Co-Founder là gì? Tiêu chí tìm kiếm một Co-Founder lý tưởng

Đóng góp bởi:   CEO Tony Vũ
Thứ Bảy, 02/03/2024 18:40:00 +07:00
Co-Founder là gì? Co-Founder được hiểu là nhà đồng sáng lập, giúp lấp đầy các thiếu sót của Founder. Cụ thể, vị trí này có vai trò như thế nào trong doanh nghiệp, công việc và nhiệm vụ có khác với Founder hay không? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau.

1. Co-Founder là gì?

Co-Founder là khái niệm được sử dụng thường xuyên trong lĩnh vực liên quan đến kinh doanh và khởi nghiệp. Co-Founder là từ viết tắt của “one of a group of founders” nghĩa là một hoặc nhóm nhà đồng sáng lập. Họ sẽ cùng với Founder tham gia vào việc xây dựng, khởi động và phát triển một tổ chức, công ty, doanh nghiệp hoặc dự án nào đó. Co-Founder là mảnh ghép quan trọng, là cánh tay đắc lực để lấp đầy những thiếu sót của Founder và thực hiện hóa ý tưởng cho doanh nghiệp.

Số nhà đồng sáng lập trong một doanh nghiệp sẽ tùy thuộc vào quy mô của doanh nghiệp đó. Thông thường các Co-Founder sẽ chịu một phần trách nhiệm hoặc vai trò nào đó trong bộ máy quản lý của công ty, doanh nghiệp hoặc dự án đó.

Định nghĩa Co-founder là gì?
Định nghĩa Co-founder là gì? Co-founder sẽ cùng với Founder xây dựng doanh nghiệp, dự án...

2. Vai trò của một Co-Founder

Vậy vai trò của một Co-Founder là gì? Việc xác định đúng vai trò của Co-Founder trong tổ chức của mình sẽ giúp các Founder dễ dàng xây dựng được đội ngũ quản lý tổ chức đi đúng hướng mà mình mong muốn.

Co-Founder có thể sẽ là người đóng góp kinh nghiệm, tài năng, mối quan hệ hoặc tài chính cho hoạt động của tổ chức. Bên cạnh đó, một Co-Founder lý tưởng, chung mục tiêu và chí hướng sẽ hạn chế đi những xung đột không đáng có trong bộ máy quản lý mỗi khi đưa ra các quyết định quan trọng.

Vai trò của một Co-Founder là giúp các Founder xây dựng đội ngũ quản lý
Vai trò của một Co-Founder là gì? Đó là giúp các Founder xây dựng đội ngũ quản lý

Một số trách nhiệm của các Co-Founder thường thấy là tham gia vào hoạt động phát triển sản phẩm, dịch vụ, hoạt động marketing, truyền thông, bán hàng hoặc vận chuyển. Vai trò của Co-Founder cụ thể như thế nào sẽ phụ thuộc vào thế mạnh và khả năng chuyên môn của họ.

Ngoài ra một số quyết định quan trọng liên quan đến định hướng của công ty cũng sẽ cần thông qua Co-Founder. Điều này nhằm đảm bảo hoạt động của công ty vẫn đi đúng hướng mục tiêu ban đầu và hạn chế rủi ro

Đôi khi, những lúc khó khăn, sự đồng hành của Co-Founder sẽ tạo thêm rất nhiều động lực cho tổ chức tiếp tục cố gắng, lấy lại tinh thần và vượt qua sóng gió. Bên cạnh đó, các Co-Founder còn thể đại diện cho công ty, tổ chức tham gia các buổi họp, các buổi gặp, các sự kiện quan trọng một cách chuyên nghiệp khi giám đốc không thể tham gia.

Những mối quan hệ của Co-Founder cũng sẽ hỗ trợ rất nhiều cho tổ chức. Họ có thể mang lại rất nhiều nhân sự tài năng đến kêu gọi hỗ trợ, đầu tư hoặc cơ hội kinh doanh quý giá mà bạn không tưởng.

3. Sự khác nhau giữa Co-Founder và Founder

Để hiểu rõ hơn về Co-Founder là gì, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thêm sự khác biệt giữa Co-Founder và Founder để từ đó nắm rõ đặc điểm riêng biệt của 2 vị trí này.

Sự khác nhau giữa Co-Founder và Founder là gì?
Sự khác nhau giữa Co-Founder và Founder là gì?

