Đóng góp bởi: CEO Tony Vũ
Ngày xuất bản: Thứ Năm, 21/03/2024 18:50:00 +07:00 Theo dõi Job3s trên Job3s Google News
1 lượt xem
7 phút đọc

ETD là gì? Sự khác nhau giữa ETD và ETA trong ngành Logistic

ETD là gì? Trong ngành Logistic, ETD là thuật ngữ thường được nhắc đến. Chúng đại diện cho các dự án quan trọng liên quan đến thời gian trong quá trình vận chuyển hàng hoá, đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý hiệu quả chuỗi cung ứng và đảm bảo hàng hoá đến đúng lúc.

1. ETD là gì?

ETD là gì? ETD là viết tắt của hai thuật ngữ có liên quan: Estimated Time of Departure (Thời gian dự kiến ​​khởi hành) và Estimated Time of Delivery (Thời gian dự kiến giao hàng). Mặc dù chúng có vẻ giống nhau, nhưng chúng lại phục vụ các mục đích khác nhau.

  • ETD (Estimated Time of Departure): Thời gian khởi hành của lô hàng sau khi rời kho được xác định theo ngày và giờ.

  • ETD (Estimated Time of Delivery): Thời gian ước tính giao hàng đến điểm cuối trong chuỗi cung ứng hay người nhận. Thuật ngữ Estimated Time of Delivery thường được sử dụng cho các công ty, doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, vận chuyển hàng hoá và đóng gói hàng.

Đây là thuật ngữ chuyên dùng trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và Logistics. Trên các chứng từ, ETD thể hiện mốc thời gian quan trọng nên các công ty, doanh nghiệp cần chú ý.

tìm hiểu khái niệm etd là gì
ETD là gì? Đây là thuật ngữ chuyên dùng trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và Logistics

2. Vai trò của ETD là gì trong lĩnh vực xuất khẩu và Logistic?

Như đã giới thiệu ở phần ETD là gì, chúng ta có thể hiểu được phần nào vai trò của ETD trong lĩnh vực xuất khẩu và Logistic:

  • Đảm bảo việc giao hàng hoá đúng thời hạn, giúp các công ty, doanh nghiệp sản xuất tránh tình trạng phải ngừng sản xuất do thiếu hàng, hết hàng ở một vài bộ phận. Giúp hỗ trợ nhân viên cảng điều hành tiến độ lưu thông hàng hoá giảm ùn tắc, cải thiện tiến độ giao hàng và phân bổ nguồn lực tốt hơn.

  • Duy trì độ uy tín về dịch vụ vận chuyển của các công ty, doanh nghiệp giao hàng. Làm giảm tình trạng ô nhiễm môi trường do việc giao hàng bị trì trệ. ETD có thể thay đổi so với văn bản ban đầu, bởi nó phụ thuộc vào những yếu tố như: Khối lượng hàng hoá, phương tiện vận chuyển, mặt hàng, điều kiện thời tiết,...

Chính vì vậy mà việc xác định chính xác nhất ETD là vấn đề luôn được các công ty, doanh nghiệp xuất nhập khẩu và Logistic cần quan tâm. Nhờ vào kỹ thuật công nghệ cao, hiện đại như thuật toán AI sẽ giúp việc xác định ETD dễ dàng, độ chính xác cao hơn.

vai trò của edt trong lĩnh vực xuất khẩu và logistic
Vai trò của ETD trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và Logistic chính là đảm bảo giao hàng đúng hạn

3. Phân biệt ETD và ETA

Hai thuật ngữ ETD và ETA (Estimated Time of Arrival: thời gian dự kiến đến) khác nhau nhưng vẫn thường xuyên bị nhầm lẫn. Để tránh việc nhầm lẫn, hãy cùng xem điểm giống và khác nhau giữa 2 thuật ngữ này:

3.1. Điểm giống nhau giữa ETD và ETA

  • Thời gian thực tế thường không chính xác so với dự kiến. ETD là thời gian dự kiến khởi hành mà không nhất thiết phải là cảng đầu tiên vận chuyển. Mà tàu sẽ đến nhiều cảng khác nhau, do đó thời gian của từng cảng cũng sẽ được xác định dự kiến.

  • Thời gian khởi hành và cập bến dự kiến không chính xác do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó chủ yếu là do ảnh hưởng bởi thời tiết.

