Ngành Logistics là gì? Cơ hội việc làm khi học ngành logistic liệu có rộng mở?

Đóng góp bởi:   CEO Tony Vũ
Chủ Nhật, 28/01/2024 06:25:00 +07:00
Với bối cảnh giao lưu và hội nhập kinh tế, logistics nổi lên là ngành quan trọng bậc nhất hiện nay. Vậy ngành logistics là gì? việc tìm hiểu rõ khái nhiệm về ngành này sẽ giúp bạn nắm được hoạt động cũng như giá trị mà logistic mang lại.

1. Ngành Logistics là gì?

Luật thương mại 2005 của Việt Nam đã giải thích khái niệm logistics là gì như sau:

  • Logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện 1 hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao.

Ngành logistics là gì? Đây là hoạt động thương mại bao gồm sản xuất, cung ứng hàng hoá đến người tiêu dùng
Ngành logistics là gì? Đây là hoạt động thương mại bao gồm sản xuất, cung ứng hàng hoá đến người tiêu dùng

2. Phân biệt logistics với chuỗi cung ứng

Thực tế khi tìm hiểu logistics là gì rất nhiều người hiểu lầm logistics với chuỗi cung ứng là 1? Dưới đây phân biệt chi tiết ngành logistics và chuỗi cung ứng.

  • Chuỗi cung ứng là một hệ thống tổ chức, hoạt động, thông tin, con người và các nguồn lực liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến vận chuyển hàng hoá hay dịch vụ từ nhà sản xuất, nhà cung cấp đến tay người tiêu dùng.

  • Quản trị logistics là một phần của quản trị chuỗi cung ứng bao gồm việc hoạch định, thực hiện, kiểm soát việc vận chuyển và dự trữ hiệu quả hàng hoá, dịch vụ cũng như thông tin liên quan từ nơi xuất phát đến nơi tiêu thị để đáp ứng yêu cầu của khách hàng.

>>> Vậy khái niệm chuỗi cung ứng sẽ rộng hơn và bao gồm cả logistics lẫn quá trình sản xuất. Trong đó chuỗi cung ứng sẽ liên quan đến hoạt động mua hàng trong khi logistics sẽ chú trọng về chiến lược, phối hợp giữa các hoạt động khác gồm marketing và sản xuất.

Sự khách nhau giữa chuỗi cung ứng và ngành logistics
Tìm hiểu logistics là gì bạn sẽ thấy được sự khác nhau của dịch vụ này với chuỗi cung ứng

3. Phân loại logistics là gì

Từ khái niệm logistics là gì, có thể phân loại logistics cụ thể như sau:

Tên

Đặc điểm

Inbound Logistics

Gồm hoạt động tiếp nhận và lưu trữ nguyên vật liệu đầu vào từ nhà cung cấp đến doanh nghiệp, đảm bảo các yếu tố đầu vào được cung ứng một cách tối ưu về giá trị, thời gian và chi phí sản xuất.

Outbound Logistics

Gồm các hoạt động như kho bãi lưu trữ, phân phối sản phẩm đến nơi nhận sao cho tối ưu địa điểm, thời gian, chi phí cho doanh nghiệp và người mua.

Reverse Logistics

Gồm các hoạt động của quá trình thu hồi sản phẩm lỗi, phế phẩm, phế liệu,... phát sinh sau khi phân phối sản phẩm để tái chế hoặc xử lý.

4. Định nghĩa 1PL, 2PL, 3PL, 4PL trong ngành Logistics

Khi tìm hiểu sâu về ngành Logistics là gì thì chắc chắn bạn biết đến PL. Đây là viết tắt của cụm từ “Production and Logistics”, có nghĩa là sản xuất và hậu cần trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.

PL là một khâu quan trọng trong chuỗi cung ứng hàng hóa, bao gồm các hoạt động như lên kế hoạch sản xuất, quản lý kho bãi, vận chuyển, giao nhận và phân phối hàng hóa đến khách hàng.

Dưới đây là bảng phân biệt các PL trong ngành Logistics.

Tên

Đặc điểm

Đơn vị sử dụng

1PL trong Logistics

Chỉ đơn giản là hoạt động logistics mà chính doanh nghiệp tự thực hiện cho chính mình mà không sử dụng dịch vụ của bên ngoại.

Phù hợp cho các doanh nghiệp có quy mô nhỏ hoặc không có nhu cầu lớn đối với các dịch vụ logistics bên ngoài.

