Đóng góp bởi: CEO Tony Vũ
Ngày xuất bản: Thứ Tư, 03/04/2024 09:23:00 +07:00 Theo dõi Job3s trên Job3s Google News
1 lượt xem
6 phút đọc

Chỉ số NPV là gì trong dự án? Điểm mạnh và điểm yếu của NPV?

NPV là một chỉ số phổ biến được các nhà đầu tư sử dụng nhưng không phải ai cũng biết NPV là gì. Chỉ số này được dùng để đánh giá mức độ khả thi của một dự án nào đó, nhờ phân tích dòng tiền chiết khấu. NPV được coi là một căn cứ quan trọng quyết định có nên xuống tiền hay không của các nhà đầu tư.

1. Tìm hiểu về NPV là gì?

NPV là giá trị hiện tại ròng, viết tắt của Net Present Value. Đây được hiểu là phần chênh lệch giữa giá trị hiện tại của dòng tiền vào và tiền ra của một thời điểm nào đó.

Người ta sử dụng NPV để lập ngân sách vốn, lên kế hoạch đầu tư để có thể phân tích khả năng sinh lời của một dự án nào đó sắp tới. Những dự án có NPV dương thì đáng xuống tiền còn những dự án cho ra NPV âm thì thường không được đầu tư.

NPV là gì mà được nhiều nhà đầu tư đặc biệt quan tâm
NPV là gì mà được nhiều nhà đầu tư đặc biệt quan tâm

2. Phân tích ưu và nhược điểm của NPV

Là chỉ số quan trọng, thậm chí có những ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng xuống tiền của các nhà đầu tư nhưng NPV vẫn có những ưu - nhược điểm riêng. Vậy ưu nhược điểm của chỉ số NPV là gì?

2.1. Ưu điểm của NPV là gì?

Chỉ số NPV sở hữu rất nhiều ưu điểm nổi bật, ví dụ như:

  • Dễ sử dụng: Chỉ số NPV là một cách xác định mức độ hấp dẫn của một khoản đầu tư nào đó, giúp xác định giá trị hiện tại của khoản lãi hoặc lỗ của một dự án đầu tư. Vì thế, NPV sẽ giúp các chủ đầu tư có thể dễ dàng đưa ra những quyết định an toàn.

  • Dễ so sánh: NPV giúp so sánh các khoản đầu tư tiềm năng. Các nhà đầu tư có thể so sánh tính khả thi của mỗi phương án. Khi có nhiều phương án, nhà đầu tư chỉ cần chọn phương án có NPV cao nhất, đem đến nhiều giá trị nhất cho công ty. Trường hợp không có phương án nào cao nhất thì nhà đầu tư có thể không chọn phương án nào cả để an toàn nhất cho công ty.

  • Dễ dàng tùy chỉnh: NPV thậm chí có thể tùy chỉnh để đảm bảo tính chính xác cho các khoản đầu tư và nhu cầu tài chính của công ty. Chẳng hạn, tỷ lệ chiết khấu có thể được điều chỉnh để hạn chế rủi ro.

Không khó để bạn xác định được ưu điểm của chỉ số NPV là gì
Việc tìm hiểu NPV là gì giúp bạn nắm được nhiều ưu điểm nổi bật của chỉ số này

2.2. Nhược điểm NPV là gì?

Tuy nhiên, chỉ số này vẫn tồn tại một số nhược điểm cần cải thiện để tối ưu hiệu quả, cụ thể như:

  • Chỉ giải thích sơ lược tính khả thi chứ không đi vào chi tiết: Khi đã xác định được số NPV là dương, âm, hay bằng 0, nhà đầu tư chỉ biết được nó có thực sự khả thi hay không chứ không thể giải thích được một cách cặn kẽ. Đối với một chuyên viên tài chính, họ khó lòng báo cáo với cấp trên dự án không có tính khả thi khi chỉ dựa trên các phép tính của NPV.

  • Con số được tính chỉ là ước lượng: Thực tế, NPV không phải là một con số cố định vì chúng ta có thể tác động đến khoản thu vào dựa theo những chính sách phù hợp. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể điều chỉnh số tiền mà mình bỏ ra. Do đó, NPV thuộc giá trị dương hay âm còn tùy theo sự quyết định của nhà đầu tư. Họ có thể thay đổi được giá trị này bằng cách thay đổi mức chi phí hoặc cách vận hành dự án làm tăng doanh thu.

