Tìm việc làm Marketing / Truyền thông / Quảng cáo ngày 02/11/2024 update 1,517 việc làm
Xem nhanh
Công ty TNHH Blockchain Alliance
Xem nhanh
Công Ty TNHH Truyền Thông Tầm Nhìn Cộng
Xem nhanh
WAYFU STUDIO
Xem nhanh
Công ty Cổ phần Panthera
Xem nhanh
CÔNG TY TNHH QUỐC TẾ MEDICARE
Xem nhanh
BC Agency
Xem nhanh
Công Ty TNHH Hoa Jewels
Xem nhanh
CÔNG TY TNHH WISE FOOD
Xem nhanh
CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ AN VIÊN
Xem nhanh
CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP THƯƠNG MẠI FAGO GROUP
Xem nhanh
HỘ KINH DOANH VIỆN DA LIỄU QUỐC TẾ SHARM
Xem nhanh
CÔNG TY TNHH SYBSY
Xem nhanh
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG VÀ GIẢI TRÍ VIVI
Xem nhanh
CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ SHINBI DENTAL
Xem nhanh
Công ty TNHH Đức Trung
Trong nhiều năm gần đây, tuyển dụng marketing trở thành một trong những lĩnh vực ngành nghề được tìm kiếm và quan tâm nhiều nhất. Sự phát triển của Internet và mạng xã hội đã trở thành một “mảnh đất màu mỡ” khiến việc làm marketing trở nên phổ biến và hấp dẫn, đặc biệt là với giới trẻ với mức thu nhập vô cùng hấp dẫn.
1. Nhu cầu tuyển dụng Marketing / PR
Theo các báo cáo của nhiều tổ chức nghề nghiệp trên toàn thế giới, nhu cầu tuyển dụng Marketing / PR trong nhiều năm qua vẫn luôn thuộc nhóm nghề nghiệp top đầu trong tuyển dụng và tìm kiếm việc làm. Chỉ riêng tại Tp. Hồ Chí Minh, ngành Marketing sẽ cần khoảng 21,600 lao động cho đến năm 2025.
Nhu cầu tuyển dụng của ngành này lớn đến mức, đã có không ít thời điểm vượt quá cả lượng cung của thị trường nhân lực trong nước. Đặc biệt là với những nhân lực có kinh nghiệm và chuyên môn cao.
Với ảnh hưởng mạnh mẽ của xu hướng công nghiệp 4.0 và công nghiệp 5.0. Các hình thức Marketing / PR cũng kéo theo nhiều thay đổi, Digital Marketing dẫn trở thành xu hướng tất yếu của hầu hết mọi doanh nghiệp. Điều này là hướng tích cực cho doanh nghiệp nhưng cũng đòi hỏi sự phát triển mạnh mẽ với nhiều yêu cầu khắt khe hơn trong quá trình tuyển dụng đối với người lao động.
Theo thống kê của Linkedin (một trong những nền tảng tuyển dụng hàng đầu trên thế giới) cho biết, số lượng vị trí tuyển dụng Marketing hiện tại đã tăng hơn 60% trong nửa đầu năm 2023, trong đó có cả vị trí Marketing làm việc từ xa. Điều này cho thấy triển vọng lớn về nhu cầu tuyển dụng ngành Marketing trong tương lai sẽ còn tăng mạnh.
Hiện tại, lượng nhân lực Digital Marketing ở nước ta vẫn còn khá hạn chế là do đa số các nhân sự chưa được trải qua đào tạo bài bản và chuyên nghiệp. Mặc dù ngành Marketing cũng có sự cạnh tranh khá cao. Tuy nhiên nếu bạn có thể không ngừng học hỏi và sáng tạo, nhất định bản thân sẽ tìm được “chỗ đứng” của mình trong ngành này với mức thu nhập lên đến hàng ngàn đô mỗi tháng.
