Nhân viên truyền thông là gì? Mô tả công việc nhân viên truyền thông

Đóng góp bởi:   CEO Tony Vũ
Thứ Năm, 14/12/2023 17:28:00 +07:00
Trong bối cảnh lĩnh vực truyền thông của thế giới đang phát triển với tốc độ nhanh thì vai trò của nhân viên truyền thông như bước vào ánh đèn sân khấu. Nhân viên truyền thông đóng vai trò then chốt trong việc thu hẹp khoảng cách giữa doanh nghiệp và khách hàng. Để nắm bắt được những thông tin quan trọng về nhân viên truyền thông, hãy cùng job3s tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1. Nhân viên truyền thông là gì?

1.1. Tổng quan về truyền thông

Trích trong cuốn Social for the Executive của Brian E.Boyd Sr - Nhà văn người Mỹ, CEO truyền thông Connect có câu: "Social is your opportunity to have a large base of honest, loyal and transparent users". Tạm dịch nôm na sang Tiếng Việt là: "Truyền thông xã hội là cơ hội để bạn có được một lượng lớn người dùng trung thực, trung thành và minh bạch."

Truyền thông là một khái niệm mang nhiều ý nghĩa khác nhau, là một kiểu tương tác mạng xã hội mà trong đó có ít nhất hai hay nhiều tác nhân tương tác với nhau, chia sẻ về những quy tắc và những thông tin liên kết giữa người gửi và người nhận.

Truyền thông gồm có 3 thành phần chính là hình thức, nội dung và mục tiêu. Nội dung của các hoạt động truyền thông chính là tất cả những hành động thể hiện kinh nghiệm, hiểu biết. Các nội dung này sẽ được công khai qua rất nhiều những hình thức khác nhau như bản tin, phát biểu, truyền hình,...

1.2. Khái niệm nhân viên truyền thông là gì?

Truyền thông là một nghành nghề "hot" khiến nhiều người quan tâm. Vậy bạn hiểu nhân viên truyền thông là gì? Nhân viên truyền thông (tiếng Anh là Communications staff) là những người thực hiện các công việc liên quan đến các hoạt động xây dựng và quảng bá các dịch vụ hay thương hiệu của mình tại doanh nghiệp.

Người làm truyền thông là những người sáng tạo ra các kế hoạch tổ chức các sự kiện nhằm thu hút sự quan tâm của mọi người về những đối tượng cũng như là mục tiêu mà họ đang làm quảng bá.

Công việc của một nhân viên truyền thông cần đảm bảo đủ năng lực và chuyên môn nên các nhân viên truyền thông cần phải trang bị đầy đủ các kiến thức và kỹ năng cần thiết để có thể đạt được những thành quả nhất định trong công việc.

Họ là những người trực tiếp nghiên cứu, viết, chỉnh sửa tất cả các nội dung truyền thông, thực hiện và quản lý các chiến dịch truyền thông, đồng thời cũng đưa ra các kế hoạch truyền thông và quan hệ công chúng.

nhân viên truyền thông là gì
Nhân viên truyền thông liên quan đến các hoạt động xây dựng và quảng bá các dịch vụ

>>Xem thêm:

2. Các yêu cầu của nhân viên truyền thông

Để trở thành một nhân viên truyền thông thực thụ cần đảm bảo đạt được các yêu cầu cần thiết dưới đây:

  • Tốt nghiệp chuyên ngành Báo chí/Truyền thông hoặc các chuyên ngành liên quan khác.

  • Khả năng sử dụng thành thạo tin học văn phòng

  • Có kinh nghiệm trong lĩnh vực truyền thông, xây dựng các chiến dịch truyền thông hiệu quả

  • Có khả năng tạo ra nội dung phù hợp để phổ biến các chiến dịch truyền thông qua các thông cáo báo chí, phương tiện truyền thông xã hội, trang web và các kênh trực tiếp phân phối khác.

  • Có khả năng nuôi dưỡng được các mối quan hệ lâu dài với những người có ảnh hưởng truyền thông quan trọng tới hình ảnh của công ty

  • Có khả năng tiến hành tổ chức các cuộc họp báo, họp bàn giao

  • Có thái độ tích cực, chủ động làm đúng tiến độ

  • Khả năng làm việc dưới áp lực và đáp ứng kịp thời hạn

  • Khả năng làm việc độc lập và là một phần của nhóm

  • Kỹ năng giao tiếp, giao tiếp và nói trước đám đông xuất sắc

  • Thành thạo Microsoft Office, hệ thống quản trị nội dung và nền tảng truyền thông xã hội (Facebook, Instagram, v.v.).