2PL trong Logistics

Mối quan hệ giữa hai bên trong chuỗi cung ứng, thường là giữa nhà sản xuất (hoặc nhà cung cấp hàng hóa) và nhà vận chuyển hoặc kho bãi.

Các doanh nghiệp chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực quản lý lưu kho, kho bãi, và phân phối hàng hóa.

3PL trong Logistics

Là một dịch vụ logistics mà một công ty sử dụng bên ngoài để quản lý một hoặc nhiều khía cạnh của chuỗi cung ứng hoặc quá trình logistics của mình.

Những doanh nghiệp vừa và lớn đều có thể tận dụng dịch vụ 3PL. Dịch vụ này giúp họ tập trung vào nghiệp vụ của mình mà không cần phải đầu tư quá nhiều vào hạ tầng logistics.

4PL trong Logistics

Nhà cung cấp dịch vụ logistics không chỉ quản lý và thực hiện các hoạt động logistics mà còn có vai trò chi phối và quản lý toàn bộ chuỗi cung ứng của doanh nghiệp.

Áp dụng cho các doanh nghiệp có quy mô lớn và phức tạp, đặc biệt là những doanh nghiệp quốc tế hoặc có nhu cầu quản lý chuỗi cung ứng toàn diện và hiệu quả cao.

5. Ý nghĩa của logistics với tình hình kinh tế

Logistics là chuỗi hoạt động xoay quanh hàng hoá gồm đóng gói, bao bì, lưu trữ hàng hoá, kho bãi, bảo quản, vận chuyển,... Với việc xây dựng quy trình logistics hiệu quả, các doanh nghiệp có thể tiết kiệm đáng kể các khoản chi phí vận chuyển. Điều này tránh cho trường hợp sản phẩm bị “đội giá" từ đó gia tăng mức lợi nhuận, tối ưu nhất cho người tiêu dùng.

Ngoài ra, khi hiểu được ngành logistics là gì, bạn sẽ biết được đây là một công cụ không thể thiếu trong hoạt động sản xuất - kinh doanh của mọi doanh nghiệp.

Logistics là 1 mảnh ghép không thể thiếu trong hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp
Logistics là 1 mảnh ghép không thể thiếu trong hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp

6. Những hoạt động trong logistics

Thông qua khái niệm logistic là gì bạn cũng cần nắm được những hoạt động trong logistics. Về cơ bản, ngành logistics có thể chia làm 3 mảng chính: kho bãi, giao nhận và vận chuyển. Đi vào sâu hơn, chúng tôi sẽ chia sẻ Logistics bao gồm những hoạt động dưới đây:

  • Dịch vụ xếp dỡ container, trừ dịch vụ cung cấp tại các sân bay.

  • Dịch vụ kho bãi container thuộc dịch vụ hỗ trợ vận tải biển.

  • Dịch vụ kho bãi thuộc dịch vụ hỗ trợ mọi phương thức vận tải.

  • Dịch vụ chuyển phát.

  • Dịch vụ đại lý vận tải hàng hoá.

  • Dịch vụ đại lý làm thủ tục hải quan.

  • Dịch vụ khác bao gồm kiểm tra vận đơn, dịch vụ môi giới vận tải hàng hoá, kiểm định hàng hoá, dịch vụ lấy mẫu và xác định trọng lượng.

  • Dịch vụ nhận và chấp nhận hàng, dịch vụ chuẩn bị giấy tờ vận tải.

  • Dịch vụ hỗ trợ bán buôn, hỗ trợ bán lẻ bao gồm cả hoạt động quản lý và lưu kho, thu gom, tập hợp, phân loại hàng hoá và giao hàng.

  • Dịch vụ vận tải hàng hoá thuộc các dịch vụ vận tải biển, vận tải đường thủy nội địa, vận tải đường sắt, vận tải đường bộ.

  • Dịch vụ vận tải hàng không.

  • Dịch vụ vận tải đa phương thức.

  • Dịch vụ phân tích và kiểm định kỹ thuật.

  • Các dịch vụ hỗ trợ vận tải khác.

  • Các dịch vụ khác do thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics và khách hàng thoả thuận.

Tổng hợp các hoạt động của ngành logistics
Tổng hợp các hoạt động của ngành logistics

Xem Thêm: Data Analyst Intern Là Gì? Lương Thực Tập Sinh Data Analyst Bao Nhiêu?

7. Học logistics ra trường làm công việc gì?

Sau khi đã hiểu rõ ngành logistics là gì và bạn muốn thử sức, phát triển với ngành này thì có thể tham khảo những ngành nghề phù hợp khi học logistic.

