Bật mí cách nấu cháo chân gà cho bé ăn hoài không chán

Đóng góp bởi:   Jay Trịnh
Thứ Ba, 02/01/2024 20:15:00 +07:00
Cách nấu cháo chân gà cho bé không quá phức tạp. Chỉ cần một vài nguyên liệu có sẵn, bạn đã dễ dàng tạo nên được món ăn dặm thơm ngon, hấp dẫn giúp bé ăn ngoan, tăng cân vù vù.

1. Thành phần dinh dưỡng có trong chân gà

Chân gà là một bộ phận trong cơ thể của con gà, có hương vị độc đáo và kết cấu mềm mại dễ gây nghiện. Chân gà được chế biến thành rất nhiều món ăn hấp dẫn khác nhau. Có thể tìm thấy thực phẩm này trong nhiều nền ẩm thực trên thế giới. Cùng tìm hiểu hàm lượng dinh dưỡng và cách nấu cháo chân gà cho bé.

Hàm lượng dinh dưỡng trong chân gà gồm có:

  • Calories: 150 calo

  • Protein: 19g

  • Carbohydrate: 4g

  • Chất béo: 8g

  • Vitamin A: 100 UI

  • Folate: 86mg

  • Choline: 13mg

  • Canxi: 88 mg

  • Phốt pho: 83mg

  • Axit béo omega 3: 187mg

  • Axit béo omega 6: 2571mg

thành phần dinh dưỡng có trong chân gà
Trong chân gà có chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe

2. Các công dụng của chân gà đối với sức khỏe

Trước khi tìm hiểu cách nấu cháo chân gà cho bé thì các mẹ cần phải nắm được công dụng của chân gà đối với sức khoẻ như thế nào. Theo một số nghiên cứu, ăn chân gà có tác dụng:

2.1. Cải thiện hệ thống miễn dịch

Trong chân gà có chứa hàm lượng khoáng chất cao, giúp ích cho việc tăng cường hệ miễn dịch trong cơ thể. Ngoài ra, nó còn cung cấp một số khoáng chất khác như photpho, đồng, magie, kẽm và canxi, rất hữu ích trong việc khắc phục các cuộc tấn công từ virus gây bệnh.

2.2. Giúp làn da tươi sáng, đẹp hơn

Nguồn collagen trong chân gà vô cùng dồi dào, giúp tái tạo tế bào và duy trì da khỏi các tác hại không tốt cho cơ thể. Nó cũng có công dụng làm tăng độ đàn hồi của da và ngăn ngừa lão hoá sớm giúp cho da trở nên căng bóng hơn. Vì thế mà một số bác sĩ khuyên nên ăn chân gà để làm đẹp cho da.

2.3. Hỗ trợ chữa lành vết thương

Một số thành phần protein và hàm lượng collagen trong chân gà khi kết hợp với albumin thì có khả năng tăng tốc độ chữa lành vết thương nhanh chóng và cũng giúp khắc phục tổn thương tế bào.

Ngoài khả năng chữa lành vết thương, ăn chân gà còn có công dụng giúp cơ thể tấn công nhiễm trùng. Tiêu diệt các vi khuẩn làm tổn thương tế bào một cách nhanh chóng. Từ đó, cơ thể sẽ chống lại sự tấn công của vi khuẩn hiệu quả hơn.

2.4. Giúp xương chắc khỏe

Sử dụng chân gà thường xuyên sẽ giúp xương chắc khỏe, bởi nó có chứa nhiều chất dinh dưỡng như sụn, protein, canxi, collagen. Vì vậy mà người già và trẻ nhỏ ăn chân gà rất tốt cho sức khỏe.

cách nấu cháo chân gà cho bé
Sử dụng chân gà để nấu nhiều món ăn thơm ngon, bổ dưỡng

2.5. Làm giảm huyết áp

Chân gà chứa nhiều protein và collagen hơn phần thịt ức gà. Loại protein có trong thực phẩm này có công dụng làm giảm huyết áp. Còn collagen có thể làm giảm nồng độ renin trong huyết tương, để không làm cho huyết áp cao lên. Trong chân gà cũng chứa kali, nên những người bị tăng huyết áp sẽ được hỗ trợ cân bằng lại.

2.6. Khắc phục các vấn đề về hệ tiêu hoá

Chân gà có chứa glucosamine, chondroitin, collagen và protein, đây đều là những chất cần thiết giúp cho hệ tiêu hoá trở nên khỏe mạnh hơn.

