Leader là gì? Làm thế nào để trở thành Leader

Đóng góp bởi:   CEO Tony Vũ
Thứ Bảy, 09/03/2024 11:23:00 +07:00
Leader là gì? Đây là một khái niệm quen thuộc được sử dụng phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người chưa hiểu rõ về khái niệm cũng như vai trò của vị trí này. Nếu bạn đang quan tâm vị trí này, hãy tham khảo ngay nội dung bài viết dưới đây.

1. Leader là gì?

Trước tiên, hãy cùng tìm hiểu khái niệm leader là gì? Dịch sang tiếng Việt là người dẫn đầu, hay được hiểu là các vị trí như trưởng nhóm, người chỉ huy hay người kiểm soát một nhóm, tổ chức riêng biệt.

Mỗi leader sẽ chịu trách nhiệm xác lập phương hướng, tạo ra các kế hoạch cụ thể và truyền cảm hứng cho một nhóm hay tập thể. Công việc chủ yếu của họ là: Phân bổ công việc; chia sẻ, đào tạo các kỹ năng còn thiếu cho từng thành viên cũng như đánh giá hiệu quả công việc của từng người. Vì là người đứng đầu nên leader luôn phải là người chịu trách nhiệm cao nhất trong một đội nhóm hay tổ chức mà mình quản lý.

tìm hiểu khái niệm leader là gì
Leader là người đứng đầu một tổ chức hay nhóm, có khả năng tạo ra sự tương tác tích cực, thúc đẩy đội nhóm đạt được mục tiêu chung

2. Vai trò của Leader trong tổ chức

Vai trò và nhiệm vụ của leader là gì? Leader đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong một nhóm, tập thể góp phần vào sự thành công của đội nhóm hay bất kỳ dự án nào. Cụ thể như sau:

  • Leader là người truyền đạt thông tin đến những thành viên trong team: Mục tiêu, kế hoạch, hay chỉ đạo thực hiện.
  • Khích lệ, động viên các thành viên trong team làm việc bằng đánh giá, khen thưởng, tạo điều kiện tốt nhất để khơi dậy tiềm năng, năng lực của mỗi cá nhân.
  • Leader còn là người giám sát, hướng dẫn công việc cho các thành viên. Đồng hành cùng họ để thực hiện công việc một cách hiệu quả.
  • Tạo dựng niềm tin cho các thành viên nhìn thấy được năng lực, khả năng lãnh đạo cũng như hỗ trợ team trong quá trình làm việc.
  • Leader cũng đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và nâng cao tinh thần làm việc nhóm một cách hiệu quả nhất.
  • Tạo môi trường làm việc thoải mái và năng động, giúp các thành viên phát huy tối đa năng lực của bản thân.
  • Nhiệm vụ của leader còn là cân bằng lợi ích của cá nhân với tổ chức, tập thể.
vài trò của leader trong tổ chức
Vai trò của người Leader trong tổ chức

3. Làm thế nào để trở thành Leader?

Khi đã biết được leader là gì, có vai trò gì thì bạn cần phải tìm hiểu thêm các tố chất, kỹ năng và phẩm chất làm leader. Để trở thành một leader giỏi thì bạn cần phải đáp ứng những yêu cầu sau đây:

3.1. Tố chất của leader là gì?

Tố chất cần có của một leader là gì? Nếu bạn muốn trở thành một leader giỏi thì cần phải rèn luyện một số tố chất sau đây:

