Developer là gì? Những điều cần biết về lập trình viên

Đóng góp bởi:   CEO Tony Vũ
Thứ Tư, 23/08/2023 15:46:00 +07:00
Trong thị trường việc làm hiện nay, Developer được đánh giá là “top” những công việc mang lại thu nhập khủng. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa hiểu được Developer là gì? hay Developer là nghề gì? Cùng Job3s tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Developer là gì?

Khi dịch sang nghĩa tiếng Việt, Developer có nghĩa là lập trình viên. Họ cũng thường được gọi tắt là Dev hay Code.

Lập trình viên là những người phụ trách việc xây dựng và phát triển cho các Website hoặc phần mềm, ứng dụng. Họ thường hoàn thành sản phẩm của mình bằng các công việc như viết mã code, debug (tìm kiếm lỗi), sửa lỗi (fix bug), chạy mã nguồn.

Định nghĩa Developer là gì
Lập trình viên hay Developer là gì?

Developer được coi là những chuyên viên trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Họ được học chuyên môn về các loại ngôn ngữ lập trình khác nhau như: JavaScript, Java, Python, Golang, PHP, C#, C++,Kotlin…và nhiều loại công nghệ khác nhau. Thông thường, doanh nghiệp, tổ chức hay khách hàng cá nhân là những người đưa ra các yêu cầu liên quan đến sản phẩm cuối cùng mà các Developer tạo ra.

Ví dụ: Doanh nghiệp của bạn đang muốn tạo ra một Website tự học thiết kế hình ảnh, yêu cầu trong web cần có các kiến thức cần học, video hướng dẫn và bài tập hướng dẫn,...Dựa vào các yêu cầu trên, Dev sẽ hoàn thiện một trang web với các tính năng mà khách hàng ưng ý nhất.

Trong thời kỳ chuyển đổi số đang ngày một được quan tâm, hầu hết các doanh nghiệp đều chú trọng vào việc phát triển Website, phần mềm, ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI,...Dẫn đến, nguồn nhân lực trong ngành công nghệ thông tin ngày một tăng cao. Trong đó, lập trình viên hay Developer là một vị trí trọng yếu của bộ phận lập trình.

Developer làm những công việc gì?

Developer là một công việc vô cùng “hot” trong thị trường lao động ngày nay. Với các vị trí khác nhau, yêu cầu công việc khác nhau thì các Dev sẽ thực hiện công việc không giống nhau. Tuy nhiên, dưới đây là tổng hợp các công việc mà một Developer thường gặp phải trong công việc.

  • Phân tích nhu cầu khách hàng, các vấn đề họ đang gặp phải, điều họ đang tìm kiếm trên website,
  • Xây dựng và thiết kế hệ thống phần mềm: Để hoàn thành công việc này, Dev cần thực hiện xác định các nhu cầu của người dùng, thiết kế giao diện Website, viết các mã code để hoàn thành hệ thống phần mềm.
  • Xây dựng phần mềm: Đây là một trong những đầu công việc chính của các lập trình viên. Họ sẽ sử dụng những gì đã được học, chuyên môn vfa kinh nghiệm để hoàn thành tính năng cũng như các chức năng cần thiết của một website.
  • Sửa lỗi và thực hiện bảo trì hệ thống: Khi phần mềm, hệ thống đã đi vào hoạt động, các Developer thực hiện tìm và sửa các lỗi (bug) trong mã, sau đó bảo trì và cập nhật hệ thống. Đây là quá trình làm việc cần thiết để đảm bảo website hoạt động một cách hiệu quả, an toàn và đáp ứng trải nghiệm người dùng.
Mô tả công việc phải làm của lập trình viên
Mô tả công việc của các Developer
  • Tham gia vào quy trình nghiên cứu và phát triển phần mềm: Khi phần mềm, ứng dụng hoặc website đã đi vào hoạt động, các lập trình viên sẽ tiếp tục tham gia vào quy trình nghiên cứu và nâng cấp các tính năng mới cũng như cải thiện để người dùng có được trải nghiệm tốt hơn.
  • Tham gia vào quá trình thiết kế hệ thống: Các Developer cần xác định cách hệ thống hoạt động cũng như giao diện của hệ thống để có những đóng góp phù hợp với việc thiết kế hệ thống.