Các yêu cầu của nhân viên truyền thông
Để trở thành một nhân viên truyền thông thực thụ cần đảm bảo đạt được các yêu cầu cần thiết

Xem thêm: Chuyên viên đối ngoại là gì? Có dễ xin việc không?

3. Mô tả công việc của nhân viên truyền thông là gì?

Bản mô tả công việc của một nhân viên truyền thông là một bức tranh tái hiện lại chi tiết những công việc mà một nhân viên truyền thông trực tiếp thực hiện mỗi ngày.

Các nhân viên làm truyền thông luôn phải chịu trách nhiệm để thực hiện các kế hoạch và chiến lược truyền thông đã được đề ra của công ty để có thể đạt được mục tiêu đã đề ra của công ty và bộ phận, từ đó giúp cho việc phát triển kinh doanh của công ty được mở rộng hơn.

Bản mô tả công việc của một nhân viên truyền thông cần có cụ thể bao gồm:

  • Chịu trách nhiệm thực hiện các kế hoạch truyền thông liên quan đến truyền thông của doanh nghiệp và truyền thông sản phẩm đến với các đối tượng khách hàng mục tiêu khác nhau. Những nội dung bao gồm các thông cáo báo chí, các bài báo về diễn thuyết, các bài phát biểu trước công chúng, các bài báo gửi đến các cán bộ, quản lý và ban lãnh đạo tại công ty.

  • Thực hiện các kế hoạch hoạt động truyền thông nhằm nâng cao hình ảnh và độ uy tín của công ty thông qua các hoạt động PR, truyền thông đa phương tiện trên mạng xã hội, các phương tiện truyền thông trực tiếp (các sự kiện, hội thảo,...), các phương tiện thông tin đại chúng cho đến các đối tượng tiêu dùng và nhiều những bên liên quan khác nhau.

  • Truyền đạt các thông tin và các giá trị văn hóa của doanh nghiệp đến các cán bộ công nhân viên.

  • Luôn duy trì, tạo sự gắn kết và thiết lập các mối quan hệ với các bên báo chí

  • Liên hệ và duy trì với các thương hiệu đại sứ của doanh nghiệp để có thể dễ dàng trao đổi công việc và phổ biến các kế hoạch truyền thông đến các thương hiệu đại sứ hay KOL.

  • Đảm bảo rằng các thông điệp chính phù hợp với các chiến lược kinh doanh quan trọng.

  • Đóng vai trò là người liên lạc truyền thông và người phát ngôn chính thức của tổ chức.

  • Tiến hành họp báo, họp giao ban.

  • Xây dựng và quản lý hồ sơ và sự hiện diện trên mạng xã hội của doanh nghiệp

  • Liên tục cập nhật những xu hướng truyền thông mới nhất

  • Trực tiếp xử lý các vấn đề về truyền thông như khủng hoảng truyền thông, sai lệch hoặc bôi nhọ ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Chịu trách nhiệm thông báo với các bên liên quan, chuẩn bị sẵn sàng cho các nội dung trấn an khách hàng kịp thời hoặc đính chính các thông tin để tránh ảnh hưởng đến hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp.

công việc chính của nhân viên truyền thông là gì
Công việc chính của nhân viên truyền thông là thực hiện kế hoạch truyền thông cho doanh nghiệp

Ngoài ra, đối với một nhà quản lý truyền thông,đã là bậc lão luyện trong các công việc truyền thông và có nhiều năm kinh nghiệm làm truyền thông như Giám đốc truyền thông, họ có thể thực hiện thêm các công việc như sau:

  • Quản lý hợp lý ngân sách truyền thông của doanh nghiệp

  • Dẫn dắt nhân viên trong việc lập kế hoạch và triển khai chiến thuật để sản xuất và phân phối phương tiện truyền thông cho nhiều chương trình, đơn vị hoặc khu vực được phân công

