Bạn là ?
Cá hồi là loại thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao nên thường được các mẹ lựa chọn để chế biến món ăn dặm cho bé. Việc bổ sung cá hồi vào thực đơn hàng tuần sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe thể chất và trí não của bé, cụ thể:
Phát triển não bộ: Trong thành phần của cá hồi có chứa nhiều chất béo cần thiết cho não bộ của trẻ, đặc biệt là Omega-3. Đây là chất dinh dưỡng quan trọng giúp bé thông minh vượt trội, tăng cường trí nhớ và khả năng tập trung.
Tăng cường sức đề kháng: Omega-3 có trong cá hồi còn có tác dụng chống viêm, ngăn chặn các bệnh nhiễm trùng và giữ cho hệ thống miễn dịch luôn khỏe mạnh, từ đó bảo vệ bé khỏi các tác nhân gây bệnh.
Phòng ngừa các bệnh lý về tim mạch: Các chất chống oxy hóa và Omega-3 là những chất có công dụng giảm các nguy cơ mắc các bệnh về tim ở trẻ như rối loạn tim mạch, viêm nhiễm, xơ vữa động mạch,...
Giúp xương chắc khỏe và phát triển: Với hàm lượng canxi và vitamin D dồi dào, cá hồi có tác dụng tăng cường phát triển hệ xương ở trẻ, hạn chế nguy cơ loãng xương.
Trao đổi chất tốt hơn: Protein trong cá hồi sẽ giúp chuyển hóa dinh dưỡng vào trong cơ thể một cách dễ dàng hơn và thải độc hiệu quả, nhờ đó tránh được tình trạng béo phì ở trẻ.
Cháo cá hồi nấu với rau gì là phù hợp và tốt cho sức khỏe của bé là thắc mắc của rất nhiều bậc phụ huynh. Dưới đây sẽ là một số công thức cháo cá hồi dinh dưỡng kết hợp với các loại rau mà bố mẹ có thể tham khảo và nấu cho con.
Cháo cá hồi nấu với rau gì? Cải bó xôi hay còn gọi là rau chân vịt, rau bina là loại rau giàu vitamin và khoáng chất cần thiết cho sức khỏe của trẻ như vitamin A, canxi, magie, sắt, kali,... Để nấu món cháo cá hồi với cải bó xôi, bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu và thực hiện theo cách làm sau:
Nguyên liệu:
Phi lê cá hồi: 30g
Cải bó xôi: 20g
Gạo tẻ: 50g
Hành tím: 1 củ
Dầu oliu và các loại gia vị dành riêng cho bé
Cách làm:
Bước 1: Vo gạo và ngâm cho đến khi gạo nở.
Bước 2: Luộc chín cá hồi, đến khi cá chín thì vớt ra rồi để nguội. Sau đó, cẩn thận tách phần thịt và xương cá. Lưu ý nên xé nhỏ thịt cá cho bé dễ ăn.
Bước 3: Xào cá hồi với hành tím đã băm nhỏ cho đến khi thịt cá săn lại.
Bước 4: Rửa sạch cải bó xôi và đem đi xay nhuyễn.
Bước 5: Cho gạo đã ngâm xong vào nồi và nấu chín nhừ. Khi nấu, bạn nên thường xuyên khuấy đều cháo để không bị cháy.
Bước 6: Cho cá hồi đã xào và cải bó xôi đã xay vào nồi cháo rồi khuấy lên. Sau đó, nêm gia vị cho vừa ăn và nấu thêm 5 phút rồi tắt bếp.
Lời giải đáp cho câu hỏi “Cháo cá hồi nấu với rau gì?” chắc chắn không thể thiếu rau ngót. Loại rau này sẽ giúp cho món cháo trở nên thanh mát và ngon hơn, đồng thời bổ sung thêm chất sắt và các loại vitamin A, B, C cho trẻ. Các nguyên liệu cần chuẩn bị và cách thực hiện món ăn này như sau:
Nguyên liệu:
Cá hồi: 20g
Rau ngót: 30g
Gạo tẻ: 20g
Gia vị dành cho bé
Hành tím băm nhuyễn
Cách làm:
Bước 1: Vo sạch gạo rồi nấu cho đến khi nhừ.
Bước 2: Rửa sạch rau ngót, băm nhuyễn hoặc xay cùng với nước để bé dễ ăn hơn.
Bước 3: Luộc cá hồi từ 2 - 3 phút, sau đó xé nhỏ phần thịt cá.
Bước 4: Phi hành tím rồi cho thịt cá hồi vào xào trong 1 phút.