2. Cơ hội phát triển của việc làm Marketing / PR
Trong thời đại ngày nay, phần lớn quyết định mua hàng của khách hàng đến từ các bài truyền thông, quảng cáo và thông điệp được truyền tải tới khách hàng. Chính vì vậy, các doanh nghiệp đang ra sức tuyển dụng marketing để hoàn thiện đội ngũ và tìm kiếm thêm nhiều chuyên gia marketing tài giỏi, mở ra cơ hội cho các ứng viên tiềm năng.
Tuyển dụng Marketing luôn đòi hỏi nhân sự phải có nhiều sự sáng tạo và linh động. Chính vì vậy nếu có cơ hội thử sức với công việc, bạn có thể phát triển bản thân một cách nhanh chóng và hiệu quả với nhiều kinh nghiệm quý báu.
Do tính chất của nghề Marketing / PR phải học hỏi không ngừng để bắt kịp xu hướng của thị trường. Để có thể phát triển được tốt công việc này, bạn có thể lựa chọn luân chuyển sang nhiều phòng ban khác nhau để tích lũy thêm kinh nghiệm và kiến thức cho bản thân, mở rộng năng lực và xác định được hướng đi của bản thân.
Ngành Marketing nhìn chung là một ngách khá rộng và có nhiều hướng đi khác nhau, thông thường một Marketer sẽ làm chuyên về một mảng nhất định như content marketing, SEO marketing, Account Marketing… Tuy nhiên, để trở thành một nhà quản lý hoặc giám đốc Marketing, bạn cũng cần hiểu rõ kiến thức chung tất cả các mảng trong marketing.
Lộ trình thăng tiến trong ngành Marketing :
Marketing Intern (thực tập sinh) - Marketing Executive (Chuyên viên Marketing) - Marketing Team Leader (Trưởng nhóm Marketing) - Marketing Manager (Trưởng phòng Marketing) - Marketing Director (Giám đốc bộ phận trong Marketing) - Chief Marketing Officer (Giám đốc Marketing)
3. Các công việc nổi bật trong ngành Marketing
Nhìn chung, các vị trí tuyển dụng Marketing khá rộng và thường được chia nhỏ ra thành nhiều bộ phận khác để thuận tiện trong quá trình thực hiện công việc và công tác quản lý.
3.1. Nghiên cứu thị trường (Market research)
Nghiên cứu thị trường hay là Market research quá trình thu thập và phân tích thông tin về thị trường, sản phẩm hoặc dịch vụ. Nghiên cứu thị trường sẽ đóng vai trò chủ yếu trong việc giúp doanh nghiệp có thể xây dựng được chiến lược phù hợp, giảm thiểu rủi ro vận hành và đo lường hiệu quả.
Nghiên cứu thị trường là bước đầu để doanh nghiệp hiểu rõ nhu cầu và mong muốn của khách hàng, định hình cải tiến sản phẩm/dịch vụ và đánh giá mức độ hài lòng cũng như vấn đề thường gặp của khách hàng mục tiêu.
Có không ít người cho rằng Market research giúp mang lại hiệu quả doanh thu. Tuy nhiên, trên thực tế kết quả này có được là do cả chiến dịch Marketing chứ không phải chỉ là do mỗi việc nghiên cứu thị trường.
3.2. Phân tích và hiểu rõ khách hàng (Customer Insight)
Customer Insight là sự hiểu biết về suy nghĩ, mong muốn, và vấn đề ẩn sâu trong tâm trí của khách hàng, có ảnh hưởng lớn đến quyết định mua sắm. Khách hàng mục tiêu là nhóm đối tượng khách hàng trong thị trường mục tiêu của doanh nghiệp, có nhu cầu và khả năng chi trả cho sản phẩm/dịch vụ.
Nhóm khách hàng mục tiêu này chia sẻ đặc điểm như nhân khẩu học, trình độ học vấn, thu nhập, tâm lý và hành vi. Hiểu rõ khách hàng mục tiêu giúp xây dựng chiến dịch marketing hiệu quả, tối ưu chi phí và tăng tỉ lệ chuyển đổi.