  • Tầm nhìn tốt: Là một người quản lý, lãnh đạo bắt buộc phải có tố chất này. Bạn cũng cần biết cách chia sẻ tầm nhìn đó cho đội ngũ nhân viên của mình.
  • Khả năng tạo động lực cho nhân viên: Đây là tố chất giúp cho thành viên trong nhóm tiến bộ, và hoàn thành được nhiệm vụ của mình.
  • Hỗ trợ tốt nhất cho nhân viên: Leader không những là người bàn giao công việc toàn bộ cho các thành viên, họ cần có kiến thức chuyên môn tốt để hỗ trợ tối đa cho mọi thành viên trong nhóm hoàn thành nhiệm vụ của mình.
các tố chất để trở thành leader
Các tố chất cần có để trở thành một leader
  • Kỹ năng quản lý, lãnh đạo: Đây là yếu tố quan trọng giúp định hướng các thành viên trong món hoàn thành nhiệm vụ tốt hơn.
  • Có sự sáng tạo: Tố chất này sẽ giúp leader có thể tạo được môi trường tốt, giúp các thành viên hứng thú làm việc đạt kết quả tốt nhất.

3.2. Kỹ năng của leader là gì?

  • Lập kế hoạch: Với vai trò là người leader, việc lập kế hoạch hoàn chỉnh sẽ tạo ra sự phối hợp đồng bộ trong team. Các thành viên thông qua bảng kế hoạch mà nắm bắt được trọng tâm công việc một cách nhanh chóng.
  • Kỹ năng giao tiếp, lắng nghe: Đây là kỹ năng quan trọng đối với bất kỳ vị trí công việc nào. Đặc biệt đối với leader, kỹ năng này giúp bạn gắn kết hơn với các thành viên trong đội nhóm, và sẽ nhận được sự tín nhiệm trong công việc.
  • Kỹ năng đàm phán, thuyết phục: Để các thành viên có thể hoàn thành tốt công việc, leader phải truyền đạt thông điệp hoặc kỳ vọng của mình một cách hiệu quả nhất.
  • Kỹ năng đưa ra quyết định: Là một leader, bạn buộc phải đưa ra quyết định tối ưu nhất để không gây ảnh hưởng đến tập thể. Để đưa ra quyết định chính xác và kịp thời, bạn nên thu thập thông tin càng nhiều càng tốt nhằm đánh giá chính xác ưu và nhược điểm của mỗi phương án. Sau đó, hãy chọn ra phương án mà bạn cảm thấy tự tin nhất. Và cuối cùng là dám chấp nhận thất bại nếu bạn đã quyết định sai và rút ra bài học kinh nghiệm.
  • Kỹ năng quản lý nhân sự tốt: Kỹ năng này cũng rất quan trọng đối với một leader. Người leader cần phải nắm bắt được rõ ràng tiến độ công việc của từng thành viên và theo sát nó cho đến khi mục tiêu được hoàn thành.

3.3. Phẩm chất của leader là gì?

  • Sự tự tin: Khi bạn đủ tự tin thì nhân viên mới tin tưởng vào bạn. Khi một tập thể tin tưởng lẫn nhau thì đó là bước đầu vững chắc tạo nên thành công chung.
  • Luôn sáng tạo, đổi mới: Tư duy sáng tạo và không ngừng đổi mới giúp cho người leader nhận được sự tín nhiệm của số đông. Leader sẽ là người dám nghĩ, dám làm một cách khác biệt để đưa ra các ý tưởng độc đáo thành hiện thực.
  • Thấu hiểu và đồng cảm: Khi giữ vai trò là một người leader, bạn nên học thêm kỹ năng lắng nghe chân thành những tâm tư, nguyện vọng hay khó khăn của các thành viên trong quá trình làm việc. Từ đó mà có những biện pháp hỗ trợ nhân viên một cách phù hợp nhất.
  • Trao quyền và tin tưởng: Chỉ khi tin tưởng vào năng lực của nhân viên và tự tin giao việc cho họ thì bạn mới có đủ thời gian quản lý. Để làm được điều này, bạn cần chắc chắn mỗi thành viên hiểu rõ ý của bạn và mục tiêu đã đề ra.
  • Tinh thần trách nhiệm cao: Khi là leader, bạn không chỉ giữ vai trò lãnh đạo, mà còn là người nắm rõ từng công việc và rủi ro trong từng hạng mục. Khi có vấn đề, không đổ lỗi cho thành viên mà nên dành thời gian đánh giá lại cách quản lý cũng như thừa nhận sai sót của bản thân. Khi có vấn đề phát sinh, hãy cố gắng giải quyết vấn đề càng sớm càng tốt.
  • Tính trung thực: Đây là phẩm chất quan trọng ở một người lãnh đạo. Hầu hết các nhà lãnh đạo thành công đều có phẩm chất này để nhân viên học tập theo.
  • Làm việc chăm chỉ, nhiệt huyết: Không phải ai sinh ra cũng có tố chất làm leader, họ cần phải trải qua quá trình tôi luyện và tích lũy kinh nghiệm thực tiễn thì mới có được đầy đủ những yếu tố trên. Thế nên nếu muốn trở thành một người lãnh đạo chuyên nghiệp thì bạn cần phải làm việc chăm chỉ hơn.
  • Phát triển bản thân trở thành tấm gương: Leader là người dẫn dắt đội nhóm, thế nên leader chính là tấm gương để các thành viên phấn đấu theo. Khi bạn kỳ vọng bất kỳ điều gì thì chính bạn phải thể hiện cách đạt được điều đó để các thành viên có thể làm theo.
các phẩm chất cần thiết của một leader
Leader cần phải phát triển bản thân để làm tấm gương cho nhân viên noi theo