2.7. Giúp cân bằng tiết tố

Kẽm là chất quan trọng trong việc cân bằng nội tiết tố trong cơ thể. Được biết, trong chân gà có chứa hàm lượng mẽ có thể đáp ứng ít nhất ⅓ nhu cầu của cơ thể. Chất béo tốt có trong chân gà cũng giúp cải thiện hiệu suất của các tuyến trong cơ thể. Sức khoẻ của hệ thống mạch máu do tác động của collagen đóng vai trò giúp giữ máu, và cung cấp cho một số điểm kiểm soát nội tiết tố bao gồm hệ thống thần kinh trung ương trong não và một số tuyến trên toàn cơ thể.

2.8. Giảm căng thẳng, mệt mỏi

Chân gà cũng sản xuất một số loại axit amin rất tốt cho cơ thể. Một loại axit amin được giải phóng từ móng vuốt là arginine. Chất này có tác dụng giúp cho cơ thể giải phóng hormone giúp giảm cảm giảm căng thẳng và đau khổ.

2.9. Hỗ trợ hấp thụ chất dinh dưỡng

Rất nhiều người vẫn hay thắc mắc ăn chân gà có béo không. Câu trả lời là không, vì trong thực phẩm này có chứa hàm lượng chất béo tốt, không gây nên tình trạng tăng cân. Chất này rất cần thiết trong việc hỗ trợ cơ thể hấp thu một số chất dinh dưỡng khác.

3. Cách nấu cháo chân gà cho bé

Nguyên liệu nấu cháo chân gà:

  • Chân gà: 10 cái

  • Trứng gà non (hoặc lòng đỏ trứng gà): 1 quả

  • Bí đỏ: 1 miếng nhỏ

  • Gạo tẻ: định lượng theo nhu cầu của bé

  • Hành trắng (củ hành của cây hành lá tươi)

  • Dầu ăn dinh dưỡng cho trẻ em

  • Gia vị cơ bản

Cách nấu cháo chân gà cho bé

Bước 1: Các mẹ có thể tự mua chân gà sơ chế sẵn hoặc tự làm thịt gà. Nếu làm thịt gà thì lưu ý sau khi nhúng gà để vặt lông, bạn phải nhúng cả chân gà để dễ dàng bóc đi phần da bên ngoài của chân gà và bóc vỏ đi phần móng cứng.

Nếu mua chân gà đã sơ chế sẵn thì đem về rửa sạch, chặt sặt móng. Gạo đem vo sạch, rồi cho gà và chân gà vào ninh cùng nhau như nấu cháo bình thường.

Bước 2: Gọt vỏ bí đỏ, cho vào hấp cách thuỷ cho chín. Dùng muỗng dằm cho nhuyễn ra. Đầu hành trắng (phần củ của củ hành lá tươi) đem băm nhỏ, sau đó trộn đều với bí đỏ đã dằm.

cách nấu cháo chân gà cho bé
Cách nấu cháo chân gà cho bé đơn giản, dễ chế biến

Bước 3: Khi cháo đã nấu sôi, gạo nở và mềm, chân gà đã chín thì vớt chân gà ra, gỡ lấy da và gân, bỏ phần xương. Băm da và gân cho thật nhỏ. Khi cháo đang sôi thì thêm trứng gà non hay lòng đỏ trứng vào cháo, khuấy đều.

Thêm bí đỏ và da, gân gà vào. Nêm nếm gia vị sao cho vừa với khẩu vị của bé (đối với trẻ trên 1 tuổi).

Đun sôi cháo thêm một lúc nữa thì thêm một chút dầu dinh dưỡng dành cho trẻ rồi tắt bếp, bắc nồi và múc cháo ra bát. Để cháo hơi âm ấm thì cho bé thưởng thức.

hướng dẫn cách nấu cháo chân gà cho bé
Cách nấu cháo chân gà cho bé với các bước dễ làm

4. Cách nấu cháo chân gà cho bé khi đã rút xương

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 01 gói chân gà rút xương: 10 cái

  • 02 chén cơm

  • 03 cái giò cháo quầy dùng kèm

  • Hành ngò: 20g

  • Gia vị: Muối, nước mắm

(Công thức nấu cháo dành cho bé trên 1 tuổi)

cách nấu cháo chân gà rút xương cho bé
Chân gà rút xương đã được sơ chế sạch sẽ

Cách chế biến:

  • Bước 1: Cho 2 chén cơm vào nồi thêm nước và nấu thành cháo. Tiếp theo, bóp chân gà với muối, rửa lại cho sạch rồi cho vào nồi cháo kèm một chút muối. Lưu ý không đậy nắp nồi để trào ra ngoài.