  • Đào tạo và giám sát nhân viên chịu trách nhiệm phát triển nội dung và sản xuất thiết kế của tất cả các dự án truyền thông và các hoạt động khác

  • Phát triển một quy trình đánh giá để xem xét tiến trình đạt được các mục tiêu

  • Trực tiếp giám sát việc phát triển và thực hiện chiến lược phát triển truyền thông, sản xuất và phân phối, đàm phán hợp đồng, xác định các doanh nghiệp kinh doanh và chiến lược quản lý mối quan hệ

  • Trực tiếp tham gia phỏng vấn, tuyển chọn nhân viên mới và đào tạo để phục vụ cho việc phát triển của công ty, định hướng và đề xuất cho các hoạt động nhân sự khác nhau; làm việc với người giám sát, quản lý và giám đốc các bộ phận khác để thiết lập các tiêu chuẩn thực hiện cho nhân viên

Xem thêm: Mẫu cv xin việc chuyên nghiệp, top cv mẫu đẹp cho mọi ngành nghề

4. Những kỹ năng cần thiết của nhân viên truyền thông

Trong xã hội mà sự cạnh tranh về truyền thông đang cực bùng nổ thì các công việc truyền thông đang trở thành mật ngọt thu hút nhiều người. Các doanh nghiệp luôn tìm kiếm những nhân viên truyền thông có kỹ năng giao tiếp và khả năng gắn kết con người.

Các nhân viên truyền thông sẽ được kỳ vọng sở hữu được các kỹ năng tổ chức và quản lý dự án tuyệt vời với khả năng làm việc thoải mái dưới áp lực trong một môi trường có nhịp độ nhanh.

Để đảm bảo thành công, các nhà quản lý truyền thông nên thể hiện mức độ sáng tạo và tầm nhìn rộng với sự quan tâm sâu sắc đến việc định hình hình ảnh và giá trị của tổ chức thông qua truyền thông phù hợp với thế giới bên ngoài.

Như vậy, các kỹ năng cần có của một nhân viên truyền thông là gì? Một nhân viên truyền thông nên đảm bảo những kỹ năng năng dưới đây để có thể hoàn thành tốt công việc cụ thể như sau:

4.1. Kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng giao tiếp là một công cụ vô cùng trọng trong cuộc hành trình theo đuổi mục tiêu, dù là với gia đình, đồng nghiệp hay khách hàng của bạn. Kỹ năng giao tiếp lại càng thể hiện được tầm quan trọng trong lĩnh vực truyền thông.

Những nhân viên truyền thông luôn luôn phải tiếp xúc với rất nhiều người, là cầu nối của các bộ phận trong doanh nghiệp với nhau và giữa doanh nghiệp với cá đối tác, khách hàng của mình. Người làm truyền thông cần phải trang bị cho mình kỹ năng giao tiếp khéo léo giải quyết trong mọi vấn đề đồng thời duy trì tốt được các mối quan hệ.

4.2. Kiến thức chuyên môn

Bước đầu tiên trong con đường trở thành nhân viên truyền thông chính là trang bị đầy đủ các kiến thức chuyên môn về công việc truyền thông.

Vị trí nhân viên truyền thông từ các công ty đến doanh nghiệp thường yêu cầu các ứng viên của mình tốt nghiệp cao đẳng hoặc đại học chuyên ngành Truyền thông, Quan hệ công chúng hay những ngành có liên quan như Marketing, Ngoại ngữ.

Bạn cần phải trang bị các kiến thức cơ bản về social Marketing, adwords, Marketing online,...Ngoài ra, sinh viên còn được đào tạo khả năng viết, nói cũng như những kỹ thuật và nguyên tắc trong quan hệ công chúng, những cách để tạo ra các thông điệp và các chiến lược truyền thông.

Hơn nữa, các nhân viên truyền thông còn cần phải trang bị những kỹ năng về cách tạo ra các nội dung số có thể tiếp cận được nhiều đối tượng hơn.

liên tục học hỏi và nâng cao kiến thức chuyên môn
Liên tục học hỏi và nâng cao kiến thức chuyên môn về truyền thông

4.3. Kỹ năng viết và sáng tạo nội dung tốt

Kỹ năng viết của một người làm truyền thông tốt sẽ giúp đảm bảo rằng các thông điệp chính xác, hấp dẫn và được độc giả đón nhận nồng nhiệt. Các nội dung trong văn bản rõ ràng, súc tích vô cùng quan trọng để có thể tạo ra nhiều các loại nội dung khác nhau, chẳng hạn email marketing, báo cáo, các thông cáo báo chí hay những bài đăng trên mạng xã hội.