4. Nguyên tắc làm Leader là gì?

  • Tất cả là ở phía bản thân bạn: Lãnh đạo phải có các lựa chọn tỉnh táo để chấp nhận vai trò lãnh đạo. Sau khi làm lãnh đạo, trước tiên, bạn nhận trách nhiệm của bản thân, điều đó có nghĩa là bạn phải cam kết làm việc vì chính việc phát triển bản thân và chuyên môn của bạn.
  • Tất cả là ở phía họ: Trong trường hợp này, “họ” là những người mà chúng ta lãnh đạo. Khi là lãnh đạo, mục đích của bạn là chiếm được sự chú ý và thúc đẩy các nhân viên để họ cống hiến 100% khả năng của mình vào công việc mỗi ngày. Khi làm lãnh đạo, trách nhiệm của bạn chính là tạo ra môi trường làm việc thích hợp cho họ để thúc đẩy bản thân họ và tăng tốc làm việc đáp ứng mong muốn của bạn.
  • Tất cả là ở tổ chức: Một người lãnh đạo thực thụ phải có sự định hướng tới tương lai và xây dựng nên văn hoá trong nhóm. Nhân viên và lãnh đạo hợp tác làm việc với nhau để thực hiện những gì mà chúng ta không thể làm được khi đơn độc. Các nhân viên phải dành thời gian của họ cho bạn và bạn đáp lại cho họ những lợi ích theo đúng tiêu chuẩn.

Xem thêm: Mẫu cv xin việc chuyên nghiệp, top cv mẫu đẹp cho mọi ngành nghề

5. Một số khái niệm liên quan đến Leader

- Leadership là gì? Được hiểu là năng lực, kỹ năng lãnh đạo của leader trong việc vận hành một tổ chức. Đây là quá trình mà một cá nhân có thể ảnh hưởng mạnh mẽ tới người khác thông qua hành động và lời nói. Từ đó giúp cho team hoàn thành mục tiêu chung đã đề ra một cách xuất sắc.

- Core team là gì? Là thuật ngữ được sử dụng khi nhắc đến nhóm chủ lực của một tổ chức, tập thể. Thông thường, core team là nhóm tập hợp nhân viên ưu tú phụ trách công việc hoặc dự án chính của doanh nghiệp.

- Sub Leader là gì? Là thuật ngữ dùng để gọi chung cho đội phó, phó phòng, phó chủ tịch,... Đây là những người giữ vai trò, chức vụ thấp hơn so với leader và cao hơn những thành viên khác trong tập thể.

các khái niệm liên quan đến leader
Những khái niệm liên quan đến leader

- Loss Leader: Dùng để nói về một món hàng hay dịch vụ được bán với mức giá rẻ để quảng cáo, và tạo hiệu ứng tốt với khách hàng.

