Chairman là gì? Tất tần tật những điều cần biết về vị trí Chairman

Đóng góp bởi:   CEO Tony Vũ
Thứ Tư, 21/02/2024 16:49:00 +07:00
Chairman là gì? Chairman là Chủ tịch hội đồng quản trị, đại diện cho cổ đông và là người đứng đầu Ban Giám đốc. Vậy cụ thể, vai trò và nhiệm vụ của vị trí này như thế nào? Cùng chuyên gia của job3s.vn tìm hiểu trong bài viết sau.

1. Khái niệm Chairman là gì?

Chairman là gì? Chairman là Chủ tịch hội đồng quản trị, đứng đầu Hội đồng quản trị một tổ chức hay tập đoàn, đại diện cho cổ đông và điều phối hoạt động của Ban giám đốc. Chairman có vai trò và trách nhiệm lãnh đạo, điều hành và quản lý các hoạt động của tổ chức đó.

Chairman thường được bầu bởi Hội đồng quản trị dựa trên quy định của tổ chức, phải có sự uy tín, năng lực lãnh đạo và kinh nghiệm trong lĩnh vực mà tổ chức hoạt động.

định nghĩa khái niệm chairman là gì
Chairman là gì? Chairman là người đứng đầu Hội đồng quản trị một tổ chức hay tập đoàn

2. Vai trò, nhiệm vụ của Chairman

Nhiệm vụ của Chairman là gì? Họ là người là dẫn dắt Hội đồng quản trị, họ có vai trò đưa ra quyết định chiến lược quan trọng, giám sát hoạt động kinh doanh và thiết lập những tiêu chuẩn quản trị trong tổ chức. Chairman sẽ chịu trách nhiệm lớn nhất trong việc thúc đẩy hiệu suất làm việc của các thành viên Ban giám đốc và Hội đồng quản trị.

Vai trò, nhiệm vụ chính của một Chairman cụ thể như sau:

  • Lãnh đạo, dẫn dắt và giám sát các hoạt động, tạo điều kiện để Hội đồng quản trị và Ban giám đốc hoạt động hiệu quả.

  • Đảm bảo những cuộc họp diễn ra minh bạch và các quyết định được đưa ra một cách có cơ sở giúp các thành viên thảo luận về chiến lược, quản trị rủi ro, báo cáo và các hoạt động liên quan.

  • Đưa ra các quyết định hoặc hành động dựa trên ý kiến thống nhất của nhóm, đảm bảo các quyết định đáp ứng một cách chính xác và kịp thời.

  • Giám sát và đánh giá hoạt động của công ty, nhằm đảm bảo đạt được các mục tiêu và kế hoạch được thực hiện hiệu quả.

  • Chairman có thể sẽ phải đại diện cho tổ chức trong các sự kiện, cuộc họp hoặc các buổi gặp gỡ khác.

  • Giao tiếp và đàm phán hiệu quả với các thành viên hiệp hội và dẫn dắt, chủ trì các cuộc họp cổ đông.

  • Chairman quyết định các chiến lược quan trọng, có tầm nhìn trong tương lai và đưa ra các giải pháp hoặc kế hoạch dự phòng phù hợp.

vai trò nhiệm vụ của chairman
Chairman sẽ chịu trách nhiệm lớn nhất trong việc thúc đẩy hiệu suất làm việc của các thành viên Ban giám đốc và Hội đồng quản trị

Xem thêm: Mẫu cv xin việc chuyên nghiệp, top cv mẫu đẹp cho mọi ngành nghề

3. Các yếu tố cần có để trở thành Chairman là gì?

Khi đã nắm vững được khái niệm, vai trò và nhiệm vụ của Chairman là gì thì bạn cũng cần phải biết các yếu tố cần có để trở thành một Chairman:

3.1. Hiểu về tổ chức, doanh nghiệp

Một Chairman xuất sắc cần phải có cái nhìn tổng quan nhất về mục tiêu, sứ mệnh, chiến lược và các hoạt động để đưa ra quyết định dựa trên sự hiểu biết, nhận định đúng đắn, cũng như tránh các sai lầm trong quản lý tổ chức. Đồng thời, chủ tịch hội đồng quản trị cũng cần đưa ra các kế hoạch dự phòng cho những trường hợp không mong muốn có thể xảy ra.

