Auditor là gì? Phân loại, tiêu chuẩn hành nghề có gì đặc biệt?

Đóng góp bởi:   CEO Tony Vũ
Thứ Bảy, 16/03/2024 18:50:00 +07:00
Hiện nay, vẫn có khá nhiều bạn còn lạ lẫm với thuật ngữ Auditor là gì. Trong giai đoạn kinh tế phát triển, việc làm tuy đa dạng nhưng để lựa chọn được một công việc phù hợp là vẫn không phải chuyện dễ dàng. Hiện nay, Auditor hay kiểm toán viên là một ngành nghề khá hot mà bạn nên tìm hiểu qua.

1. Auditor là gì?

Auditor còn gọi là kiểm toán viên, là người được cấp chứng chỉ kiểm toán theo quy định của pháp luật hoặc người đạt chứng chỉ nước ngoài được Bộ tài chính công nhận và vượt qua kỳ thi sát hạch của pháp luật Việt Nam. Trong đó, kiểm toán là quy trình có cấu trúc, phương pháp để thực hiện kiểm tra sổ sách, hồ sơ, tài khoản hoặc các tài liệu khác liên quan đến tài chính.

Định nghĩa Auditor là gì?
Định nghĩa Auditor là gì? Đây chính là kiểm toán viên

Auditor là người được uỷ quyền để thực hiện kiểm tra, xem xét và xác minh tính chính xác hồ sơ tài chính ở các công ty, doanh nghiệp. Những người này sẽ chịu trách nhiệm kiểm toán các hoạt động liên quan đến số liệu và tài liệu của bộ phận kế toán để không có sai sót.

Kiểm toán viên sẽ giúp tránh hành vi gian lận trong doanh nghiệp hoặc đôi khi làm việc trên cơ sở tư vấn, giúp các tổ chức nâng cao hiệu quả hoạt động.

Hiện tại sẽ có 4 báo cáo tài chính bắt buộc mà kiểm toán viên cần chuẩn bị gồm bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và các thuyết minh liên quan đến 3 báo cáo trên.

2. Quyền và nghĩa vụ của một Auditor

Qua định nghĩa Auditor là gì, chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về quyền và nghĩa vụ của một Auditor. Thông thường, một Auditor (kiểm toán viên) sẽ cần thực hiện quyền và nghĩa vụ theo Luật Kiểm toán Độc lập số 67/2011/QH12 như sau:

Quyền và nghĩa vụ của một Auditor chính là thực hiện nghĩa vụ của mình theo luật
Quyền và nghĩa vụ của một Auditor chính là thực hiện nghĩa vụ của mình theo luật

2.1. Quyền của một Auditor khi hành nghề

Quyền của một Auditor là gì? Đó chính là:

  • Hành nghề theo quy định của Luật Kiểm toán Độc lập số 67/2011/QH12;

  • Độc lập về chuyên môn nghiệp vụ;

  • Yêu cầu các đơn vị được kiểm toán phải cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu cần thiết và giải trình các vấn đề liên quan đến nội dung kiểm toán;

  • Yêu cầu kiểm kê tài sản, đối chiếu công nợ của đơn vị liên quan đến nội dung kiểm toán;

  • Kiểm tra và xác minh toàn bộ hồ sơ, tài liệu, thông tin có liên quan đến hoạt động kinh tế, tài chính ở trong và ngoài đơn vị được kiểm toán;

  • Đề nghị tổ chức cung cấp các thông tin, tài liệu phục vụ cho công tác kiểm toán thông qua đơn vị được kiểm toán;

  • Các quyền khác được pháp luật cho phép.