Sự khác nhau giữa Developer và Programmer

Developer và Programer đều là những người làm việc trong ngành công nghệ phát triển phần mềm. Một số người thường gọi chung cho 2 vị trí này là lập trình viên do tính chất công việc tương đối giống nhau. Tuy nhiên, xét về kỹ năng am hiểu công nghệ và kinh nghiệm code thực tế, Devepoper và Programer có sự khác biệt nhất định. Developer là vị trí đòi hỏi chuyên môn và đảm nhận các công việc có độ khó cao hơn. Thường thì Developer sẽ đảm nhận vị trí leader.

Để phân biệt 2 vị trí trên, hãy quan sát bảng so sánh dưới đây của job3s.vn/'>Job3s:

Developer

Programmer

Khái niệm

  • Developer hay Software Developer là nhà phát triển phần mềm)

  • Chuyên về một ngôn ngữ lập trình cụ thể

  • Tập trung vào việc cấu trúc và phát triển lõi phần mềm

  • Bên cạnh vai trò chính là viết mã, Dev có thể tham gia vào các công việc khác liên quan đến tài liệu phần mềm

  • Programmer hay lập trình viên là các chuyên gia viết code cho các Website, ứng dụng,...

  • Cung cấp các hướng dẫn chi tiết liên quan đến lập trình

  • Có nền tảng chuyên môn về mã hóa và tính toán

  • Chịu trách nghiệm viết mã để phục vụ các ứng dụng, phần mềm, website hoạt động theo đúng yêu cầu.

  • Sử dụng nhiều ngôn ngữ lập trình để kiểm tra và đảm bảo các code thực hiện đúng công việc, chức năng.

Kỹ năng chuyên môn

  • Có thể lựa chọn trở thành nhà phân tích lập trình, systems programmer hoặc Net programmer, SAS Programmer,...

  • Có thể làm việc giống như một PHP Dev, Web Dev hoặc người thiết kế trải nghiệm người dùng (UI/UX)

  • Kỹ thuật cần thiết là JavasCript, JQuery, HTML, phát triển ứng dụng Website và Hypertext Preprocessor,..

Cách để bắt đầu cho vị trí:

  • Phải trải qua quá trình đào tạo bài bản về Data Science hoặc kỹ thuật phần mềm

  • Yêu cầu khả năng toán học như giải tích, đại số tuyến tính và phương trình vi phân.

  • Yêu cầu kiến thức về ngôn ngữ lập trình Java, C++,...

  • Tại nhiều nơi chỉ yêu cầu hóa học cấp chứng chỉ hoặc bằng Cao Đẳng

  • Liên tục học thêm các ngôn ngữ khác nhau khi lĩnh vực mới có xu hướng phát triển.

  • Có kiến thức về thiết kế và phát triển hệ thống. quản lý cơ sở dữ liệu, logic lập trình, ….

Mặc dù Developer và Programmer là hai công việc liên quan và có nhiều phần giống nhau, nhưng chúng ta cũng cần phân biệt rõ ràng hai vị trí này để có thể đưa ra các quyết định phù hợp về công việc. Tại mỗi một vị trí, định hướng phát triển sẽ có những thay đổi lộ trình phát triển khác nhau.

Hãy tìm hiểu thật kỹ trước khi đưa ra quyết định của bạn.

Các vị trí phổ biến mà developer có thể đảm nhận

Developer là một tên gọi chung để chỉ những gì liên quan đến công việc lập trình. Khi xét vào tính chất chất cũng như chuyên môn, có nhiều vị trí công việc liên quan đến Developer mà mọi người có thể quan tâm.

