Bản mô tả công việc quản lý nhà hàng chi tiết nhất 2023

Đóng góp bởi:   CEO Tony Vũ
Chủ Nhật, 08/10/2023 00:00:00 +07:00

Xây dựng bản mô tả công việc quản lý nhà hàng giúp nhà tuyển dụng đánh giá ứng viên dễ dàng hơn, hiệu quả hơn. Bản mô tả công việc còn giúp ứng viên biết được cụ thể trách nhiệm, nhiệm vụ của mình là gì. Từ đó, ứng viên có thể deal mức lương phù hợp khi phỏng vấn cho bản thân. Bài viết dưới đây của Job3s sẽ chia sẻ đến bạn mô tả công việc của quản lý nhà hàng cũng như các yêu cầu cần có, mức lương cho vị trí này.

1. Quản lý nhà hàng là gì?

Quản lý nhà hàng là người chịu trách nhiệm quản lý, điều hành toàn bộ các hoạt động nhà hàng. Họ sẽ quản lý từ nhân viên đến quản lý tài sản, hàng hoá, tiêu chuẩn, quy trình phục vụ khách hàng. Họ cũng là người thực hiện việc tuyển chọn và đào tạo nhân viên, giải quyết các khiếu nại của khách hàng. Quản lý nhà hàng sẽ báo cáo trực tiếp cho F&B Manager hoặc Giám đốc khách sạn.

mô tả công việc quản lý nhà hàng
Quản lý nhà hàng chịu trách nhiệm quản lý mọi hoạt động của nhà hàng (Nguồn: Internet)

>>> Xem thêm: Bảng mẫu mô tả công việc kế toán rõ ràng & đầy đủ 2023

2. Bảng mô tả công việc quản lý nhà hàng

Bảng mô tả công việc quản lý nhà hàng sẽ cho ứng viên biết các công việc cụ thể là gì, ứng viên sẽ chịu trách nhiệm gì? Dưới đây là bảng mô tả chi tiết về các công việc, nhiệm vụ của một quản lý nhà hàng.

Nhiệm vụ chính

Công việc cụ thể

Xây dựng hệ thống quản lý cho nhà hàng

  • Xây dựng hệ thống accs quy định, nội quy nhà hàng.
  • Phối hợp với các bộ phận liên quan để xây dựng tiêu chuẩn ăn uống cho khách hàng.
  • Tổ chức thực hiện các quy định, nội quy, quy trình, hướng dẫn nghiệp vụ được ban hành.
  • Giám sát quy trình phục vụ khách hàng, đề xuất và điều chỉnh quy trình.

Điều hành – điều phối hoạt động kinh doanh

  • Xây dựng kế hoạch hoạt động cho nhà hàng theo định kỳ.
  • Phối hợp với bộ phận liên quan xây dựng kế hoạch Marketing – Truyền thông cho nhà hàng.
  • Ký kết hợp đồng với khách hàng sử dụng dịch vụ và phối hợp với các bộ phận liên quan.
  • Giám sát việc tổ chức thực hiện các chương trình khuyến mãi, ưu đãi của nhà hàng.
  • Xử lý các sự cố phát sinh với khách hàng khi nhân viên cấp dưới không giải quyết được.
  • Thu thập thông tin đánh giá của khách hàng, tổng hợp kết quả để đưa ra những chính sách thay đổi phù hợp.
  • Trực tiếp gặp gỡ, thăm hỏi khách hàng VIP, khách hàng thân thiết.
  • Chủ động tìm kiếm nguồn khách tiềm năng cho nhà hàng.

Quản lý tài chính nhà hàng

  • Thực hiện kế hoạch tài chính đã được duyệt, đảm bảo các chỉ tiêu về doanh số và lợi nhuận.
  • Ký kết hợp đồng cung ứng với các nhà cung cấp cho nhà hàng.
  • Hàng ngày nhận báo cáo thu - chi từ các bộ phận và theo dõi, giám sát các báo cáo đó.
  • Thống kê, lập báo cáo tài chính cho nhà hàng và trình lên cấp trên theo định kỳ.

Quản lý nhân sự

  • Xây dựng bộ máy nhân sự cho nhà hàng, đảm bảo đủ nhân lực thực hiện các yêu cầu được giao.
  • Xây dựng chính sách nhân sự, thưởng - phạt áp dụng cho nhân sự nhà hàng.
  • Tham gia trực tiếp vào quá trình phỏng vấn tuyển dụng, đàm phán lương các vị trí nhân viên trong nhà hàng.
  • Tổ chức, giám sát việc đào tạo nhân viên mới – bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên
  • Tổ chức triển khai và giám sát quá trình thực hiện nội quy, chính sách nhân sự của nhà hàng.
  • Đề xuất khen thưởng những nhân viên làm việc xuất sắc, đem lại kết quả kinh doanh tốt cho nhà hàng.
  • Giải quyết các vấn đề mâu thuẫn nội bộ phát sinh trong nhà hàng.