Tiêu chí

Co-Founder

Founder

Tính trách nhiệm

- Không chịu trách nhiệm chính thức.

- Thường chỉ tham gia quản lý vào 1 vài lĩnh vực trong hoạt động của công ty.

- Chịu trách nhiệm chính thức.
- Chèo lái, định hướng cho cả công ty

- Tham gia quản lý, giám sát vào mọi hoạt động của công ty.

Vốn sở hữu

Đa phần người sáng lập sẽ nắm giữ vốn đầu tư và cổ phần lớn hơn người đồng sáng lập.

Quyền quyết định

Không có toàn quyền quyết định các vấn đề quan trọng.

Có quyền quyết định đến hầu hết các vấn đề quan trọng của tổ chức.

Công việc trọng tâm

- Đóng góp, đề xuất, giải pháp hữu ích và toàn diện nhất dựa trên ý tưởng của Founder.

- Hỗ trợ Founder quản lý, điều phối hoạt động của tổ chức.

- Chịu trách nhiệm cho 1 số lĩnh vực nhất định.

- Tìm kiếm thêm nhà đầu tư cho Founder.

- Đưa ra mục tiêu chung, ý tưởng, hoạch định chiến lược.

- Quản lý toàn bộ hoạt động của công đi để đảm bảo đi đúng hướng mục tiêu.

- Đại diện công ty kêu gọi vốn đầu tư.

Cam kết

- Các Co-Founder không nhất thiết phải luôn gắn bó 100% với tổ chức. Họ toàn toàn có thể tham gia hoặc ưu tiên các hoạt động khác ngoài công ty.

- Bên cạnh đó, Co-Founder của tổ chức này còn có thể là Co-Founder của nhiều tổ chức khác nếu họ đủ năng lực.

Là người sáng lập nên các Founder sẽ luôn phải ưu tiên, gắn bó, cam kết và chấp nhận mọi rủi ro của tổ chức.

Tuyển dụng

Thường các Co-Founder không quyền quyết định các vị trí chủ chốt của công ty. Thay vào đó, họ sẽ chủ yếu tham gia vào hoạt động tuyển dụng các nhân sự cấp dưới là chủ yếu.

Các Founder thường chỉ tham gia vào việc tuyển dụng các vị trí chủ chốt của công ty.

Xem thêm: Mẫu cv xin việc chuyên nghiệp, top cv mẫu đẹp cho mọi ngành nghề

4. Tiêu chí để tìm kiếm một Co-Founder lý tưởng

Khi đã nắm rõ được vai trò của một Co-Founder là gì, vấn đề mà các Founder thường quan tâm và đắn đo nhất đó chính là làm thế nào để tìm kiếm được một Co-Founder lý tưởng.

Hiện tại, sẽ không có tiêu chí cố định nào dành cho vị trí Co-Founder. Tuy nhiên, vẫn sẽ có một số tiêu chí giúp các nhà sáng lập tham khảo và đánh giá xem lựa chọn người đồng hành của mình, liệu đã phù hợp hay chưa như sau:

Tiêu chí để tìm kiếm một Co-Founder là gì?
Tiêu chí để tìm kiếm một Co-Founder là gì?

4.1. Cùng chung lý tưởng và chí hướng với Founder

Co-Founder và Founder cần chung chí hướng sẽ hạn chế được xung đột để hoạt động hợp tác và phát triển diễn ra bền vững, hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, khi Co-Founder có mục tiêu và đam mê, họ sẽ dễ dàng thấu hiểu và đồng cảm cho nhà sáng lập hơn. Đồng thời dễ thúc đẩy họ nỗ lực hết sức để đạt được mục tiêu chung cho doanh nghiệp.

4.2. Bổ sung kỹ năng

Hãy tìm một Co-Founder có kỹ năng và kinh nghiệm chuyên môn tốt, bù đắp được những lỗ hổng năng lực mà Founder còn thiếu sót. Như vậy hoạt động quản lý, định hướng và mỗi quyết định được đưa ra sẽ được toàn diện và đi đúng hướng hơn.

Các Founder đã hiểu Co-Founder là gì thì không nên tìm Co-Founder là “bản sao” của chính mình. Như vậy, đều hết các quyết định của bạn đưa ra đều là của bạn, sẽ khó mang lại được góc nhìn đa chiều, làm giảm hiệu quả của hoạt động kinh doanh.