2.2. Nghĩa vụ của một Auditor là gì khi hành nghề?

Vậy nghĩa vụ của một Auditor là gì? Đó chính là:

  • Tuân thủ nguyên tắc và quy định về Luật Kiểm toán Độc lập;

  • Không can thiệp vào hoạt động của tổ chức, đơn vị được kiểm tra;

  • Từ chối kiểm toán cho các đơn vị không đủ điều kiện, năng lực chuyên môn và không đảm bảo được tính độc lập theo quy định của pháp luật;

  • Từ chối kiểm toán nếu xét thấy đơn vị được kiểm toán đưa ra các yêu cầu trái với quy định pháp luật, chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp;

  • Tham gia đầy đủ các chương trình cập nhật kiến thức thường niên;

  • Trau dồi kinh nghiệm và nâng cao trình độ chuyên môn;

  • Chịu trách nhiệm về các hoạt động của mình khi thực hiện kiểm toán, ký báo cáo kiểm soát, rà soát hồ sơ;

  • Lập báo cáo đột xuất hoặc định kỳ liên quan đến hoạt động kiểm toán theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

  • Chấp hành Luật Kiểm toán Độc lập và quy định của nước sở tại nếu kiểm toán viên hành nghề ở nước ngoài.

  • Tuân thủ yêu cầu về kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán theo quy định của Bộ tài chính ban hành.

  • Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Xem thêm: Mẫu cv xin việc chuyên nghiệp, top cv mẫu đẹp cho mọi ngành nghề

3. Tiêu chuẩn của một Auditor là gì?

Tiêu chuẩn của Auditor là gì chắc hẳn là thắc mắc của rất nhiều bạn trẻ đang có định hướng theo nghề này. Để trở thành một Auditor (kiểm toán viên), bạn cần đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn theo Điều 14 Luật Kiểm toán Độc lập số 67/2011/QH12, cụ thể như sau:

Tiêu chuẩn của một kiểm toán viên ở Việt Nam
Tiêu chuẩn của một kiểm toán viên ở Việt Nam tuân theo Điều 14 Luật Kiểm toán Độc lập
  • Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và có phẩm chất đạo đức tốt;

  • Có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, khách quan với công việc;

  • Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên theo chuyên ngành tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán hoặc một số chuyên ngành khác theo quy định của Bộ Tài chính;

  • Có chứng chỉ kiểm toán theo quy định của Bộ Tài chính.

Xem thêm: Accountant là gì? Công việc và mức lương của Accountant

4. Phân loại hình thức kiểm toán

Bên cạnh về định nghĩa Auditor là gì, quyền và nghĩa vụ của Auditor, bạn cũng cần tìm hiệu về phần loại hình thức kiểm toán để có được định hướng phù hợp cho mình. Hiện tại, ngành kiểm toán ở Việt Nam có 3 loại hình chính dựa theo mục tiêu hướng tới các đối tượng khác nhau:

Các hình thức kiểm toán phổ biến hiện nay
Các hình thức kiểm toán phổ biến hiện nay

Kiểm toán nhà nước là cơ quan có lĩnh vực chuyên môn về kiểm tra tài chính nhà nước, được thành lập và điều hành bởi Quốc hội, hoạt động độc lập và tuân thủ theo quy định pháp luật.

Kiểm toán nhà nước chịu trách nhiệm kiểm toán, báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ, hoạt động đối với các cơ quan, tổ chức sử dụng ngân sách và tài sản của nhà nước nhằm hạn chế tình trạng tham nhũng.

Kiểm toán nội bộ là việc kiểm toán được tiến hành trong nội bộ, có thể là công tác kiểm toán đối với nội bộ nhà nước hoặc công tác kiểm toán đối với doanh nghiệp và đơn vị sự nghiệp công lập.

Kiểm toán viên nội bộ sẽ tập trung đánh giá về việc thực hiện pháp luật & quy chế nội bộ, rà soát hệ thống kiểm toán và chất lượng thực thi các công việc được giao.

Kiểm toán độc lập là việc đóng góp ý kiến độc lập của mình về báo cáo tài chính và những đầu việc kiểm toán khác nhau theo hợp đồng kiểm toán.