Quản lý tài sản, hàng hóa

  • Theo dõi việc thu mua hàng hóa, đảm bảo định mức tồn kho tối thiểu cho nhà hàng, điều chỉnh định mức sử dụng cho phù hợp.
  • Kiểm soát công tác bảo trì, bảo dưỡng định kỳ các loại máy móc, thiết bị trong nhà hàng.
  • Đổi mới, bổ sung các trang thiết bị, máy móc, nội thất, công cụ - dụng cụ… phục vụ cho hoạt động kinh doanh của nhà hàng.

Các công việc khác

  • Phối hợp với bếp trưởng lên thực đơn mới, thiết kế thực đơn theo chủ đề.
  • Đảm bảo các vấn đề về an ninh, an toàn trong nhà hàng.
  • Theo dõi hoạt động kinh doanh, đưa ra những đề xuất, giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh.
  • Tham gia đầy đủ các cuộc họp với Giám đốc, Ban quản lý Khách sạn – Nhà hàng khi được yêu cầu.
  • Thực hiện các công việc khác khi có chỉ thị từ cấp trên.

3. Công việc hàng ngày của một quản lý nhà hàng

Bên trên là bảng mô tả công việc của quản lý nhà hàng một cách chi tiết về các công việc cụ thể. Hằng ngày, quản lý nhà hàng sẽ phân công việc của mình thành đầu ngày, trong ngày và cuối ngày. Dưới đây là các công việc hằng ngày của một quản lý nhà hàng.

3.1. Đầu ngày

  • Họp bộ phận, thông báo tình hình khách sắp đón
  • Kiểm tra hình thức cá nhân.
  • Kiểm tra danh sách công việc, vệ sinh khu vực trước khi khách đến.
  • Xem xét các công việc của các bộ phận trong ngày.
  • Xem lại đề nghị, báo cáo,… của ngày hôm trước.

3.2. Trong ngày

  • Xử lý các công việc phát sinh.
  • Kiểm tra lại toàn bộ hoạt động của nhà hàng trước giờ mở cửa đón khách.
mô tả công việc quản lý nhà hàng
Quản lý nhà hàng sẽ kiểm tra và điều chỉnh lại nghiệp vụ cho nhân viên (Nguồn: Internet)

3.3. Cuối ngày

  • Xem xét các công việc còn tồn đọng trong ngày.
  • Kiểm tra lại các bộ phận.
  • Lập báo cáo chi tiết nội dung của toàn bộ công việc diễn ra trong ngày.

3.4. Báo cáo giám đốc

Quản lý nhà hàng sẽ thực hiện báo cáo với giám đốc với các nội dung sau:

  • Báo cáo việc điều hành, quản lý bộ phận theo nhiệm vụ được giao định kỳ tuần, tháng cho giám đốc.
  • Báo cáo tình hình ăn uống của khách; chất lượng, định lượng đồ uống, đồ ăn hàng ngày.
  • Báo cáo chất lượng thực đơn và phản hồi của nhân sự bộ phận, của khách; chất lượng phục vụ của bộ phận; tình trạng tồn kho, thiết bị; đề nghị thay thế, bảo dưỡng theo tháng.
  • Bàn giao công việc cho Trợ lý được chỉ định thực hiện khi vắng mặt.

>>> Xem thêm: Mô tả kế toán trưởng chi tiết cho doanh nghiệp có kèm mẫu JD

4. Những kỹ năng quản lý nhà hàng cần có

Để trở thành một quản lý nhà hàng, bạn không chỉ có kiến thức chuyên môn mà cần phải có một số kỹ năng cần thiết để quản lý đội nhóm và giải quyết vấn đề.

  • Có khả năng giao tiếp tốt

Quản lý nhà hàng phải có khả năng giao tiếp để truyền đạt các thông điệp đến cho các cấp dưới của mình. Họ cũng chính là người đào tạo, đại diện cho nhân viên để làm việc với cấp cao hơn.

