Bạn là ?
Khoản 4 Điều 7 Luật Cán bộ, công chức 2008 đã đưa ra khái niệm về ngạch công chức như sau:
Ngạch là tên gọi thể hiện thứ bậc về năng lực và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức.
Là quy định dành riêng cho công chức, ngạch công chức được sử dụng để bổ nhiệm, phân loại cá nhân được tuyển dụng vào vị trí phù hợp với năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
Cá nhân sau khi vượt qua vòng thi tuyển và quá trình tập sự, hoặc vượt qua kỳ thi nâng ngạch sẽ được bổ nhiệm vào ngạch tương ứng, đồng thời sẽ được xếp lương cho phù hợp với vị trí làm việc.
Theo Điều 42 Luật Cán bộ, công chức 2008 (sửa đổi, bổ sung 2019) thì ngạch công chức hiện nay được phân chia thành:
Chuyên viên cao cấp và tương đương
Chuyên viên chính và tương đương
Chuyên viên và tương đương
Cán sự và tương đương
Nhân viên
Ngạch công chức khác theo quy định của Chính phủ
Dựa vào các ngạch trên, người ta tiếp tục phân loại công chức thành công chức loại A, loại B, loại C và loại D.
Đặc biệt, trong lần sửa đổi mới đây nhất vào năm 2019, đã bổ sung thêm 1 ngạch mới là ngạch khác do Chính phủ quy định, chính thức nâng số ngạch hiện nay từ 5 lên 6 ngạch so với quy định năm 2008.
Xem thêm: Công chức là gì? Phân biệt giữa cán bộ và công chức rõ nhất
Ngạch công chức hiện nay phân bổ trong rất nhiều ngành như hành chính, kế toán, thanh tra, hải quan, ngân hàng, thuế, thi hành án dân sự, kiểm toán nhà nước, dự trữ quốc gia, quản lý thị trường, văn thư, nông nghiệp…
Đối với mỗi ngành, mỗi công việc sẽ có các mã ngạch khác nhau, tương ứng với từng loại công chức. Dưới đây là 6 bảng mã của từng loại công chức, cụ thể như sau:
Bảng 1: Danh mục mã ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương (xếp lương cho công chức loại A3, loại A3.1)
Bảng 2: Danh mục mã ngạch chuyên viên chính và tương đương (xếp lương cho công chức loại A2, loại A2.1)
Bảng 3: Bảng danh mục mã ngạch chuyên viên và tương đương (Xếp lương cho công chức loại A1)
Bảng 4: Danh mục mã ngạch cán sự và tương đương (xếp lương cho công chức loại A0)
Bảng 5: Bảng danh mục mã ngạch nhân viên (xếp lương cho công chức loại B)
Bảng 6: Mã ngạch khác do Chính phủ quy định
Hiểu một cách đơn giản thì nâng ngạch công chức là việc công chức được nâng lên ngạch cao hơn so với ngạch đang giữ hiện tại, khi đáp ứng các yêu cầu về trình độ, năng lực chuyên môn, vượt qua kỳ thi nâng ngạch hoặc được xét nâng ngạch theo quy định.
Trong quá trình làm việc, dựa trên quy định về cơ cấu tổ chức và nhu cầu thực tế, cơ quan, tổ chức và đơn vị sẽ tổ chức các kỳ thi nâng ngạch hoặc xét nâng ngạch. Khi đó công chức có thể căn cứ vào điều kiện và tình hình của mình để đăng ký thi nâng ngạch.
Tuy nhiên không phải trong mọi trường hợp, công chức đều có thể thi hoặc được xét nâng ngạch. Việc nâng ngạch công chức chỉ có thể thực hiện khi đã đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật. Vậy điều kiện để được nâng ngạch công chức là gì và được quy định ở đâu?
Quy định về nâng ngạch hiện nay được hướng dẫn cụ thể tại Điều 30 và Điều 31 Nghị định 138/2020/NĐ-CP. Có 2 hình thức để nâng ngạch công chức là thông qua thi nâng ngạch hoặc xét nâng ngạch. Điều kiện để ứng viên có thể nâng ngạch trong từng trường hợp cụ thể là:
Người dự thi nâng ngạch công chức phải đáp ứng các điều kiện và tiêu chuẩn sau:
Được đánh giá và xếp loại chất lượng công việc ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên, thời gian tính trong năm công tác liền kề ngay trước năm dự thi.