Kiểm toán viên độc lập sẽ chịu trách nhiệm về độ trung thực của báo cáo tài chính do kế toán cung cấp và đánh giá độ chuẩn mực kiểm toán theo quy định pháp luật.

5. Yêu cầu đối với một kiểm toán viên

Yêu cầu đối với một Auditor là gì? Kiểm toán viên là một vị trí quan trọng có sức ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế. Một trong những yêu cầu mà một Auditor cần có là:

Yêu cầu hành nghề đối với một Auditor là gì?
Yêu cầu hành nghề đối với một Auditor
  • Yêu cầu kỹ năng và trình độ học vấn

Công việc kiểm toán và lập báo cáo kiểm toán đòi hỏi kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm làm việc. Một Auditor cần sở hữu đầy đủ các kỹ năng cần thiết gồm lý thuyết và thực tế để đáp ứng nhu cầu công việc và thực hiện nghiệp vụ kiểm toán.

  • Yêu cầu đạo đức nghề nghiệp

Kiểm toán viên phải luôn trung thực và thẳng thắn, công tư phân minh để đánh giá một cách khách quan. Các kiểm toán viên không được để bị chi phối bởi lợi ích vật chất để không ảnh hưởng đến tính khách quan chính trực.

Auditor cần điều chỉnh bản thân để phù hợp với uy tín của ngành nghề, của bản thân. Luôn cẩn trọng trong việc kiểm toán, phân tích, đánh giá và lập báo cáo tài chính và báo cáo kiểm toán một cách minh bạch.

  • Yêu cầu về tính độc lập và bảo mật

Kiểm toán viên sẽ không được để lộ bất kỳ thông tin nào được thu thập trong quá trình kiểm toán và lập báo cáo cho bên thứ 3 khi không có sự ủy quyền, trách nhiệm yêu cầu công bố. Những dữ liệu thông tin sẽ luôn cần đảm bảo tối đa tính bảo mật.

Bên cạnh đó, các Auditor không được để bị ảnh hưởng từ yếu tố khách quan hoặc chủ quan làm mất đi tính độc lập của mình đối với khách hàng kiểm toán.

  • Yêu cầu tôn trọng pháp luật

Mỗi Auditor đều phải luôn tôn trọng, chấp hành các quy định của Luật pháp nhà nước và các chuẩn mực của kế toán, kiểm toán quốc tế. Mỗi quyết định hay đánh giá trong báo cáo kiểm toán của bản thân kiểm toán viên sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

6. Quy định đăng ký hành nghề Auditor

Để trở thành một Auditor, việc nắm rõ các tiêu chuẩn và yêu cầu hành nghề là chưa đủ. Bạn còn phải đáp ứng đủ một số tiêu chí đăng ký hành nghề của nhà nước nữa. Vậy những tiêu chí để hành nghề Auditor là gì?

Để trở thành một Auditor cần phải đáp ứng các tiêu chí đăng ký hành nghề do nhà nước đưa ra
Để trở thành một Auditor cần phải đáp ứng các tiêu chí đăng ký hành nghề do nhà nước đưa ra

Một số quy định theo Điều 15 Luật Kiểm toán Độc lập số 67/2011/QH12 để đăng ký hành nghề kiểm toán cần đảm bảo như sau:

  • Là kiểm toán viên;

  • Đã có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực kiểm toán từ 36 tháng trở lên;

  • Tham gia các chương trình cập nhật kiến thức đầy đủ;

  • Thanh toán đầy đủ lệ phí theo đúng quy định;

Đáp ứng đầy đủ các điều kiện khoản 1 sau khi đăng ký hành nghề kiểm toán sẽ được Bộ Tài chính cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán. Bên cạnh đó, chỉ người được yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán mới có thể ký kết hợp đồng với doanh nghiệp.