Frontend Developer

Là những người sử dụng các ngôn ngữ lập trình như HTML, CSS và JavaScript để thiết kế và xây dựng lên giao diện cho một website, ứng dụng,...mà tại đó người dùng có thể tương tác trực tiếp.

vị trí mà một lập trình viên có thể đảm nhiệm
Frontend Developer

Sản phẩm, kết quả của Frontend Developer là người dùng có thể “chạm”, “lướt” hay thậm chí là đối thoại trực tiếp trên Website. Có hai khái niệm cần biết khi làm Frontend Developer là:

  • User Interface (UI)
  • User Experience (UX).

Back End Developer

Nếu ví các Front-end là người tạo nên “diện mạo” cho website, thì Back-end là những người chịu trách nhiệm cho “nền móng”. Nói cách khác, họ là người xây dựng cách thức hoạt động cho một website hay phần mềm.

Công việc chính của các Back-end Developer bao gồm: cơ sở dữ liệu và máy chủ.

Trong khi cơ sở dữ liệu làm nhiệm vụ lưu dữ toàn bộ các thông tin như hồ sơ người dùng, danh sách sản phẩm,...thì máy chủ thực hiện các yêu cầu nhận được từ phía khách hàng

Back-end Dev thường làm việc trực tiếp với các dữ liệu, ứng dụng được tích hợp,API hoặc với các quy trình Back-end khác. Để đáp ứng được yêu cầu công việc này yêu cầu người làm có nền tảng kiến thức chuyên môn sâu rộng cũng như hiểu biết về các loại ngôn ngữ lập trình back-end.

Full Stack Developer

Full stack developer (hay Full Stack), họ là những người thực hiện nhiệm vụ tổng hợp các kiến thức cũng như hiểu biết trực quan về Back-end và Front-end. Bên cạnh đó, các lập trình viên Full stack cần phải nắm chắc kiến thức về best practices và các khái niệm cơ bản về lập trình.

Hầu hết các lập trình viên Full Stack đều có khả năng viết code cho các hệ thống, đem lại sự toàn diện về tính năng, chức năng cho website, phần mềm, ứng dụng,..

Các công việc của một lập trình viên Full Stack:

  • Đưa ra giải pháp, phương án để xây dựng hệ thống cũng như ứng dụng phù hợp với yêu cầu đưa ra.
  • Làm việc với các stakeholder và quản lý các dự án
  • Sử dụng nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau như PHP, Python, Java,...để viết code Backend.
  • Phát triển và khởi tạo cơ sở dữ liệu
  • Bảo trì, nâng cấp các performance từ các ứng dụng, phần mềm,..
  • Tham gia đóng góp vào quá trình xây dựng và thiết lập các tài lập kỹ thuật,...

Mobile Developer

Hiểu một cách đơn giản, Mobile Developer là các nhà phát triển ứng dụng trên các thiết bị di động. Trên thực tế, việc phát triển các ứng dụng di động là quá trình xây dựng nên một phần mềm trên thiết bị di động.

Dựa trên hệ điều hành đang làm việc, các Mobile Developer sẽ trau dồi thêm các kiến thức, kỹ năng mới.

Ví dụ: Với các IOS Developer, họ cần tìm hiểu và trau dồi thêm những kiến thức liên quan đến hệ điều hành IOS.Điều này cũng tương tự với các Mobile Dev khác.

Hiện tại, Mobile Developer được phân ra làm hai loại chính:

  • IOS Developer: Là người có đảm nhận nhiệm vụ kiểm tra, xây dựng, cập nhật và bảo trì các ứng dụng cho các thiết bị di động sử dụng hệ điều hành IOS. Những Dev này thường ứng dụng công nghệ Xcode, ngôn ngữ lập trình IOS chính là Swift để nghiên cứu phát triển ứng dụng. Các IOS Dev phát triển các ứng dụng để phục vụ các thiết bị chạy hệ điều hành này.
  • Android Developer: Android được biết đến là hệ điều hành phổ biến nhất thế giới . Các Android Dev là người chịu trách nhiệm thiết kế và phát triển các ứng dụng cho các thiết bị chạy trên nền tảng android. Cuối cùng, họ sẽ kiểm tra khả năng sử dụng của chúng và kiểm tra code trong các trường hợp đặc biệt.