4.3. Đảm bảo độ tin cậy

Hãy tìm một Co-Founder mà bản thân Founder có thể tin tưởng và dựa vào, đồng hành cùng mình qua những lúc khó khăn. Nếu Founder không có niềm Co-Founder thì làm việc gì cũng khó vì phải để tâm đến quá nhiều chuyện. Bên cạnh đó, nếu không phải là người đủ tin cậy, Co-Founder hoàn toàn có thể là người rời đi đầu tiên khi tổ chức gặp khó khăn.

4.4. Kỹ năng giao tiếp tốt

Kỹ năng giao tiếp tốt là chìa khóa hoàn hảo cho mối quan hệ hợp tác thành công. Một Co-Founder biết lắng nghe sẽ giúp nhà sáng lập dễ dàng bày tỏ ý kiến và tiếp nhận những đóng góp chân thành để cải thiện quyết định.

Đồng thời, khả năng giao tiếp của họ cũng có thể giúp Founder có thêm nhiều cơ hội đầu tư và kinh doanh hơn khi tham gia các hoạt động gặp mặt quan trọng.

4.5. Khả năng thích ứng linh hoạt

Sẽ luôn có những vấn đề, biến cố bất ngờ xảy ra trong quá trình công ty Start up từ biến động thị trường, biến động nhân sự hay thay đổi chóng mặt của khách hàng và các nhà đầu tư.

Chính vì vậy, một Co-Founder nhạy bén, biết nắm bắt, thích ứng và xử lý tình hình nhanh chóng sẽ giúp các nhà sáng lập “nhẹ gánh” hơn rất nhiều thay vì phải 1 mình xử lý toàn bộ công việc.

Ngược lại, một Co-Founder cứng đầu sẽ khiến những quyết định của công ty trở dễ gặp nhiều vấn đề hơn, khó theo kịp xu hướng và thay đổi của thị trường.

4.6. Bổ sung năng lượng

Hành trình khởi nghiệp sẽ chẳng bao giờ dễ dàng và suôn sẻ. Không chỉ cần đam mê và sự nỗ lực, vị trí Co-Founder cũng sẽ đòi hỏi rất nhiều sự kiên trì, tích cực và tinh thần không chấp nhận bỏ cuộc. Một Co-Founder lạc quan, tích cực, chăm chỉ và bền bỉ sẽ tạo động lực to lớn cho tập thể cố gắng cùng nhau đi lên.

4.7. Trung thành tuyệt đối

Thành công của Startup sẽ không đến từ ngày 1 ngày 2 mà cần cả một quá trình gian nan. Để “đứa con tinh thần” của mình không bị “chết yếu”, các Founder cần tìm một người bạn đồng hành sẵn sàng vượt qua khó khăn cùng mình và trung thành tuyệt đối.

Sự rời đi của Co-Founder lúc khó khăn hoặc những thông tin bí mật của tổ chức bị lọt ra ngoài đều có thể khiến công ty bị phá sản bất cứ lúc nào. Vì vậy, lòng trung thành và sự tôn trọng của Co-Founder với nhà sáng lập là yếu tố không thể thiếu.

>>>Xem thêm: [Giải Thích] Học Văn Bằng 2 Là Gì? Tìm Hiểu Kỹ Để Có Quyết Định Học Tấp Sáng Suốt

5. Kinh nghiệm làm việc cùng Co-Founder, Founder nhất định phải biết

Để làm việc cùng Co-Founder, ngoài hiểu biết định nghĩa và vai trò của Co-Founder là gì, nhà sáng lập cũng cần hiểu thêm về các lợi ích chung như chia cổ phần, đầu công việc và trách nhiệm pháp lý của Co-Founder với đối công ty.

Kinh nghiệm làm việc cùng Co-Founder là gì
Kinh nghiệm làm việc cùng Co-Founder là gì?

Dưới đây là một số kinh nghiệm làm việc cùng Co-Founder mà các Founder nhất định phải biết:

  • Mỗi Co-Founder thường sẽ sở hữu ít nhất 10% cổ phần của tổ chức.

  • Các Co-Founder cần được giao quyền và trách nhiệm trong tối thiểu một lĩnh vực. Điều này giúp các Co-Founder có trách nhiệm hơn với tổ chức và hạn chế được xung đột giữa các Co-Founder với nhau.