Bước 5: Khi cháo đã chín thì cho cá hồi và rau ngót vào nồi. Nấu sôi thêm 1 - 2 phút nữa rồi thêm gia vị cho bé là hoàn tất món ăn.
Cháo cá hồi nấu với rau gì? Mồng tơi là loại rau thanh mát, tốt cho đường tiêu hóa của trẻ nhờ chứa chất nhầy pectin. Bên cạnh đó, mồng tơi còn có tác dụng ngăn ngừa tình trạng thiếu máu ở trẻ và giúp xương chắc khỏe hơn với lượng vitamin A, B, C và sắt dồi dào. Bí quyết để nấu món cháo cá hồi mồng tơi sẽ được bật mí dưới đây:
Nguyên liệu:
Phi lê cá hồi: 100g
Rau mồng tơi: 100g
Gạo tẻ: 50g
Dầu oliu và các gia vị cho bé
Cách làm:
Bước 1: Sơ chế sạch rau mồng tơi, sau đó xay nhuyễn với một ít nước.
Bước 2: Cá hồi đem đi luộc chín, đến khi nguội thì tách bỏ xương và nghiền nhỏ.
Bước 3: Vo sạch gạo rồi cho vào nồi nước luộc cá hồi, nấu chín nhừ. Nêm gia vị sao cho vừa ăn và đảo đều.
Bước 4: Khi cháo đã chín thì cho cá hồi và mồng tơi vào rồi nấu đến khi sôi thì tắt bếp.
Bước 5: Cho 1 muỗng cà phê dầu oliu để gia tăng hương vị và dinh dưỡng cho món cháo.
Cháo cá hồi nấu với rau gì? Ngoài các loại rau xanh đã được đề cập ở trên, bạn có thể tham khảo cách nấu cháo cá hồi cùng với bí đỏ. Đây là loại thực phẩm quen thuộc trong các món ăn dặm của trẻ, có khả năng tăng cường hệ miễn dịch cho bé nhờ chứa hàm lượng cao vitamin C và các khoáng chất như canxi, kali, natri,...
Để nấu món cháo cá hồi bí đỏ, bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu và tiến hành theo công thức sau đây:
Nguyên liệu:
Phi lê cá hồi: 30g
Bí đỏ: 60g
Gạo tẻ: 20g
Gia vị cho bé
Cách làm:
Bước 1: Gọt sạch vỏ bí đỏ, rửa lại và cắt thành miếng nhỏ. Sau đó, bạn hấp chín và rây nhuyễn.
Bước 2: Gạo mang đi vo sạch rồi cho vào nồi nấu nhừ.
Bước 3: Luộc chín cá hồi, khi cá nguội có thể xay nhuyễn hoặc xé nhỏ phần thịt. Hoặc bạn có thể xay cá hồi trước khi chế biến.
Bước 4: Cho bí đỏ và cá hồi vào nồi cháo để nấu cùng.
Bước 5: Nêm gia vị cho cháo sao cho vừa ăn. Tiếp tục đun thêm khoảng 5 phút rồi tắt bếp.
Rau dền là loại rau mà bạn không nên bỏ qua nếu đang thắc mắc cháo cá hồi nấu với rau gì để đảm bảo cung cấp nhiều dưỡng chất cho bé. Đây là loại thực phẩm lành tính, thích hợp cho trẻ đang ăn dặm. Rau dền có chứa nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho hệ tiêu hóa giúp trẻ hạn chế tình trạng táo bón, đầy hơi, tiêu chảy,...
Bố mẹ có thể tham khảo nguyên liệu và cách nấu món cháo cá hồi rau dền dưới đây:
Nguyên liệu:
Cá hồi phi lê: 30g
Rau dền: 30g
Cháo trắng: 1 chén
Dầu oliu và các gia vị cho bé
Cách nấu:
Bước 1: Rau dền sau khi rửa sạch thì cho vào máy xay nhuyễn.
Bước 2: Đun sôi nước rồi cho cá hồi vào luộc. Khi cá chín thì vớt ra, sau đó, lọc bỏ xương và nghiền nhỏ phần thịt cá.
Bước 3: Đun sôi 1 chén cháo trắng với ⅔ chén nước lọc để cháo loãng hơn.
Bước 4: Nêm gia vị vào nồi cháo. Nấu thêm 2 - 3 phút thì cho cá hồi vào nấu cùng. Khi cháo sôi lần nữa thì cho rau dền đã xay vào rồi nấu thêm 3 phút nữa thì tắt bếp.
Bước 5: Múc ra chén cho nguội bớt, sau đó thêm dầu oliu và trộn đều để tăng vị ngon cho cháo.