7.1. Nhân viên vận hành kho

Đây là vị trí có nhu cầu tuyển dụng cao trong ngành logistics với mức lương trung bình từ 8 - 10 triệu VNĐ. Vị trí này rất phổ biến khi bạn đã tìm hiểu đủ sâu về ngành logistics là gì?

Mô tả công việc:

  • Nhân đơn của khách và sắp xếp lịch vận chuyển hàng.

  • Xếp lịch các tuyến giao hàng khoa học, hợp lý, đúng thời hạn và tiết kiệm chi phí.

  • Quản lý hoạt động điều vận, bốc xếp và giao nhận hàng hoá.

  • Hướng dẫn, giám sát công tác kiểm tra số lượng, chất lượng hàng hoá từ khi xuất kho cho đến khi tới tay khách hàng.

  • Quản lý lưu chuyển hoá đơn, chứng từ.

  • Phối hợp với người chuyên chở, nhân viên vận tải và khách hàng. Hay các đối tác khác để giải quyết sự cố phát sinh ảnh hưởng tới hoạt động giao hàng.

Vị trí nhân viên vận hành kho
Vị trí nhân viên vận hành kho ​

Yêu cầu kỹ năng và kiến thức

  • Chuyên môn về các ngành vận tải, nghiệp vụ ngoại thương.

  • Những kỹ năng cần có của nhân viên vận hành kho là phân tích, tổng hợp, lập kế hoạch và giám sát công việc, sự cẩn thận, tác phong làm việc khoa học, có tinh thần trách nhiệm, sử dụng thành thạo các phần mềm máy tính văn phòng,...

7.2. Nhân viên kinh doanh

Sale luôn là vị trí có thu nhập rất tốt trong lĩnh vực logistic là gì. Tuy nhiên, nhân viên kinh doanh cũng là vị trí rất áp lực, để đạt được mức thu nhập 6 - 20 triệu VNĐ họ phải rất nỗ lực.

Mô tả công việc:

  • Cung cấp các thông tin cần thiết và thuyết phục khách hàng sử dụng dịch vụ của công ty.

  • Duy trì lượng khách hàng vốn có bằng cách giữ liên lạc thường xuyên, cập nhật chính sách, ưu đãi mới,...

  • Mở rộng tập khách hàng bằng cách quảng bá dịch vụ, chăm sóc khách hàng mới.

  • Phụ trách hỗ trợ, giám sát.

Vị trí nhân viên kinh doanh logistics
Vị trí nhân viên kinh doanh logistics​

Yêu cầu kỹ năng và kiến thức:

  • Kiến thức cơ bản về bán hàng, hàng hải,...

  • Kỹ năng xử lý tình huống, giao tiếp tốt, kiên nhẫn và tinh tế

7.3. Nhân viên chứng từ

Chứng từ là một trong những phần không thể thiếu trong công việc của ngành Logistics. Mức lương của nhân viên chứng từ là 7 - 12 triệu VNĐ.

Mô tả công việc:

  • Soạn thảo, xử lý các chứng từ xuất nhập khẩu: hợp đồng, vận đơn, hoá đơn, lệnh giao hàng, giấy báo hàng đến,...

  • Chuẩn bị bộ chứng từ khai hải quan, xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ, giấy chứng nhận chất lượng, các công văn, tờ trình các bên liên quan,...

  • Liên hệ với khách hàng, phối hợp với bộ phận hiện trường làm thủ tục thông quan hàng hoá.

  • Lưu trữ hồ sơ, chứng từ.

Vị trí nhân viên chúng từ logistics
Vị trí nhân viên chúng từ logistics ​

Yêu cầu kỹ năng và kiến thức:

  • Kiến thức chuyên môn liên quan đến thủ tục hải quan, giao nhận hàng hoá, chạy lệnh.

  • Kỹ năng: ngoại ngữ tốt, thành thạo tin học văn phòng, nhiệt tình, cẩn thận, trách nhiệm, thái độ làm việc cũng như triển khai công việc tốt.

7.4. Nhân viên cảng

Logistics cảng biển đang ngày càng phát triển đi theo nhân viên cảng là vị trí có nhu cầu tuyển dụng cao, mức lương trung bình từ 10 - 20 triệu VNĐ.

Mô tả công việc:

  • Kiểm tra an toàn lao động, công cụ xếp dỡ trước khi làm hàng, kiểm soát các thiết bị, băng tải trong quá trình vận hành.