Phẩm chất chính trị và đạo đức được đánh giá tốt.
Hiện đang không trong thời hạn bị xử lý kỷ luật hoặc thời gian thực hiện các biện pháp liên quan đến kỷ luật theo quy định của Luật Cán bộ, công chức.
Trình độ chuyên môn, năng lực và nghiệp vụ đáp ứng đủ yêu cầu, có khả năng đảm đương được nhiệm vụ của vị trí tương ứng với ngạch cao hơn trong cùng ngành chuyên môn.
Có văn bằng, chứng chỉ hoặc giấy tờ phù hợp và đáp ứng yêu cầu về nghiệp vụ, chuyên môn của ngạch dự thi.
Có thời gian công tác tối thiểu phù hợp với yêu cầu của ngạch dự thi.
Đặc biệt đối với yêu cầu về thời gian công tác tối thiểu, có 2 trường hợp như sau:
Nếu trước khi được tuyển dụng hoặc tiếp nhận vào vị trí hiện tại, công chức đã làm việc ở vị trí yêu cầu về trình độ nghiệp vụ, chuyên môn phù hợp và thời gian đó đã được tính làm căn cứ xếp lương cho vị trí ngạch công chức đang hiện giữ thì được tính là tương đương với ngạch công chức hiện giữ.
Đối với trường hợp có thời gian tương đương cần đáp ứng yêu cầu có ít nhất đủ 12 tháng giữ ngạch dưới liền kề với ngạch công chức có dự định thi tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi nâng ngạch.
Để được xét nâng ngạch, công chức cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện dưới đây thì được xét nâng ngạch:
Phẩm chất chính trị và đạo đức được đánh giá tốt.
Hiện đang không trong thời hạn bị xử lý kỷ luật hoặc thời gian thực hiện các biện pháp liên quan đến kỷ luật theo quy định của Luật Cán bộ, công chức.
Trình độ chuyên môn, năng lực và nghiệp vụ đáp ứng đủ yêu cầu, có khả năng đảm đương được nhiệm vụ của vị trí tương ứng với ngạch cao hơn trong cùng ngành chuyên môn.
Có văn bằng, chứng chỉ hoặc giấy tờ phù hợp và đáp ứng yêu cầu về nghiệp vụ, chuyên môn của ngạch dự thi.
Bên cạnh đó, công chức phải thuộc 1 trong 2 trường hợp sau:
Có thành tích xuất sắc khi hoạt động công vụ và trong thời gian giữ ngạch hiện tại, đã được ghi nhận bởi cấp có thẩm quyền.
Được bổ nhiệm để giữ chức vụ quản lý hoặc lãnh đạo, gắn liền với yêu cầu của vị trí công tác.
Tiêu chí để đánh giá cá nhân có thành tích hoạt động công vụ xuất sắc sẽ dựa trên các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng và thành tích thực đạt được trong quá trình hoạt động, cụ thể như sau:
Xem thêm: Viên chức là gì? Cách tính lương viên chức từ 1/7 có gì mới?
Khi đã đáp ứng các điều kiện trên, công chức cần chuẩn bị hồ sơ gồm những giấy tờ sau:
Sơ yếu lý lịch dành cho công chức theo quy định. Thời hạn lập chậm nhất là 30 ngày trước thời điểm cuối cùng nộp hồ sơ thi hoặc xét nâng ngạch.
Bản đánh giá, nhận xét của người đứng đầu tổ chức, cơ quan với các nội dung liên quan đến tiêu chuẩn, điều kiện về yêu cầu, tiêu chuẩn dự thi.
Bản sao các loại chứng chỉ, văn bằng và giấy tờ cần thiết dựa trên yêu cầu của ngạch công chức dự thi.
Một số loại giấy tờ khác theo yêu cầu về tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch dự thi.
Trong cả 2 trường hợp là dự thi và xét nâng ngạch, công chức đều phải chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ trên.