Những kỹ năng quan trọng của developer

Kỹ năng chuyên môn của các lập trình viên (technical skills)

Ngôn ngữ lập trình:

Đây là những mã nguồn khác nhau , được dùng để xây dựng phần cốt lõi cho một chương trình, phần mềm, ứng dụng hoặc website. Có nhiều ngôn ngữ lập trình được sử dụng thường xuyên như:

  • JavaScript: Là một loại ngôn ngữ lập trình website được sử dụng tích hợp và những HTML để sản phẩm trở nên sống động hơn.
  • HyperText Markup Language (HTML): Đây là một trong những ngôn ngữ phổ biến đối với các lập trình viên. HTML là một cấu trúc siêu văn bản, các Dev thường sử dụng ngôn ngữ này để tạo và cấu trúc lại các phần trong ứng dụng và website.
  • Cascading Style Sheets (CSS): Đây là một loại ngôn ngữ lập trình thiết kế. CSS có khả năng xử lý một phần giao diện của website như: màu sắc của văn bản, font chữ, khoảng cách giữa các đoạn,
  • Python: Là một ngôn ngữ lập trình khá đa diện cho phép các Developer hoàn thành các yêu cầu hoàn thành các phần mềm khác nhau. Yêu cầu này bao gồm cả việc viết mã cho tất cả chương trình hoặc giám sát các lõi trong ngôn ngữ.
  • C++: Đây là ngôn ngữ lập trình có khả năng giúp Dev tối ưu hóa các chức năng của phần cứng. Một Developer giỏi thậm chí có thể phát triển các trò chơi bằng ngôn ngữ C++.
  • Java: Với Java, bạn có thể tạo ứng dụng và chương trình trên các hệ thống máy tính khác nhau. Các lập trình viên cũng có thể viết game bằng ngôn ngữ Java vì chúng có cấu trúc gần như C++ nhưng ít phức tạp hơn.
kỹ năng cần có khi làm lập trình viên
Lập trình viên cần có kỹ năng chuyên môn

Cấu trúc dữ liệu và thuật toán:

Đây là cách thức được tổ chức để lưu trữ thông tin trong cơ sở dữ liệu. Đồng thời, thuật toán giúp mô tả quá trình để có thể hoàn thành một tác vụ theo yêu cầu.

Người đảm nhận công việc Developer cần phải biết nhiều cấu trúc dữ liệu cùng với các thuật toán để tìm ra phương pháp kết hợp để tối ưu hóa thông tin trong mã chương trình.

Người dùng sẽ dễ dàng thao tác chọn font và size chữ nếu Developer sử dụng đúng thuật toán.

Kiến thức về cơ sở dữ liệu:

Cơ sở dữ liệu bao gồm hệ thống điện tử hỗ trợ tổ chức, cấu trúc hệ thống thông tin và các hồ sơ. Nhiệm vụ của các Dev là tìm kiếm thông tin và nhập các dữ liệu mới được thu thập vào dàng bảng, cập nhật hệ thống.

Phần lớn các thông tin của doanh nghiệp cần phải được bảo mật tốt, do đó các Dev cũng cần có kỹ năng bảo vệ và sao lưu cơ sở dữ liệu để đảm bảo an toàn thông tin.

Ngoài ra, để có thể vận hành dữ liệu, các lập trình viên phải biết sử dụng mã nguồn chuẩn hóa SQL. Đây là ngôn ngữ lập trình Truy vấn cho phép Dev vận hành nhiều hệ thống khác nhau.

Kiến thức gỡ lỗi

Gỡ lỗi là quá trình loại trừ lỗi trong ngôn ngữ mã hóa. Để giải quyết lỗi các Dev phải chạy một phần mềm chuyên dụng để giám sát lỗi, sau đó vận dụng chuyên môn để giải quyết các quyết các lỗi này.