  • Đòi hỏi tính chính xác cao: NPPV cần nhà đầu tư phải tính toán một cách chính xác các chi phí. Đối với những dự án dài hạn thì chúng ta khó có thể xác định được khoản chi phí với một con số chuẩn khi chưa có số liệu thống kê cụ thể.

NPV cũng tồn tại nhiều nhược điểm cần khắc phục
NPV cũng tồn tại nhiều nhược điểm cần khắc phục

Vậy nên, trên thực tế thì nhiều người đã phát triển chi phí vốn trở thành tỷ suất chiết khấu hoặc gọi cách khác là tỷ suất sinh lợi tối thiểu chấp nhận được. Ngoài ra, NPV còn có một nhược điểm khác nữa là nó không cho nhà đầu tư biết khả năng sinh lợi tính theo tỷ lệ %. Điều này làm ảnh hưởng đến việc lựa chọn cơ hội đầu tư.

3. Cách tính NPV đơn giản

NPV có công thức tính toán cố định cho nên các nhà đầu tư chỉ cần dựa theo công thức này là có thể xác định kết quả và đưa ra quyết định đúng đắn:

NPV = ⨊(P/ (1+i)t ) – C

Trong đó:

  • P: dòng tiền thu vào ở một thời điểm nhất định.

  • i: tỷ lệ chiết khấu/mức tỷ lệ hoàn vốn.

  • t: thời gian để tính toán dòng tiền của dự án.

  • C: khoản chi phí đầu tư ban đầu.

Một cách dễ nhớ nhất là:

NPV = Giá trị hiện tại dòng tiền dự kiến - Giá trị hiện tại tiền đầu tư.

Kết quả của NPV có thể xảy ra sẽ có nhiều trường hợp khác nhau. Thông qua kết quả của phương pháp này, nhà đầu tư có thể xác định được mình có nên xuống tiền cho một dự án đó hay không. Cụ thể, giá trị hiện tại ròng NPV sẽ có 3 kết quả như sau:

  • NPV dương (NPV > 0) : nghĩa là dự án hay khoản đầu tư này có thể sinh lời, đáng để đầu tư.

  • NPV âm (NPV < 0) thì ngược lại, đây là dự án/khoản đầu tư không có khả năng sinh lời cho nên không nên bỏ vốn. Khoản đầu tư này có thể dẫn đến lỗ ròng.

  • NPV bằng không (NPV = 0): nghĩa là dự án không sinh lời cũng như không tốn kém. Trường hợp này, công ty cần xem xét kỹ càng về định vị chiến lược, tài sản thương hiệu,...

Xem thêm: BOM Là Gì? Vai Trò, Ý Nghĩa Và Cách Xây Dựng BOM Hoàn Hảo

4. Một số lưu ý khi áp dụng NPV

Khi đã hiểu NPV là gì và biết cách tính NPV thì có thể thấy đây là một phương pháp lập ngân sách vốn hữu ích. Phương pháp này được sử dụng rộng rãi nhưng quan trọng là phải biết cách sử dụng sao cho hiệu quả. Cụ thể như sau

4.1. Biết cách sử dụng giả định và ước tính

Đầu tiên, cần sử dụng các giả định và ước tính, nhất quán cho dòng tiền và tỷ lệ chiết khấu. Đồng thời, bạn phải biết cách cập nhật chúng thường xuyên. Hãy tiến hành phân tích độ nhạy để kiểm tra NPV thay đổi ra sao. Sau đó xác định các yếu tố thúc đẩy và rủi ro của dự án.

Bạn cần lưu ý một số điểm khi áp dụng NPV
Bạn cần lưu ý một số điểm khi áp dụng NPV

4.2. Không phải NPV cao hơn là tốt hơn

Khi tiến hành so sánh NPV thì cần lưu ý rằng không phải lúc nào NPV cao hơn thì khoản đầu tư đó là tốt hơn. Chẳng hạn như quy mô dự án lớn hơn, chi phí lớn hơn thì NPV cũng sẽ cao hơn. Do đó, điều quan trọng là bạn phải biết cách đánh giá lợi tức của khoản đầu tư dựa theo tỷ lệ phần trăm. Từ đó mới có thể đánh giá được chính xác về khoản đầu tư nào đem đến lợi nhuận tốt hơn.