Riêng với trường hợp xét nâng ngạch, công chức còn cần chuẩn bị thêm bản sao của các loại văn bản chứng minh mình đủ điều kiện nâng ngạch, ví dụ như bản sao của bằng khen.
Dưới đây là một số băn khoăn mà nhiều người gặp phải trong quá trình thi hoặc xét nâng ngạch:
Theo quy định hiện nay, khi thi nâng ngạch công chức, thí sinh phải nộp lệ phí. Mức lệ phí phụ thuộc vào hạng nâng ngạch và số lượng thí sinh. Mức phí này hiện nay được quy định tại Điều 4 Thông tư 92/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính, cụ thể như sau:
Đối với trường hợp thi nâng ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương:
1.400.000 đồng/thí sinh/lần nếu có dưới 50 thí sinh dự thi.
1.300.000 đồng/thí sinh/lần nếu có từ 50 đến dưới 100 thí sinh dự thi.
1.200.000 đồng/thí sinh/lần nếu có từ 100 thí sinh dự thi trở lên.
Đối với trường hợp thi nâng ngạch chuyên viên, ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương:
700.000 đồng/thí sinh/lần nếu có dưới 50 thí sinh dự thi.
600.000 đồng/thí sinh/lần nếu có từ 50 đến dưới 100 thí sinh dự thi.
500.000 đồng/thí sinh/lần nếu có từ 100 thí sinh dự thi trở lên.
Đối với trường hợp phúc khảo kết quả bài thi: 150.000 đồng/bài thi.
Trong hướng dẫn tại Điều 39 Nghị định 138/2020/NĐ-CP về tổ chức thi nâng ngạch công chức thì trong thời hạn 10 ngày kể từ thời điểm hoàn tất quá trình chấm thi, công chức sẽ nhận được kết quả công bố từ Hội đồng chấm chi. Thông tin này sẽ được công khai để các thí sinh tham dự có thể dễ dàng theo dõi.
Kể từ thời điểm thông báo kết quả, công chức có thời gian 15 ngày để tiến hành phúc khảo bài dự thi. Kết quả phúc khảo sẽ được công bố chậm nhất là 15 ngày kể từ thời điểm hết hạn nhận đơn phúc khảo.
Sau khi kết quả phúc khảo được công bố, chậm nhất trong thời gian 5 ngày, danh sách trúng tuyển sẽ được kiểm tra lại lần cuối và tiến hành phê duyệt. Kể từ thời điểm được phê duyệt, chậm nhất là 5 ngày sau công chức dự thi sẽ nhận được thông báo bằng văn bản về việc có trúng tuyển hay không.
Do đó, kể từ thời điểm chấm xong bài thi, nếu không có thí sinh phúc khảo thì sau 20 ngày sẽ biết kết quả nâng ngạch. Còn nếu có thí sinh phúc khảo thì sau 50 ngày sẽ biết được kết quả nâng ngạch.
Khái niệm ngạch công chức là gì không quá khó hiểu, tuy nhiên bạn cần tìm hiểu thật kỹ về lộ trình phát triển, điều kiện nâng ngạch để có thể xây dựng định hướng phù hợp, nâng cao khả năng thăng tiến của bản thân trong tương lai.
Công thức tính thuế thu nhập cá nhân theo quy định mới nhất
Việc làm bảo mẫu trường tiểu học TPHCM: Cơ hội và thách thức
Bộ luật thuế thu nhập cá nhân mới nhất và những điều cần biết
Tổng hợp việc làm Tân An Long An và cách xin việc nhanh nhất
Kinh nghiệm xin việc làm chỉ cần CMND, không yêu cầu bằng cấp
Người phụ thuộc là gì? Các quy định về người phụ thuộc
Giấy khai sinh là gì? Thông tin cần nhớ về loại giấy tờ quan trọng này
Việc làm Cà Mau hấp dẫn với nhiều cơ hội ngành thủy sản và du lịch
Kinh nghiệm tìm việc làm ca tối từ 18h đến 22h không lừa đảo
Tsundere là gì? Giải đáp tất tần tật về Tsundere mới nhất
Mẫu CV hot theo ngành nghề