Tìm việc làm Điện / Điện tử / Điện lạnh ngày 02/11/2024 update 561 việc làm
Xem nhanh
Nhà Máy Sữa Đậu Nành Vinasoy Bắc Ninh (VNB) Pro Company
Xem nhanh
Nhà Máy Sữa Đậu Nành Vinasoy Bắc Ninh (VNB) Pro Company
Xem nhanh
TNHH RMG TECHNOLOGIES VIETNAM
Xem nhanh
Goertek Vina
Xem nhanh
CÔNG TY TNHH MÁY TÍNH VÀ VIỄN THÔNG AN KHANG
Xem nhanh
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ VÀ DỊCH VỤ IMEDIA Pro Company
Xem nhanh
Công ty Cổ phần đầu tư phát triển hạ tầng Thành Công
Xem nhanh
Công ty Cổ phần viễn thông FPT Pro Company
Xem nhanh
Công ty Cổ phần Tập đoàn Karofi Pro Company
Xem nhanh
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN GIẢI PHÁP TOT VIỆT NAM
Xem nhanh
Công ty Cổ phần Kỹ thuật IPC (IPC-TECH) Pro Company
Xem nhanh
CÔNG TY TNHH THANG MÁY PACIFIC
Xem nhanh
Công ty TNHH Tập đoàn Phú Hồ Gia
Xem nhanh
HIMEP
Xem nhanh
Công ty Cổ phần xây dựng TEG
Tìm việc làm ngành điện có khó không? Câu trả lời là không, bởi đây hiện nay ngành điện đang thiếu nhân lực trầm trọng, dù có nhiều vị trí việc làm hấp dẫn. Bạn hoàn toàn có thể thử sức trong lĩnh vực này, vừa có cơ hội thăng tiến mà mức thu nhập có thể lên đến hàng chục triệu đồng.
1. Nhu cầu tuyển dụng việc làm ngành điện/điện tử
Điện, công nghệ kỹ thuật điện hay điện tử đều là những ngành đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với nền kinh tế và sự phát triển của nước ta. Bởi vậy, như một lẽ dĩ nhân, đây cũng là nhóm ngành nhận được sự đầu tư rất lớn về cả nhân sự và nguồn vốn.
Nhu cầu về nhân lực của ngành điện/điện tử cũng được đánh giá là luôn thuộc top ngành có nhu cầu cao. Báo cáo của Công đoàn Điện lực Việt Nam vào tháng 12/2023 vừa qua chỉ ra, hiện có hơn 100.250 lao động.
Riêng đối với ngành điện tử, con số lao động càng ấn tượng. Theo khảo sát từ các tổ chức về lao động, nhân sự, tính trong năm 2022, toàn ngành điện tử thu hút hơn 1,3 triệu công nhân điện tử.
Số lượng lao động này mới chỉ tính công nhân thực hiện các công đoạn gia công, lắp ráp linh kiện điện tử.
Như vậy dễ dàng thấy được nhu cầu về nhân sự của ngành điện/điện tử là vô cùng cao, thậm chí còn có xu hướng tiếp tục tăng trong thời gian tới.
Mặc dù có nhu cầu tuyển dụng vô cùng cao nhưng chất lượng của ngành này không cao, dẫn đến tình trạng thiếu hụt trầm trọng nguồn lao động.
Theo đánh giá từ các chuyên gia, đây luôn là một trong những nhóm ngành có nhu cầu lao động tuyển dụng cao nhất cả nước.
Các nghiên cứu từ Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực chỉ ra rằng, từ nay đến hết 2025, toàn ngành điện tử viễn thông sẽ cần khoảng 160000 người/năm và con số này có thể còn tiếp tục tăng.
2. Tiềm năng phát triển trong ngành điện/điện tử
Là một trong số những ngành kinh tế mũi nhọn nên cơ hội việc làm ngành điện cực kỳ rộng mở, đặc biệt là biệt là đối với những người mới ra trường.
Trên thị trường có rất nhiều công ty lớn như FPT, VNPT, Samsung, Viettel, VinaPhone… đều là những doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng cao và liên tục, ứng tuyển thực tập hoặc làm việc tại đây vừa giúp bạn nâng cao kinh nghiệm vừa có thêm thu nhập.