  • Bước 2: Khi cháo chín nhừ thì thêm chút nước mắm vào khuấy đều cho thơm. Múc cháo ra bát cho thêm hành ngò thái nhỏ, một chút tiêu xay và giò cháo quẩy cắt nhỏ. Các mẹ có thể thay chân gà rút xương bằng sườn, giò heo, cánh gà, xương heo, đùi gà nếu muốn.

cách nấu cháo chân gà rút xương cho bé
Cách nấu cháo chân gà cho bé đã rút sẵn xương

5. Một số lưu ý khi sử dụng chân gà

Trong quá trình chế biến cháo chân gà, các mẹ cần phải lưu ý một số vấn đề sau để món ăn đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn sạch sẽ:

5.1. Tìm nguồn chân gà an toàn

Hiện nay, có rất nhiều trang trại chăn nuôi gà tiêm hormone tăng trưởng để nó phát triển nhanh hơn. Thông thường, các mũi tiêm sẽ được tiêm vào cánh hoặc chân gà. Vì vậy, các chất độc hại này có thể hấp thụ đến cơ thể người dùng khi ăn. Từ đó sẽ dẫn đến tình trạng ung thư và một số bệnh nguy hiểm khác.

5.2. Vệ sinh sạch sẽ

Người dùng cần vệ sinh chân gà sạch sẽ trước khi chế biến vì nó chứa rất nhiều vi khuẩn. Để đảm bảo vệ sinh, bạn cần phải làm sạch hoàn toàn chân gà, cắt móng chân và nấu đun sôi cho đến khi chín hoàn toàn.

5.3. Ăn với liều lượng phù hợp

Mặc dù trong chân gà có chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng cũng có hàm lượng chất nguy hại cho cơ thể. Vì vậy, hãy sử dụng chân gà với một liều lượng nhất định nhằm đảm bảo sức khỏe cho bé.

Mong rằng với cách nấu cháo chân gà cho bé này các mẹ sẽ chế biến ra những món ăn ngon, đầy đủ chất dinh dưỡng giúp bé lớn nhanh và khoẻ mạnh. Vì bé ăn được rất ít nên các mẹ không nên nấu quá nhiều cháo cùng một lúc, và cũng nên kết hợp với một số món khác để bé đỡ bị ngấy. Chúc các mẹ nấu thành công!

Xem thêm:

Bài viết liên quan
Uống nước lá đinh lăng hàng ngày có tốt không? Những người này cấm kỵ sử dụng

Uống nước lá đinh lăng hàng ngày có tốt không? Những người này cấm kỵ sử dụng

Uống nước lá đinh lăng hàng ngày có tốt không là một trong những vấn đề quan trọng được nhiều người dùng đặt ra. Mặc dù loại lá này có chứa khá nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể nhưng nếu lạm dụng quá nhiều sẽ gây nên một số tác hại cho sức khỏe. Do đó, bạn cần nắm rõ những lưu ý khi sử dụng loại nước uống này.
Xem thêm »
Vỏ tôm có canxi không? Sai lầm tai hại hầu như ai cũng từng mắc phải

Vỏ tôm có canxi không? Sai lầm tai hại hầu như ai cũng từng mắc phải

Biết được vỏ tôm có canxi không sẽ giúp bạn dễ dàng đưa ra quyết định đối với bộ phận này khi sơ chế nguyên liệu. Bên cạnh đó, các chuyên gia dinh dưỡng cũng sẽ gợi ý cách sử dụng thực phẩm này trong bữa ăn đảm bảo an toàn sức khỏe và cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Xem thêm »
Ăn trứng nhiều có tốt không? Những tác hại khôn lường nhiều người thường chủ quan

Ăn trứng nhiều có tốt không? Những tác hại khôn lường nhiều người thường chủ quan

Giải đáp thắc mắc ăn trứng nhiều có tốt không là điều cần thiết để xây dựng cho bạn một thói quen ăn uống lành mạnh, đầy đủ dưỡng chất. Việc nắm rõ được thông tin này cũng giúp bạn cân bằng dinh dưỡng cho cơ thể và tránh được các tác hại không tốt cho sức khỏe khi sử dụng quá nhiều thực phẩm này.
Xem thêm »
Cách uống hoa đu đủ đực khô tốt nhất cho sức khỏe: Chớ phạm sai lầm này