Vì vậy, nhân viên bên Logistic phải có nhiệm vụ giải thích cho khách hàng hiểu rằng đây chỉ là thời gian dự kiến nên sẽ không chuẩn xác tuyệt đối. Tránh dẫn đến việc khách hàng bị nhầm lẫn và có thái độ không hài lòng khi hàng giao không đúng với dự kiến.

3.2. Điểm khác nhau giữa ETA và ETD là gì?

  • ETD (Estimated/Expected Time of Departure) là thời gian khởi hành của lô hàng sau khi rời kho được xác định theo ngày và giờ. ETA (Estimated Time of Arrival) nghĩa là hàng hoá đã về đến điểm cuối của quá trình vận chuyển. Như vậy, ETD dùng để xác định thời gian khởi hành, còn ETA dùng để xác định thời gian đến.

  • Phương thức vận chuyển khác nhau như hàng không, đường biển đi quốc tế hoặc vận chuyển nội địa như hàng không, xe tài hoặc tàu hoả.

  • Điểm khác biệt nữa của ETD và ETA là thời gian vận chuyển phụ thuộc vào điều kiện giao hàng.

phân biệt cụ thể etd và eta
Phân biệt sự khác nhau giữa ETD và ETA

4. Những yếu tố ảnh hưởng tới ETD

Hiện nay, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thời gian giao nhận hàng:

  • Phương tiện vận chuyển: Mỗi một loại phương tiện vận chuyển khác nhau sẽ có tốc độ khác nhau như: Máy bay, tàu biển, tàu hoả, xe tải,...

  • Khối lượng và kích thước của hàng hoá: Khối lượng và kích thước có ảnh hưởng khá lớn đến tốc độ di chuyển hàng hoá. Chẳng hạn: Hàng hóa cồng kềnh nặng thì quá trình vận chuyển sẽ phải chậm hơn so với các hàng hoá nhẹ khác.

  • Thuộc tính của hàng hoá: Đối với các loại hàng hoá có nguy cơ dễ hư hỏng thì thời gian vận chuyển cần ngắn hơn. Mặt khác, các mặt hàng dễ vỡ sẽ cần di chuyển chậm để tránh bị rơi vỡ.

  • Điều kiện thời tiết: Thời tiết ảnh hưởng khá lớn đến ETD, điều kiện thời tiết xấu sẽ khiến cho việc xuất phát hàng gửi muộn hơn so với dự kiến.

các yếu tố ảnh hướng tới etd
Các yếu tố ảnh hưởng tới ETD bao gồm phương tiện, thuộc tính hàng hoá, điều kiện thời tiết...

5. Các biện pháp phòng tránh rủi ro ETD

Sau khi đã tìm hiểu rõ ETD là gì và những yếu tố ảnh hưởng đến nó thì việc cần phải quan tâm tiếp theo là những gì để tránh gặp phải rủi ro. Nếu bạn biết cách phòng tránh thì sẽ hạn chế đáng kể được những sai sót xảy ra. Cụ thể:

  • Nắm bắt được tin tức về hàng hoá mỗi ngày để có phương án xử lý kịp thời. Bên công ty Logistic sẽ có trách nhiệm thông báo cho khách về sự cố không mong muốn và có kế hoạch đảm bảo hàng hóa về nhanh nhất.

  • Thường xuyên quan tâm đến quá trình vận chuyển hàng hoá như: Luôn cập nhật thông tin về tên phương tiện, số chuyến/số hiệu, lịch trình di chuyển và thời gian cập bến/cảng,...

  • Theo dõi tin tức trên các website: Hiện nay có nhiều doanh nghiệp ngành Logistic đã có website và những thông tin liên quan đều được đăng tải và cập nhật thường xuyên. Việc này sẽ giúp khách hàng dễ dàng tra cứu vị trí của tàu trong vòng 24 giờ bằng nhiều cách khác nhau. Bạn có thể kiểm tra bằng cách định vị vệ tinh hoặc do nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển gửi qua.

  • Đơn vị Logistics phải giới thiệu rõ về số chuyến, thời gian vận hành, các vấn đề phương tiện hay gặp trong quá trình vận chuyển. Việc này sẽ giúp bạn chủ động lên phương án dự phòng, và hạn chế tối đa những ảnh hưởng xấu đến tiến độ và thời gian giao nhận hàng.