Phân tích và hiểu rõ khách hàng mục tiêu là hoạt động cần thiết trong Marketing, giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và phản ứng nhanh chóng với thay đổi trong sở thích và khuynh hướng tiêu dùng, tạo lợi thế cạnh tranh và thuyết phục khách hàng ủng hộ sản phẩm.
3.3. Tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh (Competitor Analysis)
Phân tích cạnh tranh là quá trình xác định và nghiên cứu kỹ lưỡng về đối thủ cạnh tranh để tạo ra chiến lược kinh doanh riêng. Công việc này bao gồm các hoạt động như đánh giá sản phẩm, đánh giá chiến lược bán hàng và cách thức tiếp thị của đối thủ để tìm kiếm sự khác biệt và định hình giá trị độc đáo cho sản phẩm của bạn.
Phân tích chiến dịch tiếp thị của đối thủ và xác định điểm mạnh, điểm yếu của họ giúp bạn định rõ những yếu tố cần thiết cho sản phẩm của mình. Tìm hiểu qua đánh giá và trải nghiệm của khách hàng về sản phẩm của đối thủ là nguồn thông tin quý giá để bổ sung tính năng và nhu cầu khách hàng vào sản phẩm của bạn.
Phân tích cạnh tranh không chỉ giúp bạn nâng cao chiến lược kinh doanh mà còn cung cấp tiêu chuẩn để đo lường sự phát triển của doanh nghiệp.
3.4. Xây dựng kế hoạch Marketing (Marketing Plan)
Marketing Plan, hay kế hoạch truyền thông, là một văn bản mô tả chi tiết về những hoạt động quảng cáo và truyền thông trong tương lai. Được tích hợp trong kế hoạch kinh doanh, nó định hình chiến lược, chiến thuật Marketing, và mục tiêu cuối cùng là tăng doanh thu bán hàng.
Trong một bản kế hoạch marketing, việc xác định thị trường mục tiêu, định vị thương hiệu, và mô tả chiến lược là quan trọng. Bản kế hoạch này không chỉ là cơ sở để đánh giá hiệu suất của chiến dịch, mà còn là cơ hội để doanh nghiệp tìm kiếm triển vọng phát triển trong tương lai.
Phân tích sâu sắc về nhu cầu và customer insight là chìa khóa để xây dựng một kế hoạch marketing hiệu quả. Hiểu rõ khách hàng là quyết định đòi hỏi để triển khai các chiến lược marketing thành công và đảm bảo sự thành công trong thị trường cạnh tranh.
3.5. Sáng tạo nội dung (Content Creator)
Trong thời đại công nghệ 4.0, công việc sáng tạo nội dung ngày càng trở nên cần thiết và quan trọng đối với các doanh nghiệp. Content Creator còn được biết đến với cái tên là nhà sáng tạo nội dung, đây cũng đồng thời là vị trí tuyển dụng marketing được nhiều doanh nghiệp tìm kiếm hiện nay.
Công việc này đóng vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu, tạo ra và biên tập nội dung trên nhiều nền tảng truyền thông khác nhau, từ truyền thống như báo đài đến các mạng xã hội hiện đại nhằm chia sẻ và thu hút lượng khán giả mục tiêu.
Quy trình hoàn thiện chiến lược Content Creation tổng thể bao gồm:
-
Tìm hiểu case study,
-
Chuẩn bị kế hoạch tổng thể,
-
Thực hiện quá trình sáng tạo nội dung,
-
Lựa chọn nền tảng truyền thông,
-
Xây dựng chi tiết kế hoạch nội dung,
-
Phân tích và đo lường quá trình và kết quả đạt được.
3.6. Triển khai các chiến dịch quảng cáo (Advertising)
Advertising, hay quảng cáo, là các hoạt động truyền thông trả phí nhằm truyền đạt thông điệp về giá trị độc đáo của sản phẩm/dịch vụ tới khách hàng. Mục tiêu là thu hút sự chú ý, chiếm lĩnh tâm trí, và thúc đẩy hành động mua sắm.