3.2. Chủ trì các cuộc họp

Dẫn dắt và chủ trì các cuộc họp một cách hiệu quả là một kỹ năng quan trọng và cần thiết đối với một Chairman. Các quyết định đưa ra của Hội đồng quản trị ảnh hưởng đến vận mệnh của tổ chức nên đòi hỏi Chairman phải có khả năng chủ trì cuộc họp. Đồng thời, Chairman cần trình bày ý tưởng một cách rõ ràng và thuyết phục để đưa ra các quyết định quan trọng cũng như tạo sự đồng thuận giữa các thành viên trong một tổ chức, doanh nghiệp.

yếu tố cần có để trở thành chairman
Yếu tố cần có để trở thành một Chairman là gì?

3.3. Ảnh hưởng đến người khác

Chairman có trách nhiệm thúc đẩy các thành viên trong Hội đồng quản trị, Ban giám đốc phát huy tối đa khả năng của mình vì sự phát triển của tổ chức. Đồng thời, họ cũng cần gây dựng được sự uy tín và tôn trọng trong tổ chức của mình. Do đó, Chairman phải có khả năng lãnh đạo, biết cách lắng nghe, hiểu và hỗ trợ các thành viên đạt được mục tiêu chung của tổ chức.

3.4. Kiểm soát cảm xúc

Chairman chịu trách nhiệm cuối cùng về hoạt động của Hội đồng quản trị, Ban giám đốc và toàn bộ doanh nghiệp. Vì vậy, họ cần phải kiểm soát cảm xúc để đảm bảo sự ổn định và chuyên nghiệp của tổ chức.

3.5. Giao tiếp, đàm phán tốt

Kỹ năng giao tiếp và đàm phán tốt sẽ giúp các Chairman phản hồi nhanh chóng với các thay đổi hoặc thách thức trong môi trường kinh doanh. Kỹ năng này cũng giúp họ dễ dàng giải thích, thuyết phục khách hàng, đối tác về những quyết định của tổ chức và tạo sự đồng thuận trong các quy trình tiếp theo.

3.6. Săn đón nhân tài cho doanh nghiệp

Chairman cần phải săn đón các nhân tài về cho tổ chức, đảm bảo doanh nghiệp có một quá trình tuyển dụng và thu hút nhân tài hiệu quả. Điều này bao gồm việc đưa ra các chính sách phù hợp để thu hút và giữ chân nhân tài, tạo ra một môi trường làm việc chuyên nghiệp.

3.7. Có tầm nhìn và chiến lược

Khi đã nắm rõ được khái niệm Chairman là gì thì bạn đã biết họ phải là người có tầm nhìn để dự đoán các xu hướng mới và phát triển chiến lược phù hợp nhằm đáp ứng thị trường. Tầm nhìn đúng đắn giúp cho Chairman đưa ra các quyết định quan trọng cho sự phát triển của doanh nghiệp. Họ cũng đóng vai trò là người đánh giá lợi ích và rủi ro của các quyết định, đảm bảo chúng phù hợp với tầm nhìn của tổ chức và có thể đạt được mục tiêu dài hạn.

chairman là người có tầm nhìn và chiến lược
Chairman là người có tầm nhìn và chiến lược thúc đẩy sự phát triển của công ty

4. Phân biệt Chairman và CEO

Chairman và CEO đều là những vị trí quan trọng trong một tổ chức, công ty hay doanh nghiệp. Cả hai vị trí đều tập trung vào việc đạt được mục tiêu doanh nghiệp và tạo ra giá trị cho cổ đông. Tuy nhiên, khi hiểu rõ Chairman là gì và CEO là gì, bạn có thể dễ dàng nhận thấy một số điểm khác biệt giữa 2 vị trí này:

So sánh

Chairman

CEO

Cấp bậc

Giữ vị trí cao nhất trong Hội đồng quản trị

Giữ vị trí cao nhất trong cơ cấu hoạt động của công ty.

Khái niệm

Lãnh đạo từ bên ngoài hoạt động của công ty, và đưa ra các quyết định chính sách cấp cao.

Lãnh đạo từ bên trong cơ cấu hoạt động của công ty, điều hành các hoạt động.

Hoạt động

Thường không có mặt trong các hoạt động hàng ngày của công ty.

Thường xuyên xuất hiện trong các chức năng hàng ngày của công ty.

Vai trò

Quản lý trực tiếp các thành viên Hội đồng quản trị công ty.

Trực tiếp quản lý các giám đốc cấp cao của công ty.

Uỷ quyền

Uỷ quyền cho các thành viên Hội đồng quản trị.

Uỷ quyền cho các giám đốc chức năng.