Có nhiều Developer thường giải quyết lỗi ngay khi viết mã thay vì đợi đến khi hoàn thành toàn bộ. Việc này sẽ giúp họ tiết kiệm thời gian làm việc và tránh tối đa các trường hợp xung đột giữa các lỗi với nhau.

Source control

Kiểm soát hệ thống nguồn (SCM) là hệ thống có khả năng giúp các Dev theo dõi và đưa những thay đổi trong mã hóa phần mềm, chương trình, ứng dụng.

Với SCM, các developer có thể thực hiện công việc trên các mã riêng biệt rồi mới hợp nhất để đưa ra một phiên bản hoàn chỉnh. Bên cạnh đó, lập trình viên có thể dựa tạo ra danh sách các bản sửa đổi và thực hiện khôi phục các đoạn mã hóa đã sửa khi cần thiết.

Các hệ điều hành

Hệ điều hành được biết đến là những phần mềm giúp quản lý và điều hành hầu hết các thành phần của một thiết bị điện tử. Riêng với máy tính, một số hệ điều hành thường thấy là: Microsoft Windows, macOS và Linux,...Với thiết bị di động thì Android và IOS là các hệ điều hành phổ biến nhất.

Các Developer cần phải bổ sung kiến thức cần thiết khi làm việc với các hệ điều hành khác nhau, bởi đặc tính công việc của họ là thường xuyên phải tiến hành kiểm tra và chuyển đổi giữa các dòng mã của các hệ điều hành khác nhau.

Kỹ năng mềm cần có với Developer (transferable skills)

Kỹ năng giải quyết vấn đề:

Đố với những kỹ sư phát triển phần mềm, kỹ năng giải quyết vấn đề cùng tư duy phản biện là kỹ năng vô cùng quan trọng.

Khi viết code cho phần mềm, việc các Developer thường xuyên nhận được yêu cầu từ phía ban lãnh đạo hoặc khách hàng là điều không thể tránh khỏi. Đó thường là những vấn đề liên quan đến phần mềm, ứng dụng mà Dev cần giải quyết.

Lúc này, các Developer cần kết hợp kiến thức chuyên môn và kỹ năng giải quyết vấn đề để đưa ra phương án giải quyết phù hợp.

Kỹ năng làm việc nhóm:

Một trong những công việc thường xuyên phải làm việc, thảo luận nhóm nhất chính là công nghệ thông tin. Nói một cách chính xác hơn, thì ngay cả khi làm việc cá nhân thì các Developer cũng cần đưa ra các ý kiến để cùng nhau hoàn thành công việc.

Bên cạnh những người có cùng chuyên môn, Dev cũng cần làm việc nhóm với một số vị trí khác như Designer, quản lý dự án, khách hàng,... để nắm rõ các yêu cầu từ phía họ.

Công việc của Developer có rất nhiều phân nhánh khác nhau, tuy nhiên các phân nhánh luôn có mối liên hệ chặt chẽ. Đặc biệt, Vị trí Front-end và Back-end phải luôn phối hợp chặt chẽ với nhau để tạo ra một phần mềm hoàn chỉnh cả ề giao diện lẫn cách vận hành.

Kỹ năng phân tích và đưa ra đánh giá.

Mỗi ngôn ngữ lập trình khác nhau sẽ có vai trò và trách nhiệm khác nhau trong quá trình hình thành một sản phẩm. Do vậy, các lập trình viên cần biết cách phân tích để đưa ra ngôn ngữ lập trình phù hợp nhất với nhất với dự án đang diễn ra.

Ngoài ra, kỹ năng đánh giá sẽ giúp các lập trình viên đưa ra phán đoán liệu đoạn mã đang sử dụng có thực sự phù hợp chưa hay vẫn cần phải đưa ra lựa chọn tối ưu hơn nữa.

Kiên trì và tỉ mỉ

Lập trình là một công việc có độ phức tạp tương đối cao, các lập trình viên thường phải dành rất nhiều thời gian để viết code hoặc hoàn thành một thuật toán. Sẽ luôn có những khó khăn trong công việc đòi hỏi các lập trình viên cần phải kiên nhẫn và bình tĩnh để giải quyết các vấn đề.

