điều 24 đến Điều 51.
Quan hệ nhân thân là gì? Là quan hệ giữa người với người về một giá trị nhân thân của cá nhân, tổ chức. Quan hệ nhân thân phát sinh trên cơ sở quy phạm pháp luật, là các quy định về quyền nhân thân được quy định trong Bộ luật Dân sự, cùng với các sự kiện pháp lý và năng lực chủ thể. Có các quy định về quyền nhân thân thì mới có thể phát sinh quan hệ nhân thân.
Cơ sở phát sinh:
Cơ sở phát sinh của quyền nhân thân là gì? Đó là quyền được pháp luật ban hành hoặc thừa nhân cho các chủ thể. Do đó, quyền nhân thân có mối quan hệ hữu cơ đối với cá nhân từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi cá nhân chết. Mỗi cá nhân đều bình đẳng về quyền nhân thân.
Không giống như quyền nhân thân để xác lập nên quan hệ nhân thân, bên cạnh việc phải căn cứ xem đó có phải là các quyền nhân thân đã được quy định trong luật hay không thì nó còn đòi hỏi khi tham gia quan hệ phải có năng lực hành vi chủ thể cũng như là sự kiện pháp lý. Nghĩa là trong quan hệ nhân thân thì bên cạnh chỉ có quyền nhân thân được đề cập tới mà các quy phạm pháp luật dân sự khác nói chung cũng được xem xét xem liệu có phát sinh quan hệ nhân thân hay không.
Như vậy, quyền nhân thân là quyền quan trọng và gắn liền với mỗi cá nhân. Do đó, việc hiểu và nắm rõ khái niệm, đặc điểm của quyền nhân thân là gì cũng chính là tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Công thức tính thuế thu nhập cá nhân theo quy định mới nhất
Việc làm bảo mẫu trường tiểu học TPHCM: Cơ hội và thách thức
Bộ luật thuế thu nhập cá nhân mới nhất và những điều cần biết
Tổng hợp việc làm Tân An Long An và cách xin việc nhanh nhất
Kinh nghiệm xin việc làm chỉ cần CMND, không yêu cầu bằng cấp
Người phụ thuộc là gì? Các quy định về người phụ thuộc
Giấy khai sinh là gì? Thông tin cần nhớ về loại giấy tờ quan trọng này
Việc làm Cà Mau hấp dẫn với nhiều cơ hội ngành thủy sản và du lịch
Kinh nghiệm tìm việc làm ca tối từ 18h đến 22h không lừa đảo
Tsundere là gì? Giải đáp tất tần tật về Tsundere mới nhất
Mẫu CV hot theo ngành nghề