Xem thêm: Cách Nấu Cháo Cá Hồi Cho Bé 11 Tháng Thơm Ngon, Mẹ Nào Cũng Có Thể Làm
Ngoài việc biết được cháo cá hồi nấu với rau gì cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho bé thì bố mẹ cũng cần chú ý một số vấn đề khi nấu cháo để đảm bảo an toàn cho con. Dưới đây là những lưu ý cần thiết khi nấu cháo cá hồi ăn dặm:
Chỉ nên cho trẻ từ 7 tháng trở lên ăn cá hồi và các loại hải sản khác. Đặc biệt, bố mẹ cần cân nhắc có nên cho con ăn hay không nếu trong gia đình có người thân có tiền sử dị ứng với cá hồi.
Nên cẩn thận trong việc chọn mua cá để tránh tình trạng cá ươn, thâm đen có thể tích tụ nhiều vi khuẩn và ký sinh trùng gây bệnh. Mẹo để mua được cá hồi tươi ngon, chất lượng là hãy chọn cá có màu đỏ, thân và da bóng, không trầy xước, mắt sáng, không bị đục và cá không có mùi hôi.
Khi nấu cháo cá thường rất dễ có mùi tanh nên bạn cần phải sơ chế kỹ càng trước khi nấu. Bí quyết để khử mùi tanh của cá là rửa sạch cá bằng nước muối, sau đó rửa lại với nước gừng pha loãng.
Khi cho bé ăn cháo cá thì phải lọc hết xương và nấu nhuyễn để bé không bị hóc.
Xem thêm: Mách Mẹ Cách Nấu Cháo Cá Hồi Cho Bé Không Tanh Ăn Là Mê Cực Bổ Dưỡng
Cháo cá hồi nấu với rau gì đã được giải đáp chi tiết ở trên. Món cháo cá hồi kết hợp với các loại rau là món ăn dinh dưỡng, ngon miệng dành cho bé đang trong thời gian ăn dặm.
Bên cạnh thắc mắc cháo cá hồi nấu với rau gì, nhiều bố mẹ băn khoăn về việc bảo quản món ăn này. Để tiết kiệm thời gian và công sức, nhiều bố mẹ thường nấu nhiều cháo và hâm lại cho con ăn. Cách bảo quản cháo thông dụng nhất là để trong tủ lạnh. Tuy nhiên, bạn chỉ nên bảo quản món ăn này trong tủ lạnh trong khoảng 1 - 2 ngày để không làm mất giá trị dinh dưỡng.
Đối với cháo nấu cùng cá hồi và rau, tốt nhất chỉ để trong tủ lạnh 1 đêm. Nguyên nhân là vì protein trong cá và nitrat trong rau rất dễ bị phân hủy thành chất độc hại, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé. Bên cạnh đó, nếu cháo có mùi lạ hoặc bị đổi màu thì tuyệt đối không được cho con ăn.
Cháo cá hồi nấu với rau gì? Món cháo cá hồi thơm ngon nấu cùng các loại rau như rau ngót, cải bó xôi, mùng tơi... sẽ giúp bổ sung thêm dinh dưỡng vào thực đơn ăn dặm của bé. Nhờ đó, bé sẽ ăn ngon hơn, phát triển tốt cả về thể chất lẫn trí tuệ. Tuy nhiên, khi nấu cháo ăn dặm cho bé, bố mẹ cần chọn những nguyên liệu tươi ngon nhằm đảm bảo an toàn, đồng thời bảo quản cháo đúng cách để không làm giảm giá trị dinh dưỡng của món ăn.
Những đặc sản Đà Nẵng gây thương nhớ, gói trọn dư vị của dải đất miền Trung
9 tác dụng của đậu đen đối với sức khỏe - Bất ngờ ở điều số 4
Uống nước lá đinh lăng hàng ngày có tốt không? Những người này cấm kỵ sử dụng
Vỏ tôm có canxi không? Sai lầm tai hại hầu như ai cũng từng mắc phải
Ăn trứng nhiều có tốt không? Những tác hại khôn lường nhiều người thường chủ quan
Cách uống hoa đu đủ đực khô tốt nhất cho sức khỏe: Chớ phạm sai lầm này
Bầu 4 tháng ăn đu đủ xanh được không? Lưu ý điều này để thai nhi luôn khỏe mạnh
Nên uống bao nhiêu viên dầu cá mỗi ngày và những lưu ý cần biết
Mách bạn cách nấu lẩu gà thập cẩm ngon nhất, làm đầu bếp tại gia thật dễ
Thiếu máu chóng mặt nên uống thuốc gì và cách phòng ngừa?
Mẫu CV hot theo ngành nghề