4.4. Lắng nghe tích cực

Nhân viên truyền thông cần phải luôn luôn lắng nghe một cách tích cực nhằm giúp họ hiểu hơn về nhu cầu, các mối quan tâm và phản hồi của người khác. Điều này cực kỳ quan trọng để đưa ra phản hồi và giải pháp phù hợp nhất cho công ty.

4.5. Nhạy cảm về văn hóa

Truyền thông sẽ phải làm việc với nhiều con người trong môi trường làm việc khác nhau, việc có sự nhạy cảm về văn hóa và nhận thức được các chuẩn mực văn hóa và phong cách giao tiếp khác nhau là rất quan trọng. Các nhân viên truyền thông cần có khả năng thích ứng tốt để có văn hóa để giúp truyền thông được tốt hơn.

Nhân viên truyền thông có thể cần đại diện cho tổ chức trong các sự kiện công cộng, phỏng vấn truyền thông hoặc thuyết trình. Có kỹ năng nói trước đám đông giúp họ cung cấp thông tin một cách tự tin và thuyết phục.

4.6. Truyền thông kỹ thuật số

Trong thời đại kỹ thuật số bùng nổ như hiện nay, nhân viên truyền thông cần phải sử dụng thành thạo các nền tảng và công cụ kỹ thuật số khác nhau. Điều này bao gồm sự thành thạo trong giao tiếp qua email, quản lý phương tiện truyền thông xã hội, tạo nội dung số trên các kênh truyền thông.

4.7. Giải quyết vấn đề

Các nhân viên truyền thông thường xuyên gặp phải những thách thức hoặc xung đột trong các hoạt động truyền thông doanh nghiệp của mình. Họ cần có khả năng suy nghĩ chín chắn và tìm được các giải pháp cho các vấn đề liên quan đến các hoạt động truyền thông nhằm để duy trì các mối quan hệ tích cực và giải quyết xung đột hiệu quả.

4.8. Quản lý thời gian

Bất kỳ một công việc nào cũng đều đòi hỏi người làm có một kế hoạch sử dụng và quản lý thời gian hiệu quả. Theo đó, hãy ưu tiên những nhiệm vụ ưu tiên để có thể đáp ứng được tiến độ công việc.

4.9. Kỹ năng ngoại ngữ

Thời kỳ hội nhập khiến cho các công ty ngày càng muốn lấn sân sang thị trường nước ngoài. Khi đó, nếu bạn sở hữu khả năng ngoại ngữ thì là một điểm cộng vô cùng lớn, cựu kỳ thu hút các nhà tuyển dụng và mở ra nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn cho mình.

Khả năng ngoại ngữ có thể giúp cho các nhân viên truyền thông đảm nhận được những bài thuyết trình cho khách hàng, đối tác là những đối tác nước ngoài.

Khi sở hữu những kỹ năng cần thiết này, nhân viên truyền thông có thể truyền tải thông điệp một cách hiệu quả, duy trì các mối quan hệ tích cực và đóng góp vào thành công của tổ chức.

5. Mức lương của nhân viên truyền thông có cao không?

Trên thực tế, "Tiền giống như nhiên liệu cho cuộc sống; không có đủ tiền, hành trình của con người trở nên khó khăn hơn rất nhiều." Đa số mọi người đi làm đều với mục đích tìm kiếm các nguồn thu nhập để có thể chi trả cho các nhu cầu sinh hoạt của mình.

Do đó, khi có mong muốn hoặc dự định làm truyền thông, hầu hết mọi người đều thắc mắc mức lương nhân viên truyền thông hiện nay là bao nhiêu?

Với sự bùng nổ của truyền thông, mức thu nhập của các nhân viên truyền thông cũng trở nên hấp dẫn hơn. Hiện nay, theo khảo sát từ một số tổ chức uy tín, mức lương trung bình của một nhân viên truyền thông đang ở mức 9.400.000 đồng/tháng.