- Category Leader: Là một thuật ngữ ít được sử dụng, nó mang ý nghĩa là công ty này bán nhiều loại sản phẩm hơn bất kỳ công ty nào khác.

- Cost Leader là gì? Thuật ngữ này dùng để nói đến một công ty bán sản phẩm với giá rẻ hơn so với các công ty còn lại.

- Price Leader: Thuật ngữ chỉ đơn vị đầu tiên quyết định giá cả của một sản phẩm/dịch vụ cụ thể. Sau đó, các đơn vị khác bán sản phẩm/dịch vụ đó với mức giá đã được ấn định.

- Market Leader: Thuật ngữ xuất hiện phổ biến trong các ngành kinh tế, mang ý nghĩa là người hoặc công ty dẫn đầu thị trường. Là đơn vị có doanh thu, sản lượng tiêu thụ sản phẩm,... cao nhất trên thị trường.

- Shift Leader: Thuật ngữ cho vị trí trưởng ca, hay tổ trưởng trong các nhà hàng - khách sạn. Họ là người có quyền hạn quản lý và điều hành một nhóm nhân viên khu vực trong khung thời gian nhất định.

Tham khảo ngay ý nghĩa tên chức vụ/vị trí phổ biến trên thị trường lao động hiện nay:

Pgd là gì

Thư ký là gì

Fresher là gì

CSO là gì

Senior là gì

CMO là gì

Chuyên viên là gì

Management là gì

CPO là gì

General manager là gì

Project manager là gì

Leader là gì

Co-founder là gì

Director là gì

Intern là gì

Cio là gì

Coo là gì

Manager là gì

Cco là gì

Junior là gì

Pa là gì

CFO là gì

Cfo là gì

Specialist là gì

Chairman là gì

PM là gì

Ceo là gì

6. Mức lương Leader là bao nhiêu? Có cao không?

Tuỳ thuộc vào từng phòng ban, vị trí mà bạn đảm nhận thì mức thu nhập sẽ khác nhau. Dưới đây là mức thu nhập tham khảo của một số vị trí Leader phổ biến tại các doanh nghiệp:

Vị trí công việc

Mức lương trung bình (VND/tháng)

Mức lương phổ biến (VND/tháng)

Sales Leader

35.000.000

10.000.000 - 25.000.000

Marketing Leader

22.000.000

20.000.000 - 24.000.000

Leader Project Manager

45.000.000

32.000.000 - 54.000.000

Ngoài ra, những vị trí Leader khác sẽ có mức lương khác nhau. Mức thu nhập này sẽ phụ thuộc thêm vào số năm kinh nghiêm, quy mô doanh nghiệp và quy mô đội nhóm mà bạn quản lý.

7. Việc làm Leader

Những việc làm Leader lương cao có nhu cầu tuyển dụng nhiều nhất hiện nay:

Trên đây là những thông tin chi tiết liên quan đến vị trí leader. Hy vọng bạn sẽ hiểu rõ hơn về khái niệm leader là gì, vai trò và mức lương của vị trí này để tìm được công việc phù hợp nhất với năng lực chuyên môn và kinh nghiệm của mình.

