Đóng góp bởi: CEO Tony Vũ
Ngày xuất bản: Thứ Ba, 02/04/2024 09:26:00 +07:00 Theo dõi Job3s trên Job3s Google News
1 lượt xem
8 phút đọc

Ngôn ngữ lập trình C và C++, nên lựa chọn học gì để dễ xin việc?

Ngôn ngữ lập trình C và C++ từ lâu đã được các lập trình viên đánh giá cao cũng như sử dụng nhiều. Thế nhưng không phải ai cũng biết sự giống và khác nhau của 2 ngôn ngữ này. Bên cạnh đó thì việc lựa chọn ngôn ngữ lập trình nào để dễ xin việc trong thời buổi cạnh tranh gay gắt như hiện tại cũng là điều được các lập trình viên quan tâm.

1. Tìm hiểu về ngôn ngữ lập trình C và C++

Cả hai ngôn ngữ lập trình C và C++ đều được sử dụng phổ biến trong ngành công nghệ thông tin. Đây là hai ngôn ngữ lập trình bậc thấp, được thiết kế tương tự nhau và được sử dụng để xây dựng mã nguồn cho nhiều ứng dụng, phần mềm… Dưới đây là một vài nét bạn cần biết trước khi có thể so sánh hai ngôn ngữ lập trình này.

1.1. Ngôn ngữ lập trình C

C được biết đến là ngôn ngữ lập trình được nghiên cứu và phát triển bởi Dennis Ritchie. Ngôn ngữ lập trình này được giới thiệu lần đầu với giới công nghệ vào năm 1970 tại Bell Labs.

Ngay từ ban đầu, dù là một ngôn ngữ lập trình bậc thấp nhưng C được đánh giá cao về sự mạnh mẽ, hiệu suất ấn tượng. Vì thế nên ngôn ngữ này nhanh chóng phổ biến và được các kỹ sư công nghệ thông tin sử dụng ngày một nhiều.

C tập trung vào việc quản lý bộ nhớ, cung cấp nhiều tính năng gần gũi với cấu trúc và phần cứng máy tính. Nhờ đó nên các lập trình viên có thể dễ dàng hơn trong việc kiểm soát chi tiết cũng như xử lý mã máy.

Đặc biệt, ít ai biết rằng, C được dùng làm nền tảng để xây dựng và phát triển nhiều ngôn ngữ lập trình khác bao gồm cả C++ lẫn C#. Đây cũng là ngôn ngữ được sử dụng để xây dựng hệ điều hành, các phần mềm hệ thống, ứng dụng nhúng… cũng như dùng trong phân tích số liệu hay viết thư viện và frame.

C là ngôn ngữ lập trình được sử dụng khá phổ biến hiện nay
C là ngôn ngữ lập trình được sử dụng khá phổ biến hiện nay

1.2. Ngôn ngữ lập trình C++

Tương tự như C, C++ cũng là ngôn ngữ lập trình được sử dụng bởi nhiều lập trình viên. Chính thức ra mắt vào năm 1979, C++ được phát triển bởi kỹ sư Bjarne Stroustrup.

C++ là một ngôn ngữ lập trình bậc trung, cũng là ngôn ngữ được phát triển từ C. So với nền tảng là ngôn ngữ C, C++ kết hợp thêm các lớp Class - sự kết hợp giữa cấp thấp với cấp cao.

Ngôn ngữ lập trình C++ có khả năng tương thích và chạy trên đa nền tảng từ Unix, macOS đến Windows. Cuối thế kỷ XX, C++ với hàng loại ưu điểm đã trở thành ngôn ngữ lập trình ưa thích của nhiều lập trình viên.

C++ là ngôn ngữ lập trình bậc trung nhưng sở hữu hàng loạt ưu điểm ấn tượng như có tính di động cao, đa mô hình, nhiều thư viện và công cụ hỗ trợ… Đây cũng là lý do giúp ngôn ngữ này được nhiều lập trình viên lựa chọn.