7. Những trường hợp không được đăng ký hành nghề kiểm toán viên

Những người không được đăng ký hành nghề kiểm toán căn cứ theo quy định của Luật Kiểm toán Độc lập 2011 như sau:

  • Cán bộ, công chức và viên chức;

  • Người đang bị cấm vận hành nghề kiểm toán theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

  • Người đang bị kết án một trong các tội về kinh tế, chức vụ liên quan đến tài chính, kế toán mà chưa được xóa án; người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại địa phương;

  • Người có tiền án về tội kinh tế từ nghiêm trọng trở lên;

  • Người có hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán, kiểm toán và quản lý kinh tế bị xử phạt vi phạm hành chính trong vòng 1 năm kể từ ngày có quyết định xử phạt;

  • Người bị đình chỉ hành nghề kiểm toán.

Để trở thành một kiểm toán viên không phải là một việc dễ dàng. Không dừng ở việc có lượng kiến thức, kinh nghiệm dồi dào trong lĩnh vực tài chính, một Auditor cũng cần là người có đạo đức và tính kỷ luật cao để đảm bảo các yêu cầu, quy định của ngành kiểm toán. Khi hiểu Auditor là gì sẽ giúp bạn có thể định hình rõ hơn về công việc này.

Xem thêm:
Bài viết liên quan
Khái niệm Infographic là gì? Bí quyết để thiết kế Infographic chuyên nghiệp

Khái niệm Infographic là gì? Bí quyết để thiết kế Infographic chuyên nghiệp

Infographic là thuật ngữ được dùng phổ biến trong thiết kế ấn phẩm đồ họa. Việc hiểu rõ khái niệm Infographic là gì đóng vai trò rất quan trọng, nhất là trong các hoạt động quảng cáo, truyền thông và marketing.
Xem thêm »
Tự do tài chính là gì? Vì sao người trẻ hiện nay nên tự do tài chính?

Tự do tài chính là gì? Vì sao người trẻ hiện nay nên tự do tài chính?

Tự do tài chính là gì? Đây là thuật ngữ ngày càng phổ biến trong đời sống, đặc biệt với những người trẻ có nhu cầu lớn về trải nghiệm, không muốn bị gò bó trong công việc hành chính. Vậy thuật ngữ này được hiểu là gì và làm sao để đạt được tự do tài chính?
Xem thêm »
Học ngôn ngữ Anh ra làm gì? Có dễ tìm việc không?

Học ngôn ngữ Anh ra làm gì? Có dễ tìm việc không?

Học ngôn ngữ Anh ra làm gì? Sau khi tốt nghiệp ngành học này bạn có thể đảm nhận các công việc như Biên/ phiên dịch, dịch thuật tại các tổ chức, làm thư ký, trợ lý cho các công ty/doanh nghiệp nước ngoài… cùng rất nhiều công việc liên quan khác. Thế nhưng, công việc này có dễ xin hay không và mức lương như thế nào?
Xem thêm »
Quy trình tuyển dụng nhân sự: Bí quyết tìm kiếm nhân tài hiệu quả

Quy trình tuyển dụng nhân sự: Bí quyết tìm kiếm nhân tài hiệu quả

Quy trình tuyển dụng nhân sự là một chuỗi các hoạt động bao gồm xác định nhu cầu, tìm kiếm ứng viên, sàng lọc và đưa ra kết quả cuối cùng. Xây dựng một quy trình hiệu quả có thể giúp doanh nghiệp tìm được ứng viên phù hợp và thúc đẩy hiệu suất công việc gia tăng.
Xem thêm »
CCCD là gì? Ý nghĩa của 12 số căn cước công dân gắn chíp