  • Mỗi dự án khởi nghiệp nên chỉ cần tối đa 4 Co-Founder và mỗi Co-Founder cần được phân biệt minh bạch, rõ ràng. Nếu có nhiều 6 Co-Founder hơn, Founder nên xem xét vai trò của từng người để cắt giảm bớt cho phù hợp

  • Các Co-Founder cần chung lý tưởng, mục tiêu, quan điểm kinh doanh với nhau và với Founder để hạn chế tối đa xung đột ý tưởng, quyết định trong quá trình làm việc chung.

  • Mỗi Co-Founder nên có thế mạnh về kỹ năng riêng để bổ sung cho nhau, hỗ trợ cho việc quản lý và phát triển bền vững tổ chức.

>>>Xem thêm: Mô Tả Công Việc Giám Đốc Điều Hành Và Vai Trò, Yêu Cầu

Tham khảo ngay ý nghĩa tên chức vụ/vị trí phổ biến trên thị trường lao động hiện nay:

Pgd là gì

Thư ký là gì

Fresher là gì

CSO là gì

Senior là gì

CMO là gì

Chuyên viên là gì

Management là gì

CPO là gì

General manager là gì

Project manager là gì

Leader là gì

Co-founder là gì

Director là gì

Intern là gì

Cio là gì

Coo là gì

Manager là gì

Cco là gì

Junior là gì

Pa là gì

CFO là gì

Cfo là gì

Specialist là gì

Chairman là gì

PM là gì

Ceo là gì

Có thể thấy rằng Co-Founder có tầm quan trọng to lớn đối với hầu hết các doanh nghiệp. Hành trình khởi nghiệp là ước mơ rất nhiều người nhưng nó chưa bao giờ là điều dễ dàng. Các nhà sáng lập (Founder) phải hiểu rõ về vai trò và trách nhiệm cần có của Co-Founder là gì và cần những gì để từ đó tìm cho mình được Co-Founder có chung trí hướng để dưa doanh nghiệp đi đến thành công

Bài viết liên quan
Cập nhật các ngành hot trong tương lai: Lựa chọn thông minh, không lo thất nghiệp

Cập nhật các ngành hot trong tương lai: Lựa chọn thông minh, không lo thất nghiệp

Xu hướng chọn các ngành hot trong tương lai chưa hề có dấu hiệu hạ nhiệt. Đây là thách thức không nhỏ với các bạn trẻ chuẩn bị bước chân vào ngưỡng cửa Đại học. Bởi điều này ảnh hưởng đến việc học tập suốt những năm tháng trên giảng đường và cả quãng đường sau tốt nghiệp. Đứng trước băn khoăn này, job3s sẽ cùng bạn đi tìm câu trả lời.
Xem thêm »
Module là gì? Một đơn vị nhỏ bé nhưng tạo nên tổng thể to lớn

Module là gì? Một đơn vị nhỏ bé nhưng tạo nên tổng thể to lớn

Module là gì? Trong cuộc sống, chúng ta thường nghe đến từ module trong nhiều ngành nghề khác nhau, đặc biệt là ở lĩnh vực công nghệ thông tin. Để hiểu rõ hơn module nghĩa là gì, bài viết dưới đây sẽ cung cấp đến bạn những thông tin hữu ích và thú vị nhất.
Xem thêm »
Giải đáp: Trực giác là gì? 1001 điều thú vị có thể bạn chưa biết

Giải đáp: Trực giác là gì? 1001 điều thú vị có thể bạn chưa biết

Trực giác là gì? Chắc hẳn đây là thắc mắc của rất nhiều người về một khả năng vô hình của con người nhưng lại có hiệu quả trong việc ứng phó mọi vấn đề công việc, cuộc sống. Vậy trực giác đến từ đâu? Người có trực giác tốt là người như thế nào, hợp nghề gì? Khi nào nên và không nên tin vào trực giác? Những câu hỏi này sẽ được giải đáp ngay qua những điều thú vị trong bài viết dưới đây. Mời bạn cùng tham khảo và chiêm nghiệm.
Xem thêm »
Đừng bỏ lỡ những phần mềm quản lý nhân sự giúp công việc dễ thở, nhanh chóng hơn