Bên cạnh đó, cần thiết cân nhắc về năng lực làm việc của tổ chức trong dự án. Tránh trường hợp họ thiếu năng lực và không phù hợp mới mục tiêu chiến lược đề ra của bạn.

Xem thêm: Doanh Nghiệp SMEs Là Gì? Những Điều Bạn Chưa Biết Về Doanh Nghiệp SMEs

4.3. NPV không phù hợp cho dự án không có lợi ích về tiền

Phương pháp NPV sẽ không phù hợp cho các dự án không có lợi ích về tiền hay là không được đo lường bằng tiền. Ví dụ như các dự án do chính phủ tài trợ, dự án tổ chức từ thiện, dự án xã hội, chính trị, quân sự…

Trường hợp có sự kết hợp giữa lợi ích về tiền mặt và phi tiền mặt, dự án với NPV âm thì vẫn được. Tuy nhiên, phải với điều kiện là lợi ích phi tiền mặt đó phải xứng đáng với đồng tiền bỏ ra để bù đắp vào phần chênh lệch.

NPV sẽ giúp chúng ta có thể tính được giá trị dòng tiền dự kiến trong tương lai. Phương pháp này thường rất hữu ích đối với các phương án đầu tư. Tuy nhiên, đây không phải là một phương pháp hoàn hảo mà không có sai lầm. Các nhà đầu tư cũng cần phải nhìn vào mặt hạn chế của NPV để có những quyết định sáng suốt nhất cho mình.

Chỉ số NPV chỉ thực sự hữu ích với những dự án liên quan đến lợi ích về tiền
Chỉ số NPV chỉ thực sự hữu ích với những dự án liên quan đến lợi ích về tiền

Trên đây là thông tin về NPV là gì, cách tính NPV ra sao và các ưu điểm cũng như nhược điểm của phương pháp này. Hy vọng với những thông tin trên đây, bạn đọc sẽ có được cái nhìn khách quan nhất và áp dụng NPV một cách hiệu quả.

Danh sách việc làm, tuyển dụng các tỉnh thành
Việc làm Hưng Yên Việc làm An Giang
Việc làm Khánh Hòa Việc làm Bà Rịa – Vũng Tàu
Việc làm Kiên Giang Việc làm Bắc Giang
Việc làm Kon Tum Việc làm Bạc Liêu
Việc làm Lai Châu Việc làm Bắc Ninh
Việc làm Lâm Đồng Việc làm Bắc Kạn
Việc làm Lạng Sơn Việc làm Bến Tre
Việc làm Lào Cai Việc làm Bình Định
Việc làm Long An Việc làm Bình Dương
Việc làm Nam Định Việc làm Bình Phước
Việc làm Nghệ An Việc làm Bình Thuận
Việc làm Ninh Bình Việc làm Cà Mau
Việc làm Ninh Thuận Việc làm Cần Thơ
Việc làm Phú Thọ Việc làm Cao Bằng
Việc làm Phú Yên Việc làm Đà Nẵng
Việc làm Quảng Bình Việc làm Đắk Lắk
Việc làm Quảng Nam Việc làm Đắk Nông
Việc làm Quảng Ngãi Việc làm Điện Biên
Việc làm Quảng Ninh Việc làm Đồng Nai
Việc làm Quảng Trị Việc làm Đồng Tháp
Việc làm Sóc Trăng Việc làm Gia Lai
Việc làm Sơn La Việc làm Hà Giang
Việc làm Tây Ninh Việc làm Hà Nam
Việc làm Thái Bình Việc làm Hà Nội
Việc làm Thái Nguyên Việc làm Hà Tĩnh
Việc làm Thanh Hóa Việc làm Hải Dương
Việc làm Thừa Thiên Huế Việc làm Hải Phòng
Việc làm Tiền Giang Việc làm Hậu Giang
Việc làm TP Hồ Chí Minh Việc làm Hòa Bình
Việc làm Trà Vinh Việc làm Vĩnh Long
Việc làm Tuyên Quang Việc làm Vĩnh Phúc
Việc làm quốc tế Việc làm Yên Bái

Mẫu CV hot theo ngành nghề