5. Phân biệt Chairman và President

Không chỉ với CEO, nhiều người cũng thường nhầm lẫn Chairman với President. Cụ thể, 2 vị trí này khác nhau như thế nào? Cùng xem chi tiết bảng so sánh dưới đây:

So sánh

Chairman

President

Cấp bậc

Thường là chủ tịch của một Hội đồng quản trị - Nơi mà mọi thành viên ngang hàng nhau về chức năng và quyền hạn.

Là người đứng đầu của một tổ chức có tính phân cấp.

Nhiệm vụ

Quản lý hội đồng quản trị hoặc các hoạt động chiến lược của tổ chức.

Quản lý toàn bộ hoạt động kinh doanh của tổ chức.

Hoạt động

Đại diện cho tổ chức và giao tiếp với các bên liên quan.

Quản lý hoạt động kinh doanh và các mối quan hệ nội bộ trong tổ chức.

Được bổ nhiệm

Thường được bổ nhiệm bởi các thành viên của Hội đồng quản trị hoặc cổ đông.

Thường được bổ nhiệm bởi Hội đồng quản trị hoặc Ban lãnh đạo cao nhất của tổ chức.

6. Giải đáp một số câu hỏi thường gặp

CEO thay thế cho Chairman khi nào?

CEO có thể thay thế cho Chairman để đảm nhận vai trò quản lý và phát triển doanh nghiệp trong trường hợp Chairman nghỉ hưu hoặc quyết định rút khỏi vai trò quản lý của mình. Việc CEO thay thế cho Chairman còn phụ thuộc vào quyết định của Hội đồng quản trị và cổ đông của công ty.

CEO hay Chairman quyền lực hơn?

Chairman là người đứng đầu Hội đồng quản trị và có nhiều quyền lực hơn so với CEO. Sự phân chia quyền lực của 2 vị trí này dựa vào cấu trúc và quy mô của doanh nghiệp cũng như quy định, thoả thuận trong các tài liệu pháp lý của doanh nghiệp.

Vậy job3s đã cùng bạn tìm hiểu thực sự một Chairman là gì thông qua nội dung bài viết trên đây. Hy vọng những kiến thức này sẽ cung cấp cho bạn đọc các thông tin hữu ích cho sự nghiệp tiến thân của một chủ tịch tương lai đầy quyền lực cho doanh nghiệp của mình.

Tham khảo ngay ý nghĩa tên chức vụ/vị trí phổ biến trên thị trường lao động hiện nay:

Pgd là gì

Thư ký là gì

Fresher là gì

CSO là gì

Senior là gì

CMO là gì

Chuyên viên là gì

Management là gì

CPO là gì

General manager là gì

Project manager là gì

Leader là gì

Co-founder là gì

Director là gì

Intern là gì

Cio là gì

Coo là gì

Manager là gì

Cco là gì

Junior là gì

Pa là gì

CFO là gì

Cfo là gì

Specialist là gì

Chairman là gì

PM là gì

Ceo là gì

Xem thêm:

Bài viết liên quan
Mức lương của ngành báo chí là bao nhiêu? Các yếu tố ảnh hưởng đến mức lương báo chí

Mức lương của ngành báo chí là bao nhiêu? Các yếu tố ảnh hưởng đến mức lương báo chí

Mức lương của ngành báo chí phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Với sự đa dạng về vai trò và tính chất công việc, từ nhà báo nhiều năm đến phóng viên mới ra trường, mỗi cá nhân đều có những kỳ vọng và mong đợi riêng về thu nhập.
Xem thêm »
Tất tần tật về hợp đồng bảo hiểm nhân thọ

Tất tần tật về hợp đồng bảo hiểm nhân thọ

Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là một tài liệu tài chính quan trọng giúp đảm bảo sự an toàn cho cá nhân và gia đình trước những rủi ro không lường trước của cuộc sống. Việc hiểu rõ về hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, từ các điều khoản, quyền lợi cho đến nghĩa vụ sẽ giúp người tham gia bảo hiểm đưa ra quyết định đúng đắn nhất.
Xem thêm »
Tạo dấu ấn cá nhân trong CV nhân sự chinh phục nhà tuyển dụng

Tạo dấu ấn cá nhân trong CV nhân sự chinh phục nhà tuyển dụng

Việc sở hữu một CV nhân sự được thiết kế rõ ràng và chuyên nghiệp sẽ là vũ khí quan trọng giúp bạn nổi bật trong mắt các nhà tuyển dụng. Nếu CV của bạn có thể đưa ra các thông tin phù hợp với vị trí ứng tuyển thì bạn sẽ dễ dàng vượt qua hồ sơ của ứng viên khác.
Xem thêm »
Bản kiểm điểm cá nhân công chức mẫu mới nhất và các vấn đề liên quan