Cách uống hoa đu đủ đực khô tốt nhất cho sức khỏe: Chớ phạm sai lầm này

Đa số người dùng hiện nay thường tìm hiểu cách uống hoa đu đủ đực khô và chế biến để thưởng thức ngay tại nhà. Đây là nguyên liệu được đánh giá cao bởi lợi ích nổi bật trong quá trình chăm sóc làn da cũng như sức khỏe. Sau khi thực hiện và sử dụng, bạn sẽ nhanh chóng thấy được sự thay đổi trong cơ thể.
Xem thêm »
Bầu 4 tháng ăn đu đủ xanh được không? Lưu ý điều này để thai nhi luôn khỏe mạnh

Bầu 4 tháng ăn đu đủ xanh được không? Lưu ý điều này để thai nhi luôn khỏe mạnh

Mẹ bầu 4 tháng ăn đu đủ xanh được không? Mặc dù đu đủ xanh chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất nhưng bà bầu vẫn cần cân nhắc xem có nên ăn loại thực phẩm này hay không để bảo an toàn cho sức khỏe của mình và thai nhi.
Xem thêm »
Nên uống bao nhiêu viên dầu cá mỗi ngày và những lưu ý cần biết

Nên uống bao nhiêu viên dầu cá mỗi ngày và những lưu ý cần biết

Nên uống bao nhiêu viên dầu cá mỗi ngày? Trong các loại thực phẩm chức năng, dầu cá là một trong những loại được sử dụng phổ biến bởi nó được chứng minh tốt cho tim mạch và não bộ. Tuy nhiên, bạn cần nắm rõ liều lượng trước khi sử dụng, cụ thể là nên uống bao nhiêu viên dầu cá mỗi ngày? Uống đúng liều lượng dầu cá vừa giúp cơ thể bạn hấp thụ tối đa dưỡng chất vừa giúp phòng ngừa những tác dụng phụ.
Xem thêm »
Mách bạn cách nấu lẩu gà thập cẩm ngon nhất, làm đầu bếp tại gia thật dễ

Mách bạn cách nấu lẩu gà thập cẩm ngon nhất, làm đầu bếp tại gia thật dễ

Cách nấu lẩu gà thập cẩm ngon nhất ai cũng thực hiện thành công. Còn gì tuyệt vời hơn vào cuối tuần cả nhà quây quần bên một nồi lẩu nghi ngút khói? Có đến hàng trăm biến tấu lẩu, trong đó cách nấu lẩu gà thập cẩm ngon nhất dưới đây sẽ giúp bạn có được món lẩu ngon, thanh mát, hợp vị cho mọi thành viên. Xắn tay vào bếp ngay và trổ tài thôi nào!
Xem thêm »
Thiếu máu chóng mặt nên uống thuốc gì và cách phòng ngừa?

Thiếu máu chóng mặt nên uống thuốc gì và cách phòng ngừa?

Hiểu rõ thiếu máu chóng mặt nên uống thuốc gì để có thể chăm sóc sức khỏe cho mình? Chóng mặt do thiếu máu có thể bắt nguồn từ lối sống, chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hoặc những bệnh lý tiềm ẩn trong cơ thể. Tùy thuộc vào nguyên nhân mà bạn sẽ được bác sĩ kê đơn thuốc phù hợp.
Xem thêm »
Trẻ mấy tháng ăn được sữa chua? Ăn đúng cách con khỏe mẹ nhàn

Trẻ mấy tháng ăn được sữa chua? Ăn đúng cách con khỏe mẹ nhàn

Trẻ mấy tháng ăn được sữa chua? Sữa chua là thực phẩm rất tốt để bổ sung canxi và cung cấp lợi khuẩn đường ruột cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên nếu không biết được trẻ mấy tháng ăn được sữa chua, có thể mẹ đang chăm bé sai cách và làm ảnh hưởng sức khỏe của con. Cùng các chuyên gia tìm hiểu về thời điểm tốt nhất cho bé ăn sữa chua cũng như liều lượng phù hợp từng độ tuổi ngay sau đây.
Xem thêm »
Tác dụng của ớt chuông khi ăn sống - Cách ăn tốt nhất nhưng nhiều người không biết

Tác dụng của ớt chuông khi ăn sống - Cách ăn tốt nhất nhưng nhiều người không biết

Có rất nhiều tác dụng của ớt chuông khi ăn sống do loại quả này chứa các thành phần giàu dinh dưỡng và nhiều loại vitamin cần thiết. Theo đó, ăn ớt chuông giúp tăng cường thị lực, giảm thiểu thiếu máu, bảo vệ tim mạch, phòng ngừa bệnh ung thư, hỗ trợ tiêu hoá và giảm cân hiệu quả.
Xem thêm »

Mẫu CV hot theo ngành nghề

Back to top

Job3s có thể giúp gì cho bạn?
chat