Ngoài ra, sự tỉ mỉ cũng là một yếu tố quyết định sự thành công trong công việc của các Developer. Chỉ cần sai một ký tự nhỏ thì có thể ảnh hưởng đến kết quả của cả một chương trình code. điều này thường rất mất thời gian khi phải dò tìm lỗi. Do vậy, tỉ mỉ chính là yếu tố cần có ở các Developer.

Developer làm việc ở đâu?

Trong thời buổi công nghệ số chuyển đổi số, cơ hội làm việc cho các Developer là vô cùng lớn. Bất cứ công ty nào cũng cần có một website hoàn chỉnh để thực hiện các chiến lược kinh doanh, quảng cáo sản phẩm. Bên cạnh đó, các lập trình viên cũng có thể lựa chọn làm việc với hình thức remote, freelancer.

Địa điểm làm việc của các lập trình viên
Developer làm việc ở đâu?

Công ty phần mềm

Đây là môi trường làm việc phù hợp cho các Developer muốn phát triển sự nghiệp ở các dự án nước ngoài. Hầu hết, các công ty gia công phần mềm đều có sự phân hóa rõ ràng giữa chuyên môn công việc, các vị trí trong một quá trình tạo ra các website, ứng dụng hay phần mềm.

Tuy nhiên, các lập trình viên cần chuẩn bị tâm lý vì bên cạnh những lúc gặp tình trạng “quá tải” do quá có nhiều dự án so với lượng nhân sự thì cũng có những thời điểm có ít hoặc dự án không đủ lớn.

Các công ty Startup mảng công nghệ:

Với các bạn sinh viên hay các bạn trẻ mới ra trường, các công ty khởi nghiệp chính là điểm xuất phát phù hợp nhất để các bạn có cơ hội trải nghiệm , tích lũy và phát huy tối đa kỹ năng cũng như những gì đã được học.

Một nhược điểm là tại các công startup, các bạn có thể sẽ phải làm thêm một số công việc không liên quan đến chuyên môn.

Làm việc tại các công ty đa quốc gia

Hiện tại ở Việt Nam chưa có nhiều công ty đa Quốc gia trong lĩnh vực này, tuy nhiên nhiều chuyên gia đưa dự đoán mô hình này sẽ rất phát triển trong tương lai.

Tuy nhiên, vẫn có nhưng công ty phần mềm đa Quốc gia tại Việt Nam. Nếu được làm việc tại môi trường này, các lập trình viên sẽ xây dựng được một nền tảng vững chắc cùng với nhiều cơ hội hơn trong công việc.

Làm remote/ freelance

Trở thành một lập trình viên tự do là một hình thức làm việc được khá nhiều Developer trẻ quan tâm. Thay vì phải làm việc tại văn phòng, họ có thể làm việc ở đâu hay bất cứ thời gian nào họ mong muốn miễn là vẫn đảm bảo được tiến độ cũng như chất lượng công việc.

Tuy nhiên, khi làm freelance/ remote, Developer sẽ cần nhiều kỹ năng hơn để có thể chủ động trong việc giải quyết các vấn đề phát sinh.

Mức lương của developer là bao nhiêu?

Tại Việt Nam hay thậm chí tại một vài nơi khác trên thế giới, Developer là một trong những công việc đem lại mức thu nhập tương đối tốt. Theo các thống kê từ các trang tuyển dụng uy tín, mức lương của các Developer trung bình từ 15,7 – 27,1 triệu đồng/tháng.