Ngoài ra, vì được xem như phiên bản mở rộng và có nền tảng là ngôn ngữ C nên ứng dụng của C++ cũng rộng hơn khá nhiều. Bên cạnh ứng dụng để xây dựng các hệ điều hành, ứng dụng… thì C++ còn được dùng để phát triển game, trình duyệt web hay thậm chí là hoạt hình 3D.

C++ cũng là ngôn ngữ lập trình được sử dụng phổ biến ở trong nhiều lĩnh vực
C++ cũng là ngôn ngữ lập trình được sử dụng phổ biến ở trong nhiều lĩnh vực

2. So sánh C và C++ giống và khác nhau như thế nào?

Không phải ngẫu nhiên mà ngôn ngữ lập trình C và C++ thường được nhắc đến cạnh nhau cũng như thường xuyên được đặt lên bàn cân. Vậy giữa hai ngôn ngữ này có điểm gì giống và khác nhau?

2.1. Sự giống như giữa 2 ngôn ngữ C và C++

Như đã nói, ngôn ngữ lập trình C và C++ có khá nhiều điểm tương đồng, có thể kể đến như sau:

  • Thời gian ra đời khá gần nhau, đều thuộc những năm 70 của thế kỷ XX

  • Cả 2 ngôn ngữ lập trình đều sở hữu cú pháp câu lệnh tương tự nhau

  • C và C++ khá tương đồng về cấu trúc code

  • Không chênh lệch quá nhiều về độ phức tạp khi C là ngôn ngữ lập trình bậc thấp còn C++ là bậc trung

  • Có cùng cú pháp cơ bản và gần như là C++ sở hữu toàn bộ toán tử cũng như từ khóa của C. Chức năng của toán tử và từ khóa cũng tương tự nhau.

  • Ngữ pháp cơ bản giống nhau nhưng ngữ nghĩa của C++ mở rộng hơn C dù không quá nhiều.

  • C và C++ có mô hình bộ nhớ khá tương đồng với hardware, tương thích tốt với phần cứng

  • Được sử dụng để xây dựng nhiều nền tảng hệ thống lẫn phần mềm

  • Một số khái niệm như stack, biến tĩnh, file-scope… ở cả C và C++ đều tương tự nhau.

Hai ngôn ngữ lập trình C và C++ có khá nhiều điểm tương đồng
Hai ngôn ngữ lập trình C và C++ có khá nhiều điểm tương đồng

2.2. C và C++ khác nhau như thế nào?

Không thể phủ nhận rằng ngôn ngữ lập trình C và C++ có nhiều điểm tương đồng. Thế nhưng hai ngôn ngữ này cũng tồn tại nhiều sự khác biệt khá rõ nét, ví dụ như sau:

Tham số

C

C++

Mô hình lập trình

Là ngôn ngữ lập trình hướng cấu trúc hoặc thủ tục

Là ngôn ngữ lập trình hướng cấu trúc và hướng đối tượng

Lịch sử

Chính thức xuất hiện vào năm 1970

Ra đời vào năm 1979.

Phương pháp lập trình

Lập trình theo phương pháp Top Down - từ trên xuống dưới

Lập trình theo phương pháp Down Top - từ dưới lên trên

Từ khóa

Chứa tổng cộng 32 từ khóa

Chứa tổng cộng 63 từ khóa

Kiểu dữ liệu

Chỉ hỗ trợ các kiểu dữ liệu tích hợp

Hỗ trợ cả kiểu dữ liệu do người dùng xác định lẫn kiểu dữ liệu tích hợp

Phần mở rộng file

.c

.cpp

File header

Kết cấu

Không có tính năng khai báo hàm khi lập trình

Có tính năng khai báo hàm. Lập trình viên có thể khai báo một hàm bất kỳ như một hàm thành viên của cấu trúc

Phân bổ và giải phóng bộ nhớ

Phân bổ bộ nhớ động bằng calloc() và malloc().

Hủy bỏ phân bổ bộ nhớ bằng free().

Sử dụng toán tử thay vì hàm để phân bổ bộ nhớ.