Đừng bỏ lỡ những phần mềm quản lý nhân sự giúp công việc dễ thở, nhanh chóng hơn

Bạn đã biết các loại phần mềm quản lý nhân sự hiệu quả? Hãy cùng job3s khám phá ngay. Đối với những công ty, doanh nghiệp vừa và nhỏ, hệ thống nhân viên thường rất ít. Vì vậy, công việc quản lý cũng diễn ra khá đơn giản, dễ dàng. Thế nhưng trong một tổ chức có khối lượng nhân sự khổng lồ, đòi hỏi bạn cần phải có phần mềm quản lý nhân sự.
Xem thêm »
Top 2 mẫu kịch bản telesale trung tâm tiếng Anh ấn tượng, thu hút học viên

Top 2 mẫu kịch bản telesale trung tâm tiếng Anh ấn tượng, thu hút học viên

Việc xây dựng một kịch bản telesale trung tâm tiếng Anh chuyên nghiệp sẽ tạo được ấn tượng tốt cho khách hàng, giúp tăng tỷ lệ chốt đơn thành công. Vậy cách xây dựng kịch bản như thế nào? Có những mẫu kịch bản sale trung tâm tiếng Anh nào hay để thu hút học viên? Mời bạn cùng job3s tìm hiểu ngay.
Xem thêm »
Bật mí các câu phỏng vấn lễ tân khách sạn bằng tiếng Anh quen thuộc thường gặp

Bật mí các câu phỏng vấn lễ tân khách sạn bằng tiếng Anh quen thuộc thường gặp

Phỏng vấn lễ tân khách sạn bằng tiếng Anh là một trong những điều kiện bắt buộc ứng viên nào cũng phải trải qua. Vì vậy trước khi tiến hành gặp gỡ nhà tuyển dụng, bạn đừng quên tham khảo câu hỏi và trả lời bằng tiếng Anh. Job3s đã giúp bạn tổng hợp lại những câu mà người phỏng vấn thường hỏi nhất, bạn hãy lưu lại ngay.
Xem thêm »
Mô tả chi tiết công việc của giám đốc nhân sự vị trí quan trọng nhất nhì trong công ty

Mô tả chi tiết công việc của giám đốc nhân sự vị trí quan trọng nhất nhì trong công ty

Công việc của giám đốc nhân sự là gì? Điều tiên quyết để một doanh nghiệp thành công và vươn xa đó chính là yếu tố con người. Để quản lý tốt nhân lực, doanh nghiệp cần phải có một người giám đốc nhân sự giỏi, nhiều kinh nghiệm và tâm lý. Trong bài chia sẻ này, job3s sẽ mô tả chi tiết về vị trí giám đốc nhân sự. Nếu bạn thấy mình có khả năng và phù hợp với vị trí này thì hãy ứng tuyển ngay.
Xem thêm »
Giải mã thắc mắc: Ngành quản trị nhân lực học trường nào?

Giải mã thắc mắc: Ngành quản trị nhân lực học trường nào?

Ngành quản trị nhân lực học trường nào là mối quan tâm hàng đầu của các bạn học sinh, sinh viên hiện nay. Việc chọn ngôi trường có chương trình đào tạo hay, phù hợp với khả năng, định hướng của bản thân sẽ giúp bạn yên tâm để theo học suốt 4 năm cũng như tự hào khi cầm bằng cấp trên tay. Top 7 ngôi trường đào tạo chuyên ngành quản trị nhân lực dưới đây sẽ giúp bạn có sự lựa chọn dễ dàng hơn.
Xem thêm »
Người lao động là gì? Hãy nắm rõ nội dung về quyền của người lao động

Người lao động là gì? Hãy nắm rõ nội dung về quyền của người lao động

Người lao động là gì và quyền của người lao động như thế nào? Hiện nay, rất nhiều người lao động không nắm được quyền lợi, cũng như các nghĩa vụ cần thực hiện. Người lao động cần hiểu rõ các nội dung này để bảo vệ quyền lợi của mình.
Xem thêm »
Để trở thành tư vấn viên nhất định phải nắm được những điều này

Để trở thành tư vấn viên nhất định phải nắm được những điều này

Muốn trở thành một tư vấn viên chuyên nghiệp bạn cần trau dồi nhiều kiến thức chuyên môn, kỹ năng thuyết phục khách hàng và một ngoại hình thu hút. Đồng thời, bạn cần xác định rõ lĩnh vực bạn muốn tư vấn để có những kế hoạch cho sự phát triển sự nghiệp trong tương lai. Những thông tin chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát về nghề tư vấn.
Xem thêm »

Mẫu CV hot theo ngành nghề

Back to top

Job3s có thể giúp gì cho bạn?
chat