  • Có đủ kiến thức, kỹ năng để đào tạo nhân viên

Quản lý nhà hàng là người trực tiếp đào tạo, huấn luyện nhân viên nên buộc họ phải có đủ kiến thức và kỹ năng vững vàng để hướng dẫn nhân viên.

mô tả công việc quản lý nhà hàng
Quản lý nhà hàng phải nắm vững kiến thức để đào tạo nhân viên (Nguồn: Internet)
  • Xử lý khủng hoảng (khả năng giải quyết vấn đề)

Xử lý khủng hoảng là một trong các nhiệm vụ chính của một người quản lý nhà hàng. Người quản lý sẽ thay mặt nhân viên xử lý các tình huống mà nhân viên không thể giải quyết được.

  • Lập kế hoạch và định hướng rõ ràng

Việc xây dựng kế hoạch cụ thể trong kinh doanh là rất cần thiết đối với định hướng phát triển nhà hàng. Quản lý nhà hàng cần thực hiện:

- Thiết lập các mục tiêu

- Phát triển các chương trình cùng hành động để hướng tới mục tiêu

- Xác định nguồn thu nhập và phân công nhân lực rõ ràng

- Đánh giá và kiểm tra tiến độ đạt được thường xuyên

- Không ngừng học hỏi – thay đổi để phát triển

Trong thời đại hội nhập và phát triển hiện nay, quản lý nhà hàng phải không ngừng học hỏi, tiếp thu kiến thức từ nhiều nơi khác nhau để đề xuất và phát triển tình hình kinh doanh của nhà hàng.

5. Mức lương của quản lý cửa hàng?

Vị trí quản lý nhà hàng yêu cầu kỹ năng và kinh nghiệm làm việc trong ngành nên mức lương khá cao. Tuỳ thuộc vào quy mô nhà hàng, năng lực làm việc của quản lý mà mức lương sẽ có sự khác nhau. Trung bình mỗi tháng, mức lương của quản lý nhà hàng sẽ dao động từ 15-45 triệu đồng.

mô tả công việc quản lý nhà hàng
Mức lương của quản lý nhà hàng dao động từ 15-45 triệu đồng/ tháng (Nguồn: Internet)

Những bài viết liên quan:

- Mẫu mô tả công việc hành chính nhân sự chuẩn & đầy đủ

- Mô tả công việc nhân viên bán hàng mới & chi tiết 2023

Tìm hiểu các bài viết liên quan:

>> Tìm hiểu thêm: mẫu cv xin việc

>> Tìm hiểu thêm bài viết: mẫu thư xin việc

>> Tìm hiểu thêm bài viết: đơn xin việc mẫu

>> Tìm hiểu thêm bài viết: sơ yếu lí lịch mẫu

>> Tìm hiểu thêm bài viết: tải mẫu đơn xin nghỉ việc

Bài viết trên Job3s đã chia sẻ đến bạn bảng mô tả công việc quản lý nhà hàng và các yêu cầu, mức lương cho vị trí này. Trên thực tế, mỗi nhà hàng sẽ có những bản mô tả công việc khác nhau tùy theo tiêu chuẩn và mức lương đề xuất của họ. Bạn nên nắm rõ một số công việc chính và mức lương để đàm phán với nhà tuyển dụng khi phỏng vấn.

Bài viết liên quan
Mức lương của ngành báo chí là bao nhiêu? Các yếu tố ảnh hưởng đến mức lương báo chí

Mức lương của ngành báo chí là bao nhiêu? Các yếu tố ảnh hưởng đến mức lương báo chí

Mức lương của ngành báo chí phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Với sự đa dạng về vai trò và tính chất công việc, từ nhà báo nhiều năm đến phóng viên mới ra trường, mỗi cá nhân đều có những kỳ vọng và mong đợi riêng về thu nhập.
Xem thêm »
Tất tần tật về hợp đồng bảo hiểm nhân thọ

Tất tần tật về hợp đồng bảo hiểm nhân thọ

Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là một tài liệu tài chính quan trọng giúp đảm bảo sự an toàn cho cá nhân và gia đình trước những rủi ro không lường trước của cuộc sống. Việc hiểu rõ về hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, từ các điều khoản, quyền lợi cho đến nghĩa vụ sẽ giúp người tham gia bảo hiểm đưa ra quyết định đúng đắn nhất.
Xem thêm »
Tạo dấu ấn cá nhân trong CV nhân sự chinh phục nhà tuyển dụng

Tạo dấu ấn cá nhân trong CV nhân sự chinh phục nhà tuyển dụng

Việc sở hữu một CV nhân sự được thiết kế rõ ràng và chuyên nghiệp sẽ là vũ khí quan trọng giúp bạn nổi bật trong mắt các nhà tuyển dụng. Nếu CV của bạn có thể đưa ra các thông tin phù hợp với vị trí ứng tuyển thì bạn sẽ dễ dàng vượt qua hồ sơ của ứng viên khác.
Xem thêm »
Bản kiểm điểm cá nhân công chức mẫu mới nhất và các vấn đề liên quan