Do tính chất công việc, các Developer phải sử dụng rất nhiều chất xám và thể lực. Tuy nhiên, tùy vào độ khó, yêu cầu công việc và vị trí đảm nhận mà mức lương của các Developer có thể khác nhau:

Vị trí

Mức lương

Fresher/ Junior Developer

300 USD – 550 USD

Mid-Senior Developer

550 USD – 1200 USD

Senior Developer

600 USD – 1350 USD

Management Level

1500 USD – 2300 USD

Director Level

2200 USD – 2600 USD

Tìm hiểu ngay các thuật ngữ được sử dụng trong nghành IT

IT Helpdesk là gì

Devops là gì

Front End là gì

Software Engineer là gì

Backend là gì

IT là gì

Coder là gì

Developer là gì

IT là gì

Data analyst intern là gì

Full stack developer là gì

Tìm hiểu các bài viết liên quan:

>> Tìm hiểu thêm: mẫu cv xin việc

>> Tìm hiểu thêm bài viết: mẫu thư xin việc tiếng anh

>> Tìm hiểu thêm bài viết: đơn xin việc mẫu

>> Tìm hiểu thêm bài viết: sơ yếu lí lịch mẫu

>> Tìm hiểu thêm bài viết: tải mẫu đơn xin nghỉ việc

Developer là một công việc chuyên môn có độ khó và đòi hỏi trong việc rất cao. Tuy nhiên, cơ hội hội nghề nghiệp cũng như mức lương mà công việc này mang đến lại vô cùng hấp dẫn. Các bạn có thể xem thêm các cơ hội nghề nghiệp về việc làm IT - Phần mềm tin tại job3s.vn.

Bài viết liên quan
Học ngôn ngữ Anh ra làm gì? Có dễ tìm việc không?

Học ngôn ngữ Anh ra làm gì? Có dễ tìm việc không?

Học ngôn ngữ Anh ra làm gì? Sau khi tốt nghiệp ngành học này bạn có thể đảm nhận các công việc như Biên/ phiên dịch, dịch thuật tại các tổ chức, làm thư ký, trợ lý cho các công ty/doanh nghiệp nước ngoài… cùng rất nhiều công việc liên quan khác. Thế nhưng, công việc này có dễ xin hay không và mức lương như thế nào?
Xem thêm »
Quy trình tuyển dụng nhân sự: Bí quyết tìm kiếm nhân tài hiệu quả

Quy trình tuyển dụng nhân sự: Bí quyết tìm kiếm nhân tài hiệu quả

Quy trình tuyển dụng nhân sự là một chuỗi các hoạt động bao gồm xác định nhu cầu, tìm kiếm ứng viên, sàng lọc và đưa ra kết quả cuối cùng. Xây dựng một quy trình hiệu quả có thể giúp doanh nghiệp tìm được ứng viên phù hợp và thúc đẩy hiệu suất công việc gia tăng.
Xem thêm »
CCCD là gì? Ý nghĩa của 12 số căn cước công dân gắn chíp

CCCD là gì? Ý nghĩa của 12 số căn cước công dân gắn chíp

Khái niệm CCCD là gì? CCCD là viết tắt của cụm từ căn cước công dân. Đây là một trong những loại giấy tờ đặc biệt quan trọng của công dân khi sinh sống và làm việc tại Việt Nam. Nội dung bài viết bên dưới sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về CCCD cũng như tầm quan trọng của loại giấy tờ này.
Xem thêm »
Tìm việc làm tại Phú Mỹ Hưng quận 7, gợi ý việc làm hot mới nhất

Tìm việc làm tại Phú Mỹ Hưng quận 7, gợi ý việc làm hot mới nhất

Bạn đang tìm việc làm tại Phú Mỹ Hưng quận 7 nhưng không biết khu vực này đang tuyển dụng những công việc gì? Làm thế nào để kiếm việc nhanh tại Phú Mỹ Hưng? Hàng nghìn cơ hội việc làm hot được cập nhật liên tục tại job3s sẽ giúp bạn có thêm lựa chọn phù hợp nhất. Tham khảo ngay sau đây.
Xem thêm »
Tìm việc làm ở quận 7 đường Nguyễn Thị Thập lương cao đi làm ngay