Thông điệp quảng cáo thường được phân phối qua các phương tiện như báo chí, truyền hình, đài phát thanh, và ngày nay, qua Internet. Quảng cáo thường tập trung vào việc tự giới thiệu và tạo ấn tượng tích cực về sản phẩm hoặc doanh nghiệp.
Đặc điểm của quảng cáo là khả năng kiểm soát nội dung và tính chất một chiều, chuyển thông điệp từ doanh nghiệp đến khách hàng.
Hiện tại có 6 kiểu mô hình quảng cáo phổ biến là:
-
Quảng cáo thông qua Mạng xã hội (Social Media Advertising)
-
Quảng cáo thông qua website, landing page (Website Advertising)
-
Quảng cáo hiển thị (Display Advertising)
-
Quảng cáo thông qua truyền thống.
-
Quảng cáo ngoài trời (Outdoor Advertising)
-
Quảng cáo tự nhiên (Native Advertising)
-
Quảng cáo thông qua người nổi tiếng (Influencer Marketing)
3.7. SEO (Search Engine Optimization)
SEO hay SEO website hay Search Engine Optimization có nghĩa là tối ưu công cụ tìm kiếm. Nhờ có SEO, doanh nghiệp có thể tăng cường lưu lượng và chất lượng truy cập cho website. Điều này được đạt được thông qua việc cải thiện vị trí tìm kiếm của trang web trên các công cụ tìm kiếm.
Doanh nghiệp thường sử dụng SEO khi muốn mở rộng kinh doanh, phát triển online, hoặc tối ưu hóa doanh thu. Các chuyên gia quản lý website cũng tích hợp SEO vào các trang web và bài viết của họ để xây dựng thương hiệu.
Chiến lược SEO hiệu quả là sự kết hợp hài hòa giữa SEO OnPage và SEO OffPage.
-
SEO OnPage liên quan đến các điều chỉnh trực tiếp trên trang web như tối ưu hóa mã HTML và nội dung trang. Ngược lại, SEO OffPage là các thực hành SEO nằm ngoài trang web, chẳng hạn như xây dựng backlinks và tương tác xã hội.
-
Với SEO OnPage, người quản lý có tự do và kiểm soát toàn diện, trong khi SEO OffPage liên quan đến các yếu tố ngoại vi và khó kiểm soát, như backlinks và tương tác xã hội, phụ thuộc vào hành vi người xem.
3.8. Thiết lập và triển khai Email Marketing
Email marketing là một phương tiện truyền thông hiệu quả, sử dụng email để gửi thông điệp về bán hàng, tiếp thị, và giới thiệu sản phẩm đến nhóm khách hàng tiềm năng. Khác với hình thức Spam email, Email marketing hướng đến đối tượng đã được nhắm mục tiêu và có sự quan tâm trước đó.
Được đánh giá là chiến lược marketing có hiệu suất cao, 82% marketer xác nhận đây là chiến lược chính để tăng tỷ lệ chuyển đổi và khách hàng tiềm năng. Ngoài việc thông báo bán hàng và duy trì mối quan hệ, Email marketing còn hỗ trợ cho doanh nghiệp trong việc quảng cáo, kêu gọi hành động, và chia sẻ tin tức qua blog.
Mục đích lâu dài của email marketing là xây dựng niềm tin thương hiệu và lòng trung thành từ khách hàng. Không chỉ tiếp cận lại khách hàng cũ, mà nó còn giúp kết nối với đối tượng mới để quảng bá sản phẩm, dịch vụ từ đó thúc đẩy tăng doanh số bán hàng.
3.9. Truyền thông mạng xã hội (Social Media Marketing)
Social Media Marketing, một phần của chiến lược Digital Marketing, tận dụng các nền tảng mạng xã hội để gắn kết khách hàng, xây dựng nhận thức thương hiệu, tăng lượt truy cập website và kích thích doanh số bán hàng.