  • Bố trí tàu ra vào hợp lý

  • Điều động phương tiện, công nhân bốc xếp

  • Lập biên bản khi sự cố xảy ra

Vị trí nhân viên cảng đang ngày càng được quan tâm
Vị trí nhân viên cảng đang ngày càng được quan tâm ​

Yêu cầu kỹ năng và kiến thức:

  • Kiến thức chuyên môn về thủ tục hải quan, giao nhận hàng hoá, quy trình vận hành máy móc, thiết bị bốc dỡ,...

  • Kỹ năng giao tiếp tiếng Anh tốt, thành thạo tin học văn phòng, nhiệt tình, cẩn thận, thái độ làm việc, triển khai công việc tốt,....

7.5. Nhân viên giao nhận

Đây là những người chịu trách nhiệm về quá trình vận chuyển hàng hóa từ điểm xuất phát đến điểm đích. Công việc của họ rất quan trọng để đảm bảo rằng hàng hóa được chuyển đến đúng địa điểm, đúng thời gian và trong tình trạng an toàn. Mức thu nhập từ 8 - 15 triệu VND.

Mô tả công việc:

  • Tiếp nhận, xử lý thông tin của các lô hàng.

  • Lấy D/O, giấy uỷ quyền tại hãng tàu, đại lý.

  • Hỗ trợ, tư vấn cho khách hàng để đưa ra giải pháp tối ưu.

  • Thu xếp, điều động phương tiện hỗ trợ việc vận chuyển.

  • Phối hợp với các bộ phận có liên quan để phục vụ khách hàng 1 cách tốt nhất.

  • Theo dõi tiến độ giao hàng.

Yêu cầu kỹ năng và kiến thức:

  • Kiến thức cơ bản về thủ tục hải quan, giao nhận hàng hoá, chạy lệnh,...

  • Kỹ năng: nhanh nhẹn, xử lý tình huống tốt, thận trọng, tỉ mỉ, sự kiên nhẫn, chịu áp lực cao,...

Xem Thêm: Nhân Viên Kinh Doanh Là Làm Gì? Lương Có Cao Không?

Tìm hiểu các bài viết liên quan:

>> Tìm hiểu thêm: mẫu cv xin việc

>> Tìm hiểu thêm bài viết: mẫu thư ngỏ xin việc

>> Tìm hiểu thêm bài viết: mẫu đơn xin việc chuẩn

>> Tìm hiểu thêm bài viết: sơ yếu lí lịch mẫu

Tìm hiểu ngay các thuật ngữ được sử dụng trong ngành cung ứng

Nhân viên xuất nhập khẩu là gì

Logistics là gì

Warehouse là gì

Supply Chain là gì

Procurement là gì

Nhân viên mua hàng là gì

Purchasing là gì

Wholesale là gì

Bưu cục là gì

Trên đây là toàn bộ giải đáp về ngành logistics là gì cùng những thông tin xoay quanh như những hoạt động trong lĩnh vực này. Thông qua những thông tin chia sẻ chắc chắn bạn sẽ tìm được định hướng công việc phù hợp để phát triển nghề nghiệp và gặt hái được nhiều thành công.

Bài viết liên quan
Mô tả chi tiết công việc của giám đốc nhân sự vị trí quan trọng nhất nhì trong công ty

Mô tả chi tiết công việc của giám đốc nhân sự vị trí quan trọng nhất nhì trong công ty

Công việc của giám đốc nhân sự là gì? Điều tiên quyết để một doanh nghiệp thành công và vươn xa đó chính là yếu tố con người. Để quản lý tốt nhân lực, doanh nghiệp cần phải có một người giám đốc nhân sự giỏi, nhiều kinh nghiệm và tâm lý. Trong bài chia sẻ này, job3s sẽ mô tả chi tiết về vị trí giám đốc nhân sự. Nếu bạn thấy mình có khả năng và phù hợp với vị trí này thì hãy ứng tuyển ngay.
Xem thêm »
Giải mã thắc mắc: Ngành quản trị nhân lực học trường nào?

Giải mã thắc mắc: Ngành quản trị nhân lực học trường nào?