Ngoài ra, mức lương của một nhân viên truyền thông cung thay đổi tùy theo kinh nghiệm và năng lực.

  • Đối với sinh viên mới ra trường khi ứng tuyển vào công việc truyền thông, mức lương sẽ dao động ở khoảng 5.000.000 - 10.900.000 đồng/tháng.

  • Đối với nhân viên truyền thông có kinh nghiệm làm việc từ 1-3 năm và đầy đủ các trình độ chuyên môn, mức lương sẽ dao động trong khoảng 11.000.000 - 20.000.000 đồng/tháng.

  • Đối với những nhân viên truyền thông có kinh nghiệm từ 3 năm trở lên hoặc các vị trí quản lý truyền thông, giám đốc truyền thông, mức lương dao động khoảng từ 20.000.000 - 50.000.000 đồng/tháng.

Mức thu nhập của người làm truyền thông còn thực sự hấp dẫn và có thể cao hơn bao gồm lương thưởng, phụ cấp khi họ có năng lực tốt và làm trong các công ty đa quốc gia.

nhân viên truyền thông có thể nhận được mức lương hấp dẫn
Nhân viên truyền thông có thể nhận được mức lương tương đối hấp dẫn

Bài viết trên đã cung cấp những thông tin đầy đủ và chi tiết nhất về nhân viên truyền thông là gì và những thông tin liên quan đến nhân viên truyền thông. Nếu các bạn đọc có mong muốn tìm kiếm một công việc nhân viên truyền thông với mức lương hấp dẫn thì hãy bắt đầu ngay với những công việc truyền thông tốt nhất tại website tuyển dụng Job3s uy tín nhất hiện nay.

Bài viết liên quan
Học ngôn ngữ Anh ra làm gì? Có dễ tìm việc không?

Học ngôn ngữ Anh ra làm gì? Có dễ tìm việc không?

Học ngôn ngữ Anh ra làm gì? Sau khi tốt nghiệp ngành học này bạn có thể đảm nhận các công việc như Biên/ phiên dịch, dịch thuật tại các tổ chức, làm thư ký, trợ lý cho các công ty/doanh nghiệp nước ngoài… cùng rất nhiều công việc liên quan khác. Thế nhưng, công việc này có dễ xin hay không và mức lương như thế nào?
Xem thêm »
Quy trình tuyển dụng nhân sự: Bí quyết tìm kiếm nhân tài hiệu quả

Quy trình tuyển dụng nhân sự: Bí quyết tìm kiếm nhân tài hiệu quả

Quy trình tuyển dụng nhân sự là một chuỗi các hoạt động bao gồm xác định nhu cầu, tìm kiếm ứng viên, sàng lọc và đưa ra kết quả cuối cùng. Xây dựng một quy trình hiệu quả có thể giúp doanh nghiệp tìm được ứng viên phù hợp và thúc đẩy hiệu suất công việc gia tăng.
Xem thêm »
CCCD là gì? Ý nghĩa của 12 số căn cước công dân gắn chíp

CCCD là gì? Ý nghĩa của 12 số căn cước công dân gắn chíp

Khái niệm CCCD là gì? CCCD là viết tắt của cụm từ căn cước công dân. Đây là một trong những loại giấy tờ đặc biệt quan trọng của công dân khi sinh sống và làm việc tại Việt Nam. Nội dung bài viết bên dưới sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về CCCD cũng như tầm quan trọng của loại giấy tờ này.
Xem thêm »
Tìm việc làm tại Phú Mỹ Hưng quận 7, gợi ý việc làm hot mới nhất

Tìm việc làm tại Phú Mỹ Hưng quận 7, gợi ý việc làm hot mới nhất

Bạn đang tìm việc làm tại Phú Mỹ Hưng quận 7 nhưng không biết khu vực này đang tuyển dụng những công việc gì? Làm thế nào để kiếm việc nhanh tại Phú Mỹ Hưng? Hàng nghìn cơ hội việc làm hot được cập nhật liên tục tại job3s sẽ giúp bạn có thêm lựa chọn phù hợp nhất. Tham khảo ngay sau đây.
Xem thêm »
Tìm việc làm ở quận 7 đường Nguyễn Thị Thập lương cao đi làm ngay