CCCD là gì? Ý nghĩa của 12 số căn cước công dân gắn chíp

Khái niệm CCCD là gì? CCCD là viết tắt của cụm từ căn cước công dân. Đây là một trong những loại giấy tờ đặc biệt quan trọng của công dân khi sinh sống và làm việc tại Việt Nam. Nội dung bài viết bên dưới sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về CCCD cũng như tầm quan trọng của loại giấy tờ này.
Xem thêm »
Tìm việc làm tại Phú Mỹ Hưng quận 7, gợi ý việc làm hot mới nhất

Tìm việc làm tại Phú Mỹ Hưng quận 7, gợi ý việc làm hot mới nhất

Bạn đang tìm việc làm tại Phú Mỹ Hưng quận 7 nhưng không biết khu vực này đang tuyển dụng những công việc gì? Làm thế nào để kiếm việc nhanh tại Phú Mỹ Hưng? Hàng nghìn cơ hội việc làm hot được cập nhật liên tục tại job3s sẽ giúp bạn có thêm lựa chọn phù hợp nhất. Tham khảo ngay sau đây.
Xem thêm »
Tìm việc làm ở quận 7 đường Nguyễn Thị Thập lương cao đi làm ngay

Tìm việc làm ở quận 7 đường Nguyễn Thị Thập lương cao đi làm ngay

Bạn đang muốn tìm việc làm ở quận 7 đường Nguyễn Thị Thập? Đây là khu vực đông dân cư, kinh tế phát triển, có nhiều cơ hội việc làm thu nhập cao. Tại job3s, có hàng nghìn cơ hội việc làm hấp dẫn. Bất cứ độ tuổi nào, trình độ nào, bằng cấp nào cũng đều có thể tìm kiếm được công việc phù hợp với thu nhập tương xứng.
Xem thêm »
Ứng viên là gì? Các yếu tố quan trọng nhà tuyển dụng muốn có ở một ứng viên

Ứng viên là gì? Các yếu tố quan trọng nhà tuyển dụng muốn có ở một ứng viên

Ứng viên là gì? Trong quy trình tuyển dụng, ứng viên là một thuật ngữ rất quen thuộc. Mục tiêu hầu hết của các nhà tuyển dụng là mong muốn tìm được các ứng viên tiềm năng bổ sung vào bộ máy nhân sự của tổ chức, doanh nghiệp. Dưới đây, job3s.vn sẽ bật mí cho bạn cách yếu tố quan trọng mà nhà tuyển dụng muốn có ở một ứng viên.
Xem thêm »
Cách viết đoạn văn giới thiệu bản thân bằng tiếng Hàn được lòng người bản xứ

Cách viết đoạn văn giới thiệu bản thân bằng tiếng Hàn được lòng người bản xứ

Việc viết đoạn văn giới thiệu bản thân bằng tiếng Hàn hay, chỉn chu sẽ giúp bạn tạo ấn tượng mạnh mẽ với người bản xứ. Bạn có thể bắt đầu với những lời chào quen thuộc, sau đó giới thiệu cụ thể về ngành học, sở thích,... Hãy tham khảo các gợi ý dưới đây để có thể chuẩn bị một đoạn văn giới thiệu thật hoàn hảo.
Xem thêm »
Tìm việc làm ở quận 12 làm tạp vụ lương cao, ổn định

Tìm việc làm ở quận 12 làm tạp vụ lương cao, ổn định

Rất nhiều người đang tìm việc làm ở quận 12 làm tạp vụ lương cao, ổn định. Ngày nay, công việc tạp vụ dần trở nên phổ biến và thu hút sự quan tâm đặc biệt của chị em phụ nữ. Bởi lẽ nhu cầu tuyển dụng công việc này trên thị trường khá cao, đồng thời đây là công việc mang tính linh hoạt, đặc biệt giúp họ ổn định về tài chính. Bạn có nhu cầu tìm việc làm ở quận 12 làm tạp vụ thì nhất định tham khảo những thông tin dưới đây trước khi nộp đơn.
Xem thêm »

Mẫu CV hot theo ngành nghề

Back to top

Job3s có thể giúp gì cho bạn?
chat