Các ngành nghề phổ biến
Báo chí - Truyền hình Môi trường - Xử lý chất thải
Bảo hiểm Mỹ phẩm - Thời trang - Trang sức
Bảo vệ Ngân hàng
Biên - Phiên dịch Nghệ thuật - Điện ảnh
Bưu chính viễn thông Nhân sự
Chăm sóc khách hàng Nhân viên kinh doanh
Cơ khí - Chế tạo Nhập liệu
Kế toán - Kiểm toán Nông - Lâm - Ngư - Nghiệp
Khách sạn - Nhà hàng Ô tô - Xe máy
Công chức - Viên chức Phát triển thị trường
Dầu khí - Địa chất Phục vụ - Tạp vụ - Giúp việc
Dệt may - Da giày Quan hệ đối ngoại
Dịch vụ Quản lý điều hành
Du lịch Quản trị kinh doanh
Freelancer Sinh viên làm thêm
Giáo dục - Đào tạo Sinh viên mới tốt nghiệp
Giao thông vận tải Thẩm định - Quản lý chất lượng
Hành chính - Văn phòng Thể dục - Thể thao
Hóa học - Sinh học Thiết kế - Mỹ thuật
In ấn - Xuất bản Thiết kế web
IT Phần cứng - mạng Thư ký - Trợ lý
IT phần mềm Thực phẩm - Đồ uống
KD Bất Động Sản Thương mại điện tử
Khu công nghiệp Tư vấn
Kiến Trúc - TK Nội Thất Vận hành sản xuất
Kỹ thuật Vận tải - Lái xe
Kỹ thuật ứng dụng Vật tư - Thiết bị
Làm bán thời gian Việc làm bán hàng
Làm đẹp - Spa Việc làm thêm tại nhà
Lao động phổ thông Xây dựng
Luật - Pháp lý Xuất - Nhập khẩu
Marketing - PR Y tế - Dược
Điện - Điện tử
Bài viết liên quan
Khái niệm Infographic là gì? Bí quyết để thiết kế Infographic chuyên nghiệp

Khái niệm Infographic là gì? Bí quyết để thiết kế Infographic chuyên nghiệp

Infographic là thuật ngữ được dùng phổ biến trong thiết kế ấn phẩm đồ họa. Việc hiểu rõ khái niệm Infographic là gì đóng vai trò rất quan trọng, nhất là trong các hoạt động quảng cáo, truyền thông và marketing.
Xem thêm »
Tự do tài chính là gì? Vì sao người trẻ hiện nay nên tự do tài chính?

Tự do tài chính là gì? Vì sao người trẻ hiện nay nên tự do tài chính?

Tự do tài chính là gì? Đây là thuật ngữ ngày càng phổ biến trong đời sống, đặc biệt với những người trẻ có nhu cầu lớn về trải nghiệm, không muốn bị gò bó trong công việc hành chính. Vậy thuật ngữ này được hiểu là gì và làm sao để đạt được tự do tài chính?
Xem thêm »
Học ngôn ngữ Anh ra làm gì? Có dễ tìm việc không?

Học ngôn ngữ Anh ra làm gì? Có dễ tìm việc không?

Học ngôn ngữ Anh ra làm gì? Sau khi tốt nghiệp ngành học này bạn có thể đảm nhận các công việc như Biên/ phiên dịch, dịch thuật tại các tổ chức, làm thư ký, trợ lý cho các công ty/doanh nghiệp nước ngoài… cùng rất nhiều công việc liên quan khác. Thế nhưng, công việc này có dễ xin hay không và mức lương như thế nào?
Xem thêm »
Quy trình tuyển dụng nhân sự: Bí quyết tìm kiếm nhân tài hiệu quả

Quy trình tuyển dụng nhân sự: Bí quyết tìm kiếm nhân tài hiệu quả

Quy trình tuyển dụng nhân sự là một chuỗi các hoạt động bao gồm xác định nhu cầu, tìm kiếm ứng viên, sàng lọc và đưa ra kết quả cuối cùng. Xây dựng một quy trình hiệu quả có thể giúp doanh nghiệp tìm được ứng viên phù hợp và thúc đẩy hiệu suất công việc gia tăng.
Xem thêm »
CCCD là gì? Ý nghĩa của 12 số căn cước công dân gắn chíp