Hoạt động này bao gồm việc sử dụng tất cả các nền tảng social media để tạo mối quan hệ và kết nối với khách hàng, nhằm mục đích thúc đẩy tăng trưởng doanh nghiệp thông qua sáng tạo nội dung, tương tác chặt chẽ với khách hàng, triển khai quảng cáo và phân tích kết quả trên các nền tảng mạng xã hội.
Các hình thức Social Media Marketing phổ biến hiện nay gồm có:
-
Social News
-
Social Sharing
-
Social Network
-
Social Bookmarking
3.10. Xử lý khủng hoảng truyền thông (Handle Crisis Communications)
Khủng hoảng truyền thông xã hội hay Communications Crisis là những tình huống khẩn cấp, sự kiện bất ngờ có thể gây tổn hại đáng kể cho doanh nghiệp hoặc tổ chức. Những tổn thất từ khủng hoảng truyền thông có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh, uy tín và thậm chí doanh thu của doanh nghiệp.
Do đó, xử lý khủng hoảng truyền thông trở thành công việc quan trọng nhất trong lĩnh vực quan hệ công chúng của doanh nghiệp. Đây cũng là một tiêu chí quan trọng thường được doanh nghiệp đặt ra làm yêu cầu trong tuyển dụng marketing hiện nay.
4. Mức lương của nhân viên Marketing / PR hiện nay
Là một trong những ngành nghề “hot” nhất trên trong lĩnh vực tuyển dụng hiện nay. Sẽ không khó hiểu khi mức lương trong các vị trí tuyển dụng Marketing / PR cũng thuộc top cao nhất so với mặt bằng chung của thị trường lao động.
Trên thế giới, mức lương trung bình của một Marketer mới vào nghề có thể từ 20.000 - 30.000 USD mỗi năm và với các vị trí như cấp quản lý có thể lên đến 150.000 USD 1 năm. Còn tại Việt Nam, mức lương trung bình của việc làm marketing thường khởi điểm từ 7.000.000 - 15.000.000 VNĐ/tháng. Con số này sẽ còn tăng lên rất nhiều tùy thuộc vào khả năng, kinh nghiệm và vị trí mà người lao động ứng tuyển.
Dưới đây mức lương trung bình của một nhân viên Marketing / PR hiện nay ở thị trường lao động tại Việt Nam theo khảo sát tuyển dụng marketing của job3s.vn.
Vị trí công việc | Mức lương |
Marketing Executive | 10.000.000 - 20.000.000 VND/ tháng |
Content Marketing | 8.000.000 - 15.000.000 VNĐ/ tháng |
SEO Marketing | 10.000.000 - 25.000.000 VND/ tháng (chưa tính thưởng doanh số) |
Digital Marketing | 10.000.000 - 20.000.000 VND/ tháng |
Marketing Ads | 8.000.000 - 15.000.000 VND/tháng (chưa tính thưởng doanh số) |
Marketing Analyst | 12.000.000 - 20.000.000 VND/ tháng |
Brand Marketing | 15.000.000 - 25.000.000 VND/ tháng |
Trade Marketing | 8.000.000 - 14.000.000 VND/ tháng |
Account Marketing | 7.000.000 - 12.000.000 VND/ tháng (chưa tính thưởng doanh số) |
5. Yêu cầu của nhà tuyển dụng đối với nhân viên Marketing / PR
Mặc dù nhu cầu tuyển rất lớn nhưng có thể nói, Marketing vẫn là một ngành có tỷ lệ cạnh tranh rất cao. Công việc thường đòi hỏi khá nhiều yêu cầu về kinh nghiệm chuyên môn.
Để dễ dàng ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng Marketing bạn không chỉ cần chuẩn bị CV và Portfolio với thông tin tỉ mỉ, thể hiện đầy đủ khả năng của bản thân. Ngoài ra, khi phỏng vấn, bạn sẽ còn phải thể hiện được sự tự tin, sự chuyên nghiệp của bản thân và trả lời tốt một số câu hỏi chuyên môn nhất định.