Bạn có thể tích lũy kinh nghiệm rồi dần dần tiến đến các vị trí cao hơn như trưởng nhóm, quản lý. Làm việc trong ngành điện/điện tử cũng mở ra cho người lao động cơ hội thường xuyên được cử sang nước ngoài đào tạo, nâng cao kinh nghiệm chuyên ngành, mở ra cơ hội thăng tiến.
Với chuyên ngành điện/điện tử, người lao động có thể cân nhắc làm việc cho công ty, doanh nghiệp tư nhân, khu chế xuất hoặc khu công nghiệp với các vị trí như kỹ thuật điện tử, kỹ thuật thiết kế…
Còn đối với chuyên ngành điện tử viễn thông, người lao động sẽ có nhiều cơ hội hơn để làm việc tại tập đoàn viễn thông, điện tử và đơn vị trực thuộc khác.
3. Các vị trí công việc phổ biến trong ngành điện/điện tử
Như đã chỉ ra, cơ hội tìm việc làm ngành điện/điện tử vô cùng phong phú, với nhiều vị trí hấp dẫn, cụ thể:
Kỹ sư điện/điện tử
Kỹ sư điện/điện tử là người chịu trách nhiệm phát triển, xây dựng hệ thống thiết bị, máy móc sử dụng năng lượng điện, chế tạo và lắp ráp các bộ phận điện tử. Trong một số trường hợp, họ cũng tiến hành sửa chữa khi thiết bị điện gặp vấn đề, tuy nhiên không quá nhiều.
Kỹ sư điều khiển hệ thống điện: Là người điều khiển, quản lý để hệ thống điện trong một khu vực hoạt động bình thường. Kỹ sư hệ thống điện thường làm việc tại khu dân cư, trung tâm thương mại hoặc các khu công nghiệp. Họ cũng là người thiết kế và phát triển hệ thống điện tại khu vực, đảm bảo cho người dân khai thác, sử dụng điện một cách tốt nhất.
Kỹ sư thí nghiệm điện, điện tử: Là người tiến hành kiểm tra hệ thống điện, xử lý sự cố và các vấn đề phát sinh liên quan đến linh kiện, sản phẩm điện, điện tử. Đặc biệt, họ cũng là người tiến hành thiết kế, phát triển và thử nghiệm các chức năng mới của sản phẩm, hệ thống điện.
Thông qua quá trình nghiên cứu và thử nghiệm, hệ thống điện hoặc sản phẩm điện tử sẽ trở nên hoàn thiện hơn, khắc phục được những lỗi thường xảy ra.
Kỹ sư/Quản lý dự án điện, điện tử
Họ là những người giám sát, quản lý quá trình lên kế hoạch và thực hiện các dự án điện, điện tử mới. Kỹ sư dự án điện, điện tử cũng sẽ là người soạn thảo và hoàn thiện dự án, kiểm tra tính khả thi để thực hiện đúng tiến độ.
Thợ điện: Nhiều người thường lầm tưởng thợ điện với kỹ thuật viên điện/điện tử vì nhiều công việc có tính chất tương tự nhau. Tuy nhiên thợ điện không chịu trách nhiệm chế tạo ra các sản phẩm điện/điện tử như kỹ thuật viên, nhiệm vụ chính của họ là sửa chữa, thay thế những bộ phận điện bị hỏng.
Thợ điện cũng thường là người kiểm tra hệ thống điện của tòa nhà, theo dõi đường đi của dây điện, cầu dao, máy biến áp và một số bộ phận khác. Thợ điện có thể làm việc tự do hoặc trở thành nhân viên của các công ty chuyên thiết bị, sửa chữa điện.
Giảng viên ngành điện
Đây là hướng đi mà trong vài năm trở lại đây được rất nhiều người lựa chọn. Đối với những ai tốt nghiệp cử nhân và có bằng thạc sĩ ngành điện, có thể đăng ký xét tuyển/thi tuyển để trở thành giảng viên tại các trường đại học, cao đẳng, cơ sở đào tạo có chuyên ngành điện.
Họ sẽ trực tiếp giảng dạy các chuyên ngành về công nghiệp điện, điện tử, đồng thời có nhiều cơ hội để tiếp tục nghiên cứu chuyên sâu.