Muốn giải phóng bộ nhớ chỉ cần xóa toán tử

Chỉ định truy cập

Không hỗ trợ

Hỗ trợ

Bảo mật

Dễ bị tấn công hơn vì khả năng bảo mật kém

An toàn hơn nhờ việc cung cấp các tính năng bảo mật như đóng gói dữ liệu hay ẩn.

Biến tham chiếu

Không hỗ trợ

Hỗ trợ

Overloading và Overriding hàm

Không hỗ trợ

Hỗ trợ

Xử lý ngoại lệ

Xử lý ngoại lệ bằng các chức năng thay vì trực tiếp

Hỗ trợ xử lý ngoại lệ một cách trực tiếp bởi khối try-catch

Phân chia chương trình

Sở hữu đặc trưng của ngôn ngữ thủ tục. Các mã nguồn viết bằng ngôn ngữ C được chia thành các khối riêng biệt và gọi là hàm

Mã nguồn được xây dựng theo đặc trưng của ngôn ngữ hướng đối tượng, mã lệnh được chia thành lớp, đối tượng

Hàm nội tuyến

Không hỗ trợ

Hỗ trợ

Kiểu hướng

Ngôn ngữ hướng hàm

Ngôn ngữ hướng đối tượng

Khả năng tương thích

Có thể chạy trên trình biên dịch của C++ vì được phát triển từ nền tảng là C

Code viết bằng ngôn ngữ C++ có thể chạy trên trình biên dịch C

Dữ liệu và hàm

Tách biệt

Được đóng gói chung

Hàm input và output

scanf() và printf()

cin và cout

Lập trình ứng dụng

Thường được sử dụng để xây dựng mã nguồn ở mức độ thấp hơn như lập trình mạng, trình biên dịch, hệ thống….

Nhờ sự kết hợp với các tính năng thuộc ngôn ngữ lập trình bậc cao nên có khả năng triển khai ở cấp cao hơn như xây dựng mã nguồn trò chơi, ứng dụng cá nhân, hệ thống nhúng…

Namespace

Không hỗ trợ

Hỗ trợ namespace

Được sử dụng bởi

MySQL, Windows Kerne, Oracle Database, Telegram...

Google Chrome, Torque 3-D game, Microsoft Office, ...

3. Nên lựa chọn học ngôn ngữ C hay học C++

Có thể thấy rằng, ngôn ngữ lập trình C và C++ luôn được đặt cạnh nhau trong nhiều tình huống. Vậy thì nên lựa chọn học ngôn ngữ nào ở thời điểm hiện tại?

Khá nhiều lập trình viên quan tâm đến việc lựa chọn ngôn ngữ nào để dễ phát triển trong thời điểm cạnh tranh gay gắt như hiện tại. Nhưng thực tế việc lựa chọn C hay C++ còn phụ thuộc vào vị trí bạn định hướng tới cũng như lĩnh vực phát triển.

Nếu bạn dự định theo đuổi những công việc liên quan nhiều tới hệ thống, mạng hay lập trình nền tảng thì ngôn ngữ C sẽ là sự lựa chọn hợp lý hơn nhiều. Bởi đây là ngôn ngữ lập trình bậc thấp và đặc biệt thích hợp với các lĩnh vực này.

TIu nhiên, nếu bạn dự định hướng tới các vị trí lập trình phần mềm, ứng dụng bậc cao hơn thì nên cân nhắc việc lựa chọn C++. Ngôn ngữ này cũng được sử dụng phổ biến để xây dựng game, ứng dụng cá nhân… nên tiềm năng phát triển cũng khá rộng mở.

Ứng viên có thể cân nhắc để lựa chọn ngôn ngữ lập trình phù hợp với hướng phát triển
Ứng viên có thể cân nhắc để lựa chọn ngôn ngữ lập trình phù hợp với hướng phát triển

Vậy nên tùy theo yêu cầu cũng như lĩnh vực cụ thể mà bạn có thể cân nhắc để chọn ngôn ngữ lập trình cho phù hợp.