Tìm việc làm ở quận 7 đường Nguyễn Thị Thập lương cao đi làm ngay

Bạn đang muốn tìm việc làm ở quận 7 đường Nguyễn Thị Thập? Đây là khu vực đông dân cư, kinh tế phát triển, có nhiều cơ hội việc làm thu nhập cao. Tại job3s, có hàng nghìn cơ hội việc làm hấp dẫn. Bất cứ độ tuổi nào, trình độ nào, bằng cấp nào cũng đều có thể tìm kiếm được công việc phù hợp với thu nhập tương xứng.
Xem thêm »
Ứng viên là gì? Các yếu tố quan trọng nhà tuyển dụng muốn có ở một ứng viên

Ứng viên là gì? Các yếu tố quan trọng nhà tuyển dụng muốn có ở một ứng viên

Ứng viên là gì? Trong quy trình tuyển dụng, ứng viên là một thuật ngữ rất quen thuộc. Mục tiêu hầu hết của các nhà tuyển dụng là mong muốn tìm được các ứng viên tiềm năng bổ sung vào bộ máy nhân sự của tổ chức, doanh nghiệp. Dưới đây, job3s.vn sẽ bật mí cho bạn cách yếu tố quan trọng mà nhà tuyển dụng muốn có ở một ứng viên.
Xem thêm »
Cách viết đoạn văn giới thiệu bản thân bằng tiếng Hàn được lòng người bản xứ

Cách viết đoạn văn giới thiệu bản thân bằng tiếng Hàn được lòng người bản xứ

Việc viết đoạn văn giới thiệu bản thân bằng tiếng Hàn hay, chỉn chu sẽ giúp bạn tạo ấn tượng mạnh mẽ với người bản xứ. Bạn có thể bắt đầu với những lời chào quen thuộc, sau đó giới thiệu cụ thể về ngành học, sở thích,... Hãy tham khảo các gợi ý dưới đây để có thể chuẩn bị một đoạn văn giới thiệu thật hoàn hảo.
Xem thêm »
Tìm việc làm ở quận 12 làm tạp vụ lương cao, ổn định

Tìm việc làm ở quận 12 làm tạp vụ lương cao, ổn định

Rất nhiều người đang tìm việc làm ở quận 12 làm tạp vụ lương cao, ổn định. Ngày nay, công việc tạp vụ dần trở nên phổ biến và thu hút sự quan tâm đặc biệt của chị em phụ nữ. Bởi lẽ nhu cầu tuyển dụng công việc này trên thị trường khá cao, đồng thời đây là công việc mang tính linh hoạt, đặc biệt giúp họ ổn định về tài chính. Bạn có nhu cầu tìm việc làm ở quận 12 làm tạp vụ thì nhất định tham khảo những thông tin dưới đây trước khi nộp đơn.
Xem thêm »
5 cách giúp bạn tìm việc làm quận 12 nhanh chóng hiệu quả

5 cách giúp bạn tìm việc làm quận 12 nhanh chóng hiệu quả

Gợi ý 5 cách giúp bạn tìm việc làm quận 12 dễ dàng hơn. Trong bối cảnh dân số TPHCM đang tăng nhanh, lượng người đổ về các quận trung tâm ngày một nhiều khiến các khu vực này rơi vào tình trạng quá tải. Điều này tạo cơ hội cho các quận huyện ven thành phố có cơ hội phát triển. Điển hình là lực lượng lao động đổ về quận 12 ngày một gia tăng. Vì thế, việc làm quận 12 trở nên đa dạng hơn, mang đến nhiều sự lựa chọn cho người dân.
Xem thêm »
Top 7 việc làm bao ăn ở không cần bằng cấp với mức thu nhập hấp dẫn

Top 7 việc làm bao ăn ở không cần bằng cấp với mức thu nhập hấp dẫn

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của kinh tế và xã hội, nhu cầu tìm việc làm bao ăn ở ngày càng gia tăng mạnh mẽ. Vậy có những công việc nào bao ăn ở phổ biến hiện nay? Mức lương nhận được là bao nhiêu? Tìm việc làm này cần lưu ý gì? Dưới đây, job3s sẽ giải đáp toàn bộ thắc mắc trên, mời bạn cùng tham khảo.
Xem thêm »

Mẫu CV hot theo ngành nghề

Back to top

Job3s có thể giúp gì cho bạn?
chat