CCCD là gì? Ý nghĩa của 12 số căn cước công dân gắn chíp

Khái niệm CCCD là gì? CCCD là viết tắt của cụm từ căn cước công dân. Đây là một trong những loại giấy tờ đặc biệt quan trọng của công dân khi sinh sống và làm việc tại Việt Nam. Nội dung bài viết bên dưới sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về CCCD cũng như tầm quan trọng của loại giấy tờ này.
Xem thêm »
Tìm việc làm tại Phú Mỹ Hưng quận 7, gợi ý việc làm hot mới nhất

Tìm việc làm tại Phú Mỹ Hưng quận 7, gợi ý việc làm hot mới nhất

Bạn đang tìm việc làm tại Phú Mỹ Hưng quận 7 nhưng không biết khu vực này đang tuyển dụng những công việc gì? Làm thế nào để kiếm việc nhanh tại Phú Mỹ Hưng? Hàng nghìn cơ hội việc làm hot được cập nhật liên tục tại job3s sẽ giúp bạn có thêm lựa chọn phù hợp nhất. Tham khảo ngay sau đây.
Xem thêm »
Tìm việc làm ở quận 7 đường Nguyễn Thị Thập lương cao đi làm ngay

Tìm việc làm ở quận 7 đường Nguyễn Thị Thập lương cao đi làm ngay

Bạn đang muốn tìm việc làm ở quận 7 đường Nguyễn Thị Thập? Đây là khu vực đông dân cư, kinh tế phát triển, có nhiều cơ hội việc làm thu nhập cao. Tại job3s, có hàng nghìn cơ hội việc làm hấp dẫn. Bất cứ độ tuổi nào, trình độ nào, bằng cấp nào cũng đều có thể tìm kiếm được công việc phù hợp với thu nhập tương xứng.
Xem thêm »
Ứng viên là gì? Các yếu tố quan trọng nhà tuyển dụng muốn có ở một ứng viên

Ứng viên là gì? Các yếu tố quan trọng nhà tuyển dụng muốn có ở một ứng viên

Ứng viên là gì? Trong quy trình tuyển dụng, ứng viên là một thuật ngữ rất quen thuộc. Mục tiêu hầu hết của các nhà tuyển dụng là mong muốn tìm được các ứng viên tiềm năng bổ sung vào bộ máy nhân sự của tổ chức, doanh nghiệp. Dưới đây, job3s.vn sẽ bật mí cho bạn cách yếu tố quan trọng mà nhà tuyển dụng muốn có ở một ứng viên.
Xem thêm »
Cách viết đoạn văn giới thiệu bản thân bằng tiếng Hàn được lòng người bản xứ

Cách viết đoạn văn giới thiệu bản thân bằng tiếng Hàn được lòng người bản xứ

Việc viết đoạn văn giới thiệu bản thân bằng tiếng Hàn hay, chỉn chu sẽ giúp bạn tạo ấn tượng mạnh mẽ với người bản xứ. Bạn có thể bắt đầu với những lời chào quen thuộc, sau đó giới thiệu cụ thể về ngành học, sở thích,... Hãy tham khảo các gợi ý dưới đây để có thể chuẩn bị một đoạn văn giới thiệu thật hoàn hảo.
Xem thêm »
Tìm việc làm ở quận 12 làm tạp vụ lương cao, ổn định

Tìm việc làm ở quận 12 làm tạp vụ lương cao, ổn định

Rất nhiều người đang tìm việc làm ở quận 12 làm tạp vụ lương cao, ổn định. Ngày nay, công việc tạp vụ dần trở nên phổ biến và thu hút sự quan tâm đặc biệt của chị em phụ nữ. Bởi lẽ nhu cầu tuyển dụng công việc này trên thị trường khá cao, đồng thời đây là công việc mang tính linh hoạt, đặc biệt giúp họ ổn định về tài chính. Bạn có nhu cầu tìm việc làm ở quận 12 làm tạp vụ thì nhất định tham khảo những thông tin dưới đây trước khi nộp đơn.
Xem thêm »

Mẫu CV hot theo ngành nghề

Back to top

Job3s có thể giúp gì cho bạn?
chat