Dưới đây là một số yêu cầu về khả năng của người lao động trong tuyển dụng Marketing:
-
Thực hiện phân tích chiến dịch marketing và quảng cáo, lập kế hoạch và chiến lược, cũng như tổ chức buổi diễn thuyết quảng cáo.
-
Theo dõi doanh thu và chi phí của từng sản phẩm, thực hiện phân tích dữ liệu kinh doanh.
-
Thu thập và tổng hợp số liệu doanh thu để tạo báo cáo marketing.
-
Chuẩn bị tài liệu quảng cáo và hỗ trợ bộ phận đồ họa, kiểm kê hàng tồn kho, đặt hàng và xác thực biên nhận.
-
Hỗ trợ bộ phận bán hàng với thông tin về doanh thu, xu hướng thị trường, dự báo và phân tích tài khoản.
-
Nghiên cứu sản phẩm đối thủ cạnh tranh, đánh giá đặc trưng sản phẩm, thị phần, định giá và quảng cáo, cũng như duy trì cơ sở dữ liệu nghiên cứu.
-
Lên kế hoạch và tổ chức cuộc họp, triển lãm thương mại, xây dựng hợp đồng và tiến độ công việc.
-
Theo dõi ngân sách bằng cách so sánh và phân tích kết quả với kế hoạch và dự báo.
-
Cập nhật kiến thức ngành bằng cách tham gia các khóa đào tạo và đọc ấn phẩm về kinh doanh và marketing.
-
Đạt mục tiêu của tổ chức thông qua việc hoàn thành nhiệm vụ được giao và tìm kiếm cơ hội để nâng cao kỹ năng cá nhân.
6. Những doanh nghiệp uy tín tuyển dụng Marketing / PR
Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực đều có nhu cầu tuyển dụng Marketing / PR với nhiều vị trí khác nhau. Đặc biệt là các công ty, doanh nghiệp về thời trang, ẩm thực, công nghệ thông tin… Bên cạnh đó là các công ty chuyên cung cấp dịch vụ, giải pháp marketing như Agencies.
Để giúp mọi người có thể thuận tiện hơn khi tìm việc làm tuyển dụng Marketing / PR, job3s.vn sẽ gợi ý một số doanh nghiệp hàng đầu có nhu cầu tuyển dụng marketing hiện tại.
Doanh nghiệp, công ty | Địa chỉ tuyển dụng | Vị trí tuyển dụng |
Công ty sản xuất và kinh doanh Vinfast | Tòa nhà Vincom,Vinhomes Riverside Long Biên, Hà Nội | Chuyên viên Marketing |
FPT Retail | 678 Tower, Quận 7, Tp. Hồ Chí Minh | Chuyên viên Marketing |
Tổng Công ty Công trình Viettel | số 1 P. Giang Văn Minh, Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội | Nhân viên Marketing |
Báo điện tử Vnexpress.net | Tầng 10, Tòa nhà FPT, Số 10 Phạm Văn Bạch, Cầu Giấy, Hà Nội | Nhân viên Digital Marketing |
Công ty Cổ phần đầu tư Thế giới di động | Khu Công nghệ Cao, Tân Phú, Tp Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh |
|
Công ty CP Vàng bạc đá quý PNJ | 315 Đ. Nguyễn Văn Cừ, Ngọc Lâm, Long Biên, Hà Nội | Chuyên viên Digital Marketing |
Công ty Cổ phần Giải pháp thanh toán VNPAY | B10, Số 22 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội | Chuyên viên Digital Marketing |
Dentsu Marketing Agency | 29A Nguyễn Đình Chiểu, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh |
|
WPP Group | Tầng 42 tòa Bitexco Finacial Tower, số 2 Hải Triều, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh |
|
Asia Lion Agency | 132 Quán Thánh, Q. Ba Đình, Hà Nội |
|
Admicro Agency | Tầng 20 Tòa nhà Center Building - Hapulico Complex, số 1 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội |
|