Trên đây chỉ là một số công việc cơ bản, phổ biến của ngành điện/điện tử. Nghề này mang đến cho người lao động rất nhiều vị trí hấp dẫn, muốn biết đầy đủ các cơ hội của ngành này, bạn có thể tham khảo thêm trong thông báo tuyển dụng của các doanh nghiệp.
4. Mức thu nhập của việc làm ngành điện/điện tử
Thu nhập của ngành điện/điện tử được đánh giá là cao hơn so với mặt bằng chung của một số ngành kỹ thuật khác, đây là điều vô cùng dễ hiểu, do tính chất của nghề này nhiều nguy hiểm, độ khó cao.
Mức lương của việc làm ngành điện/điện tử phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như vị trí công việc, kinh nghiệm hay khu vực. Dưới đây là bản tóm tắt mức lương của ngành điện/điện tử ở một số công việc và khu vực để bạn có thể tham khảo:
Mức lương theo vị trí công việc:
Đơn vị: VND/tháng
Công việc | Mức lương tham khảo |
Kỹ sư điện | 10.000.000 - 15.000.000 |
Kỹ sư điện tử | 12.000.000 - 18.000.000 |
Kỹ sư tự động hóa | 15.000.000 - 20.000.000 |
Kỹ sư nghiên cứu và phát triển | 20.000.000 - 30.000.000 |
Giảng viên đại học | 15.000.000 - 25.000.000 |
Mức lương dựa trên kinh nghiệm:
Dưới đây là bảng lương theo kinh nghiệm của vị trí kỹ sư mà bạn có thể tham khảo:
Đơn vị: (VND/tháng)
Kinh nghiệm | Mức lương tham khảo |
Mới ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm | 7.000.000 - 9.000.000 |
1 - 2 năm kinh nghiệm | 10.000.000 - 20.000.000 |
Từ 3 năm kinh nghiệm trở lên | Trên 20.000.000 |
Mức lương việc làm ngành điện theo khu vực:
Đơn vị: VND/tháng
Khu vực | Mức lương trung bình |
Hà Nội | 10.000.000 - 18.000.000 |
Thành phố Hồ Chí Minh | 11.000.000 - 19.000.000 |
Các thành phố khác | 10.000.000 - 17.000.000 |
Có thể thấy mức lương việc làm ngành được tương đối cao và ổn định, nếu người lao động chăm chỉ hoàn toàn có khả năng đạt được mức thu nhập trong mơ.
Ngoài mức lương ổn định, các công ty ngành điện/điện tử cũng mang đến cho người lao động những đãi ngộ và chế độ phúc lợi tốt như có thêm khoản thưởng, phụ cấp, trợ cấp, khám sức khỏe định kỳ…
5. Yêu cầu của nhà tuyển dụng đối với ngành điện/điện tử
Nhu cầu tuyển dụng cao nhưng thị trường việc làm ngành điện vẫn vô cùng cạnh tranh, đòi hỏi ứng viên phải có nền tảng thật tốt. Nếu có ý định tìm việc làm ngành điện/điện tử, ứng viên cần phải
Yêu cầu về kiến thức chuyên môn
Muốn đảm nhiệm tốt các vị trí việc làm ngành điện, ứng viên cần phải được đào tạo về chuyên ngành điện hoặc điện tử. Hiện nay có nhiều cơ sở đào tạo như các trường đại học, cao đẳng hoặc trường dạy nghề.
Với một số việc làm ngành điện đặc thù như kỹ sư bạn cần có bằng cử nhân hoặc với vị trí giảng viên, người lao động bắt buộc phải có bằng thạc sĩ.
Nhà tuyển dụng thường quan tâm đến một số kiến thức ngành điện như kiến thức về các thiết bị điện, kiến thức điều khiển tự động hóa, hệ thống năng lượng điện…
Do đó, nếu tìm việc làm ngành điện, bạn cần tìm hiểu thật kỹ yêu cầu tuyển dụng để chuẩn bị tốt nhất.
Yêu cầu về kinh nghiệm làm việc
Nhà tuyển dụng thường rất quan tâm đến kinh nghiệm làm việc của ứng viên. Do đó trong hồ sơ xin việc, bạn cần tóm tắt quá trình làm việc của mình để nhà tuyển dụng dễ dàng hình dung được các kinh nghiệm mà bạn có.