Ngành quản trị nhân lực học trường nào là mối quan tâm hàng đầu của các bạn học sinh, sinh viên hiện nay. Việc chọn ngôi trường có chương trình đào tạo hay, phù hợp với khả năng, định hướng của bản thân sẽ giúp bạn yên tâm để theo học suốt 4 năm cũng như tự hào khi cầm bằng cấp trên tay. Top 7 ngôi trường đào tạo chuyên ngành quản trị nhân lực dưới đây sẽ giúp bạn có sự lựa chọn dễ dàng hơn.
Xem thêm »
Người lao động là gì? Hãy nắm rõ nội dung về quyền của người lao động

Người lao động là gì? Hãy nắm rõ nội dung về quyền của người lao động

Người lao động là gì và quyền của người lao động như thế nào? Hiện nay, rất nhiều người lao động không nắm được quyền lợi, cũng như các nghĩa vụ cần thực hiện. Người lao động cần hiểu rõ các nội dung này để bảo vệ quyền lợi của mình.
Xem thêm »
Để trở thành tư vấn viên nhất định phải nắm được những điều này

Để trở thành tư vấn viên nhất định phải nắm được những điều này

Muốn trở thành một tư vấn viên chuyên nghiệp bạn cần trau dồi nhiều kiến thức chuyên môn, kỹ năng thuyết phục khách hàng và một ngoại hình thu hút. Đồng thời, bạn cần xác định rõ lĩnh vực bạn muốn tư vấn để có những kế hoạch cho sự phát triển sự nghiệp trong tương lai. Những thông tin chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát về nghề tư vấn.
Xem thêm »
Khái niệm Infographic là gì? Bí quyết để thiết kế Infographic chuyên nghiệp

Khái niệm Infographic là gì? Bí quyết để thiết kế Infographic chuyên nghiệp

Infographic là thuật ngữ được dùng phổ biến trong thiết kế ấn phẩm đồ họa. Việc hiểu rõ khái niệm Infographic là gì đóng vai trò rất quan trọng, nhất là trong các hoạt động quảng cáo, truyền thông và marketing.
Xem thêm »
Tự do tài chính là gì? Vì sao người trẻ hiện nay nên tự do tài chính?

Tự do tài chính là gì? Vì sao người trẻ hiện nay nên tự do tài chính?

Tự do tài chính là gì? Đây là thuật ngữ ngày càng phổ biến trong đời sống, đặc biệt với những người trẻ có nhu cầu lớn về trải nghiệm, không muốn bị gò bó trong công việc hành chính. Vậy thuật ngữ này được hiểu là gì và làm sao để đạt được tự do tài chính?
Xem thêm »
Top những ngành nghề lương cao cho nữ được săn đón nhất hiện nay

Top những ngành nghề lương cao cho nữ được săn đón nhất hiện nay

Những ngành nghề lương cao cho nữ sẽ bao gồm các công việc như: làm đẹp, makeup, đầu bếp, kế toán, thiết kế thời trang… Mức lương sẽ dao động từ vài triệu cho đến vài chục triệu tùy vào năng lực cũng như vị trí làm việc.
Xem thêm »
Học ngôn ngữ Anh ra làm gì? Có dễ tìm việc không?

Học ngôn ngữ Anh ra làm gì? Có dễ tìm việc không?

Học ngôn ngữ Anh ra làm gì? Sau khi tốt nghiệp ngành học này bạn có thể đảm nhận các công việc như Biên/ phiên dịch, dịch thuật tại các tổ chức, làm thư ký, trợ lý cho các công ty/doanh nghiệp nước ngoài… cùng rất nhiều công việc liên quan khác. Thế nhưng, công việc này có dễ xin hay không và mức lương như thế nào?
Xem thêm »
Quy trình tuyển dụng nhân sự: Bí quyết tìm kiếm nhân tài hiệu quả

Quy trình tuyển dụng nhân sự: Bí quyết tìm kiếm nhân tài hiệu quả

Quy trình tuyển dụng nhân sự là một chuỗi các hoạt động bao gồm xác định nhu cầu, tìm kiếm ứng viên, sàng lọc và đưa ra kết quả cuối cùng. Xây dựng một quy trình hiệu quả có thể giúp doanh nghiệp tìm được ứng viên phù hợp và thúc đẩy hiệu suất công việc gia tăng.
Xem thêm »
CCCD là gì? Ý nghĩa của 12 số căn cước công dân gắn chíp

CCCD là gì? Ý nghĩa của 12 số căn cước công dân gắn chíp

Khái niệm CCCD là gì? CCCD là viết tắt của cụm từ căn cước công dân. Đây là một trong những loại giấy tờ đặc biệt quan trọng của công dân khi sinh sống và làm việc tại Việt Nam. Nội dung bài viết bên dưới sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về CCCD cũng như tầm quan trọng của loại giấy tờ này.
Xem thêm »

Mẫu CV hot theo ngành nghề

Back to top

Job3s có thể giúp gì cho bạn?
chat