Tìm việc làm ở quận 7 đường Nguyễn Thị Thập lương cao đi làm ngay

Bạn đang muốn tìm việc làm ở quận 7 đường Nguyễn Thị Thập? Đây là khu vực đông dân cư, kinh tế phát triển, có nhiều cơ hội việc làm thu nhập cao. Tại job3s, có hàng nghìn cơ hội việc làm hấp dẫn. Bất cứ độ tuổi nào, trình độ nào, bằng cấp nào cũng đều có thể tìm kiếm được công việc phù hợp với thu nhập tương xứng.
Xem thêm »
Ứng viên là gì? Các yếu tố quan trọng nhà tuyển dụng muốn có ở một ứng viên

Ứng viên là gì? Các yếu tố quan trọng nhà tuyển dụng muốn có ở một ứng viên

Ứng viên là gì? Trong quy trình tuyển dụng, ứng viên là một thuật ngữ rất quen thuộc. Mục tiêu hầu hết của các nhà tuyển dụng là mong muốn tìm được các ứng viên tiềm năng bổ sung vào bộ máy nhân sự của tổ chức, doanh nghiệp. Dưới đây, job3s.vn sẽ bật mí cho bạn cách yếu tố quan trọng mà nhà tuyển dụng muốn có ở một ứng viên.
Xem thêm »
Cách viết đoạn văn giới thiệu bản thân bằng tiếng Hàn được lòng người bản xứ

Cách viết đoạn văn giới thiệu bản thân bằng tiếng Hàn được lòng người bản xứ

Việc viết đoạn văn giới thiệu bản thân bằng tiếng Hàn hay, chỉn chu sẽ giúp bạn tạo ấn tượng mạnh mẽ với người bản xứ. Bạn có thể bắt đầu với những lời chào quen thuộc, sau đó giới thiệu cụ thể về ngành học, sở thích,... Hãy tham khảo các gợi ý dưới đây để có thể chuẩn bị một đoạn văn giới thiệu thật hoàn hảo.
Xem thêm »
Tìm việc làm ở quận 12 làm tạp vụ lương cao, ổn định

Tìm việc làm ở quận 12 làm tạp vụ lương cao, ổn định

Rất nhiều người đang tìm việc làm ở quận 12 làm tạp vụ lương cao, ổn định. Ngày nay, công việc tạp vụ dần trở nên phổ biến và thu hút sự quan tâm đặc biệt của chị em phụ nữ. Bởi lẽ nhu cầu tuyển dụng công việc này trên thị trường khá cao, đồng thời đây là công việc mang tính linh hoạt, đặc biệt giúp họ ổn định về tài chính. Bạn có nhu cầu tìm việc làm ở quận 12 làm tạp vụ thì nhất định tham khảo những thông tin dưới đây trước khi nộp đơn.
Xem thêm »
5 cách giúp bạn tìm việc làm quận 12 nhanh chóng hiệu quả

5 cách giúp bạn tìm việc làm quận 12 nhanh chóng hiệu quả

Gợi ý 5 cách giúp bạn tìm việc làm quận 12 dễ dàng hơn. Trong bối cảnh dân số TPHCM đang tăng nhanh, lượng người đổ về các quận trung tâm ngày một nhiều khiến các khu vực này rơi vào tình trạng quá tải. Điều này tạo cơ hội cho các quận huyện ven thành phố có cơ hội phát triển. Điển hình là lực lượng lao động đổ về quận 12 ngày một gia tăng. Vì thế, việc làm quận 12 trở nên đa dạng hơn, mang đến nhiều sự lựa chọn cho người dân.
Xem thêm »
Top 7 việc làm bao ăn ở không cần bằng cấp với mức thu nhập hấp dẫn

Top 7 việc làm bao ăn ở không cần bằng cấp với mức thu nhập hấp dẫn

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của kinh tế và xã hội, nhu cầu tìm việc làm bao ăn ở ngày càng gia tăng mạnh mẽ. Vậy có những công việc nào bao ăn ở phổ biến hiện nay? Mức lương nhận được là bao nhiêu? Tìm việc làm này cần lưu ý gì? Dưới đây, job3s sẽ giải đáp toàn bộ thắc mắc trên, mời bạn cùng tham khảo.
Xem thêm »

Mẫu CV hot theo ngành nghề

Back to top

Job3s có thể giúp gì cho bạn?
chat