Hầu hết các vị trí đều yêu cầu ứng viên có kinh nghiệm làm việc thực tế tối thiểu từ 1 - 2 năm, đã biết các nghiệp vụ liên quan đến ngành điện như lắp ráp, sửa chữa…
Tuy nhiên điều này có thể gây khó khăn với những ai mới ra tốt nghiệp, bạn có thể ứng tuyển bắt đầu từ thực tập sinh, trau dồi thêm kinh nghiệm để có thể tự tin với các vị trí cao hơn.
Yêu cầu về kỹ năng
Tùy vào từng vị trí việc làm mà ứng viên sẽ phải đáp ứng các yêu cầu về kỹ năng khác nhau, thông thường sẽ có cả yêu cầu về kỹ năng nghề nghiệp và kỹ năng mềm.
Về kỹ năng chuyên môn, nhà tuyển dụng có thể yêu cầu ở ứng viên một số kỹ năng như:
-
Kỹ năng cài đặt, thiết lập hệ thống điện, thiết bị điện tử.
-
Kỹ năng sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng và thay thế thiết bị viễn thông, điện tử.
-
Kỹ năng khắc phục sự cố về thiết bị, linh kiện và hệ thống điện, điện tử…
-
Kỹ năng sử dụng một số phần mềm thiết kế như MATLAB, AutoCAD, LabView…
-
Kỹ năng sử dụng ngoại ngữ
-
…
Về kỹ năng mềm, nhà tuyển dụng kỳ vọng ở người lao động một số khả năng và yêu cầu như:
-
Có tư duy logic để nắm bắt thông tin, sự cố và xử lý vấn đề một cách dễ dàng, hiệu quả.
-
Có tinh thần ham học hỏi, sẵn sàng tiếp thu cái mới để có thể dễ dàng bắt kịp với sự thay đổi của công nghệ, đặc biệt là với ngành điện tử.
-
Luôn nhẫn nại và kiên trì.
-
Có niềm đam mê đối với nghề điện/điện tử.
-
Kỹ năng giải quyết vấn đề linh hoạt.
-
Kỹ năng làm việc nhóm.
-
Kỹ năng phối hợp làm việc nhóm hiệu quả.
-
…
6. Top các doanh nghiệp nổi bật đang tuyển dụng ngành điện/điện tử
Tìm việc làm ngành điện/điện tử chưa bao giờ đơn giản hơn thế, bởi trên thị trường hiện nay có rất nhiều cơ hội hấp dẫn. Dưới đây là một số việc làm ngành điện/điện tử đang có nhu cầu tuyển dụng:
Tên công ty | Vị trí tuyển dụng | Nơi làm việc |
- Khu công nghiệp Đồng Văn II, huyện Duy Tiên, Hà Nam - Khu công nghiệp Phố Nối A, xã Lạc Đạo, huyện Văn Lâm, Hưng Yên | ||
Kiên Giang | ||
Bắc Giang | ||
Khu công nghiệp Trường An, huyện An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội | ||
Hà Nội | ||
Long An | ||
Thành phố Hồ Chí Minh | ||
17 Duy Tân, quận Cầu Giấy, Hà Nội | ||
Quận Đống Đa, Hà Nội | ||
Cụm Công nghiệp An Đồng, thị trấn Nam Sách, huyện Nam Sách, Hải Dương | ||
Khu công nghiệp Thạch Thất, Quốc Oai, huyện Thạch Thất, Hà Nội | ||
Tòa nhà Khu đô thị Ecopark, Xuân Quang, Văn Quang, Văn Giang, Hưng Yên | ||
1/148 Nguyễn Văn Quá, phường Đông Hưng Thuận, quận 12, thành phố Hồ Chí Minh | ||
Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh | ||
Thôn Trung Hiệp, huyện Đức Trọng, Lâm Đồng | ||
Khu công nghiệp Thăng Long Vĩnh Phúc, Thiện Kế, huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc | ||
Bình Dương | ||
Xã Phú Hội, Khu công nghiệp Nhơn Trạch 1, huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai | ||
Bắc Giang |
Việc làm ngành điện hứa hẹn mang đến cho ứng viên không chỉ nguồn thu nhập hấp dẫn mà còn tương lai thăng tiến đầy rõ ràng. Đừng quên bật thông báo để không bỏ lỡ thông tin quan trọng về việc làm ngành điện của chúng tôi.