4. Học ngôn ngữ lập trình C và C++ ra trường làm nghề gì?

Học ngôn ngữ lập trình C và C++ ra trường làm gì là thắc mắc của rất nhiều bạn sinh viên. Nhất là trong thời điểm khi ngôn ngữ lập trình bậc cao được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi thì đây lại trở thành vấn đề rất nan giải.

Thực tế cho thấy rằng, dù học C hay C++ thì nhân sự vẫn có nhiều cơ hội việc làm chất lượng. Bạn có thể lựa chọn trở thành lập trình viên ở nhiều lĩnh vực từ hệ thống, trình biên dịch, xây dựng thư viện nền tảng hay thậm chí là mạng.

Đối với C++ thì bạn còn có thể lựa chọn trở thành lập trình viên mảng game hay lập trình viên ứng dụng cá nhân… Bên cạnh đó, bạn cũng có thể cân nhắc việc trở thành nhân sự trong lĩnh vực quản trị mạng hay thậm chí là giảng viên giảng dạy bộ môn C và C++ tại trung tâm hoặc các đơn vị đào tạo lập trình.

Ngoài cơ hội việc làm rộng mở thì mức thu nhập của nhân sự ở các vị trí này cũng rất hấp dẫn và còn có xu hướng tăng. Vì thế nên không khó hiểu khi ngày một nhiều người cân nhắc việc học C cũng như C++.

Xem thêm: Lập Trình Nhúng Là Gì? Làm Lập Trình Nhúng Là Làm Gì? Lương Bao Nhiêu?

Lập Trình Game Là Gì? Lập Trình Game Lương Bao Nhiêu?

Ngôn ngữ lập trình C và C++ dù xuất hiện từ sớm nhưng đã, đang và sẽ còn được sử dụng rộng rãi trong tương lai. Vì thế nên nếu có ý định theo đuổi ngành công nghệ thông tin thì đây cũng là những sự lựa chọn đáng để bạn cân nhắc.

Danh sách việc làm, tuyển dụng các tỉnh thành
Việc làm Hưng Yên Việc làm An Giang
Việc làm Khánh Hòa Việc làm Bà Rịa – Vũng Tàu
Việc làm Kiên Giang Việc làm Bắc Giang
Việc làm Kon Tum Việc làm Bạc Liêu
Việc làm Lai Châu Việc làm Bắc Ninh
Việc làm Lâm Đồng Việc làm Bắc Kạn
Việc làm Lạng Sơn Việc làm Bến Tre
Việc làm Lào Cai Việc làm Bình Định
Việc làm Long An Việc làm Bình Dương
Việc làm Nam Định Việc làm Bình Phước
Việc làm Nghệ An Việc làm Bình Thuận
Việc làm Ninh Bình Việc làm Cà Mau
Việc làm Ninh Thuận Việc làm Cần Thơ
Việc làm Phú Thọ Việc làm Cao Bằng
Việc làm Phú Yên Việc làm Đà Nẵng
Việc làm Quảng Bình Việc làm Đắk Lắk
Việc làm Quảng Nam Việc làm Đắk Nông
Việc làm Quảng Ngãi Việc làm Điện Biên
Việc làm Quảng Ninh Việc làm Đồng Nai
Việc làm Quảng Trị Việc làm Đồng Tháp
Việc làm Sóc Trăng Việc làm Gia Lai
Việc làm Sơn La Việc làm Hà Giang
Việc làm Tây Ninh Việc làm Hà Nam
Việc làm Thái Bình Việc làm Hà Nội
Việc làm Thái Nguyên Việc làm Hà Tĩnh
Việc làm Thanh Hóa Việc làm Hải Dương
Việc làm Thừa Thiên Huế Việc làm Hải Phòng
Việc làm Tiền Giang Việc làm Hậu Giang
Việc làm TP Hồ Chí Minh Việc làm Hòa Bình
Việc làm Trà Vinh Việc làm Vĩnh Long
Việc làm Tuyên Quang Việc làm Vĩnh Phúc
Việc làm quốc tế Việc làm Yên Bái

Mẫu CV hot theo ngành nghề