Bản kiểm điểm cá nhân công chức mẫu mới nhất và các vấn đề liên quan

Bản kiểm điểm cá nhân công chức là văn bản mà cán bộ công chức cần biết để tự kiểm điểm bản thân, nâng cao ý thức và trách nhiệm kỷ luật trong công việc. Từ đó, có thể nhận ra các sai sót để rút kinh nghiệm, hoàn thiện bản thân, làm việc tốt hơn. Dưới đây là mẫu mới nhất, mời các bạn cùng tham khảo và cập nhật.
Xem thêm »
Thuế suất thuế GTGT là gì và gồm những định mức nào?

Thuế suất thuế GTGT là gì và gồm những định mức nào?

Thuế giá trị gia tăng (GTGT) là một trong những hạng mục thuế quan trọng để doanh nghiệp tính toán thuế GTGT (VAT). Trong đó, thuế suất thuế GTGT là căn cứ quan trọng để tính toán thuế. Dưới đây, job3s sẽ giúp bạn hiểu rõ về loại thuế suất thuế này cũng như các xác định định mức thuế tương ứng với sản phẩm dịch vụ mà doanh nghiệp đang kinh doanh.
Xem thêm »
Hướng dẫn cách khai báo tờ khai thuế GTGT chi tiết nhất

Hướng dẫn cách khai báo tờ khai thuế GTGT chi tiết nhất

Tờ khai thuế GTGT là văn bản theo mẫu được Bộ Tài chính quy định để người nộp thuế dựa vào đó mà kê khai các thông tin nhằm xác định số tiền thuế phải nộp. Đây là một phần quan trọng trong công tác kế toán và tài chính của mỗi công ty. Cách khai thuế GTGT như thế nào sẽ được job3s chia sẻ chi tiết dưới đây.
Xem thêm »
Hộ khẩu thường trú là gì? Xác định chuẩn theo quy định mới nhất

Hộ khẩu thường trú là gì? Xác định chuẩn theo quy định mới nhất

Hộ khẩu thường trú là gì và xác định như thế nào? Có thể nói, đây là khái niệm không hề xa lạ với người dân Việt Nam nhưng không dễ để có thể hiểu đúng và đủ về hộ khẩu thường trú. Dưới đây, job3s sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin tổng quan về hộ khẩu thường trú theo quy định mới nhất.
Xem thêm »
Toàn tập về thuế GTGT hàng nhập khẩu dành cho kế toán mới

Toàn tập về thuế GTGT hàng nhập khẩu dành cho kế toán mới

Những bạn kế toán làm trong các công ty xuất nhập khẩu cần phải nắm rõ thuế GTGT hàng nhập khẩu để đảm bảo hoàn thành công việc. Không giống với hàng trong nước, các quy định thuế suất với hàng nhập khẩu sẽ có những vấn đề riêng, thủ tục quy trình riêng biệt. Dưới đây, job3s sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết về loại thuế GTGT đặc biệt này.
Xem thêm »
Tăng thu nhập với 7 trang web freelancer uy tín hiện nay

Tăng thu nhập với 7 trang web freelancer uy tín hiện nay

Việc chọn lựa một trang web freelancer uy tín là yếu tố then chốt để bắt đầu hành trình làm việc freelance một cách hiệu quả và an toàn. Dưới đây, chúng ta sẽ khám phá những trang web hàng đầu, nơi các freelancer có thể tìm kiếm cơ hội việc làm, phát triển kỹ năng và kết nối với khách hàng tiềm năng trên toàn cầu.
Xem thêm »
5 dạng bài tập tính thuế giá trị gia tăng phổ biến và các ví dụ minh họa

5 dạng bài tập tính thuế giá trị gia tăng phổ biến và các ví dụ minh họa

Trong bài viết này, hãy cùng job3s tìm hiểu về bài tập tính thuế giá trị gia tăng thông qua hướng dẫn chi tiết và các ví dụ minh họa cụ thể. Thuế giá trị gia tăng (GTGT) là một trong những loại thuế quan trọng mà các doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh phải nắm vững. Việc tính toán chính xác số tiền thuế GTGT cần nộp không chỉ giúp doanh nghiệp tuân thủ pháp luật mà còn đảm bảo quyền lợi của mình.
Xem thêm »

Mẫu CV hot theo ngành nghề

Back to top

Job3s có thể giúp gì cho bạn?
chat