Bản kiểm điểm cá nhân công chức mẫu mới nhất và các vấn đề liên quan

Bản kiểm điểm cá nhân công chức là văn bản mà cán bộ công chức cần biết để tự kiểm điểm bản thân, nâng cao ý thức và trách nhiệm kỷ luật trong công việc. Từ đó, có thể nhận ra các sai sót để rút kinh nghiệm, hoàn thiện bản thân, làm việc tốt hơn. Dưới đây là mẫu mới nhất, mời các bạn cùng tham khảo và cập nhật.
Xem thêm »
Thuế suất thuế GTGT là gì và gồm những định mức nào?

Thuế suất thuế GTGT là gì và gồm những định mức nào?

Thuế giá trị gia tăng (GTGT) là một trong những hạng mục thuế quan trọng để doanh nghiệp tính toán thuế GTGT (VAT). Trong đó, thuế suất thuế GTGT là căn cứ quan trọng để tính toán thuế. Dưới đây, job3s sẽ giúp bạn hiểu rõ về loại thuế suất thuế này cũng như các xác định định mức thuế tương ứng với sản phẩm dịch vụ mà doanh nghiệp đang kinh doanh.
Xem thêm »
Hướng dẫn cách khai báo tờ khai thuế GTGT chi tiết nhất

Hướng dẫn cách khai báo tờ khai thuế GTGT chi tiết nhất

Tờ khai thuế GTGT là văn bản theo mẫu được Bộ Tài chính quy định để người nộp thuế dựa vào đó mà kê khai các thông tin nhằm xác định số tiền thuế phải nộp. Đây là một phần quan trọng trong công tác kế toán và tài chính của mỗi công ty. Cách khai thuế GTGT như thế nào sẽ được job3s chia sẻ chi tiết dưới đây.
Xem thêm »
Hộ khẩu thường trú là gì? Xác định chuẩn theo quy định mới nhất

Hộ khẩu thường trú là gì? Xác định chuẩn theo quy định mới nhất

Hộ khẩu thường trú là gì và xác định như thế nào? Có thể nói, đây là khái niệm không hề xa lạ với người dân Việt Nam nhưng không dễ để có thể hiểu đúng và đủ về hộ khẩu thường trú. Dưới đây, job3s sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin tổng quan về hộ khẩu thường trú theo quy định mới nhất.
Xem thêm »
Toàn tập về thuế GTGT hàng nhập khẩu dành cho kế toán mới

Toàn tập về thuế GTGT hàng nhập khẩu dành cho kế toán mới

Những bạn kế toán làm trong các công ty xuất nhập khẩu cần phải nắm rõ thuế GTGT hàng nhập khẩu để đảm bảo hoàn thành công việc. Không giống với hàng trong nước, các quy định thuế suất với hàng nhập khẩu sẽ có những vấn đề riêng, thủ tục quy trình riêng biệt. Dưới đây, job3s sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết về loại thuế GTGT đặc biệt này.
Xem thêm »
Tăng thu nhập với 7 trang web freelancer uy tín hiện nay

Tăng thu nhập với 7 trang web freelancer uy tín hiện nay

Việc chọn lựa một trang web freelancer uy tín là yếu tố then chốt để bắt đầu hành trình làm việc freelance một cách hiệu quả và an toàn. Dưới đây, chúng ta sẽ khám phá những trang web hàng đầu, nơi các freelancer có thể tìm kiếm cơ hội việc làm, phát triển kỹ năng và kết nối với khách hàng tiềm năng trên toàn cầu.
Xem thêm »
5 dạng bài tập tính thuế giá trị gia tăng phổ biến và các ví dụ minh họa

5 dạng bài tập tính thuế giá trị gia tăng phổ biến và các ví dụ minh họa

Trong bài viết này, hãy cùng job3s tìm hiểu về bài tập tính thuế giá trị gia tăng thông qua hướng dẫn chi tiết và các ví dụ minh họa cụ thể. Thuế giá trị gia tăng (GTGT) là một trong những loại thuế quan trọng mà các doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh phải nắm vững. Việc tính toán chính xác số tiền thuế GTGT cần nộp không chỉ giúp doanh nghiệp tuân thủ pháp luật mà còn đảm bảo quyền lợi của mình.
Xem thêm »

Mẫu CV hot theo ngành nghề

Back to top

Job3s có thể giúp gì cho bạn?
chat