  • Nên chọn các công ty Logistic có quy mô và thời gian hoạt động lâu năm, có uy tín để hạn chế tối đa các sai sót chậm trễ trong quá trình vận chuyển hàng hoá.

các biện pháp phòng tránh rủi ro etd
Các biện pháp phòng tránh rủi ro ETD

6. Một số thuật ngữ khác trong Logistic

  • ATD (Actual Time of Department) nghĩa là thời gian khởi hành thực tế của lô hàng trong quá trình vận chuyển. Ngoài ra, ATD cũng là thời điểm về việc khởi hành của máy bay hay tàu thuyền. Trong khi ETD (Estimated Time of Departure) là một yếu tố đã được xác định thì ATD chỉ được cập nhật sau khi lô hàng đã được vận chuyển.

  • ATA (Actual Time of Arrival) là phiên bản đối chiến của ATD, mô tả thời gian lô hàng đến điểm cuối trong hành trình vận chuyển. ATA thường được sử dụng trong ngành vận tải, khoa học kỹ thuật và quân sự.

  • ECT (Estimated Completion Time): Thời điểm ước tính giao dịch được hoàn tất. Tuy nhiên, ECT được sử dụng phổ biến trong ngành dịch vụ thay vì giao hàng. ETC quan trọng đối với các chuyên gia về tín bảo trì và dịch vụ trong trường hợp cuộc hẹn về dịch vụ có thể kéo dài khoảng vài giờ đồng hồ.

  • ETB (Estimated Time of Berthing): Là thời gian dự kiến tàu cập bến cảng cuối trong hành trình. Thuật ngữ này sẽ được sử dụng trong các thông báo trước khi lên tàu.

Trên đây là giải đáp chi tiết cho câu hỏi ETD là gì, sự khác biệt giữa ETD và ETA, cũng như vai trò của nó như thế nào đã được trình bày cụ thể. Hy vọng, với những thông tin này sẽ giúp bạn đọc có thêm nhiều thông tin hữu ích và kinh nghiệm về lĩnh vực này. Từ đó giúp bạn công tác hiệu quả hơn cho công việc trong ngành Logistic.

Xem thêm:

Danh sách việc làm, tuyển dụng các tỉnh thành
Việc làm Hưng Yên Việc làm An Giang
Việc làm Khánh Hòa Việc làm Bà Rịa – Vũng Tàu
Việc làm Kiên Giang Việc làm Bắc Giang
Việc làm Kon Tum Việc làm Bạc Liêu
Việc làm Lai Châu Việc làm Bắc Ninh
Việc làm Lâm Đồng Việc làm Bắc Kạn
Việc làm Lạng Sơn Việc làm Bến Tre
Việc làm Lào Cai Việc làm Bình Định
Việc làm Long An Việc làm Bình Dương
Việc làm Nam Định Việc làm Bình Phước
Việc làm Nghệ An Việc làm Bình Thuận
Việc làm Ninh Bình Việc làm Cà Mau
Việc làm Ninh Thuận Việc làm Cần Thơ
Việc làm Phú Thọ Việc làm Cao Bằng
Việc làm Phú Yên Việc làm Đà Nẵng
Việc làm Quảng Bình Việc làm Đắk Lắk
Việc làm Quảng Nam Việc làm Đắk Nông
Việc làm Quảng Ngãi Việc làm Điện Biên
Việc làm Quảng Ninh Việc làm Đồng Nai
Việc làm Quảng Trị Việc làm Đồng Tháp
Việc làm Sóc Trăng Việc làm Gia Lai
Việc làm Sơn La Việc làm Hà Giang
Việc làm Tây Ninh Việc làm Hà Nam
Việc làm Thái Bình Việc làm Hà Nội
Việc làm Thái Nguyên Việc làm Hà Tĩnh
Việc làm Thanh Hóa Việc làm Hải Dương
Việc làm Thừa Thiên Huế Việc làm Hải Phòng
Việc làm Tiền Giang Việc làm Hậu Giang
Việc làm TP Hồ Chí Minh Việc làm Hòa Bình
Việc làm Trà Vinh Việc làm Vĩnh Long
Việc làm Tuyên Quang Việc làm Vĩnh Phúc
Việc làm quốc tế Việc làm Yên Bái

Mẫu CV hot theo ngành nghề