Tìm việc làm Software Engineering ngày 14/11/2024 update 637 việc làm
Xem nhanh
CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ ANH VĂN HỘI VIỆT MỸ
Xem nhanh
Công ty TNHH CMC GLOBAL
Xem nhanh
CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ CLOUDGO
Xem nhanh
Công ty Cổ phần Công nghệ Alphaway
Xem nhanh
CÔNG TY CỔ PHẦN OMINEXT
Xem nhanh
Công ty cổ phần phần mềm ITSOL Holdings
Xem nhanh
CÔNG TY CỔ PHẦN THANH TOÁN HQ PAY
Xem nhanh
Công ty TNHH phần mềm 2NF
Xem nhanh
Công ty CP Giải pháp Thanh toán Việt Nam (VNPAY) Pro Company
Xem nhanh
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ COMPUTER VISION VIỆT NAM
Xem nhanh
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ICTS
Xem nhanh
TECHVIFY SOFTWARE., JSC
Xem nhanh
Công ty cổ phần SANAN
Xem nhanh
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ LADIPAGE VIỆT NAM
Xem nhanh
CÔNG TY CỔ PHẦN OMINEXT
Những năm gần đây, thực trạng tuyển dụng IT có sự biến động không ngừng. Nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng của các vị trí việc làm IT trên thị trường tăng mạnh, đem đến nhiều cơ hội nhưng đồng thời cũng nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.
1. Nhu cầu tuyển dụng việc làm IT
Trong thời kỳ công nghiệp hóa và hội nhập toàn cầu hiện nay thì công nghệ thông tin dần trở thành yếu tố không thể thiếu. Sở hữu sức phát triển mạnh mẽ lại ngày càng bộc lộ được tầm quan trọng đối với nền kinh tế nên không khó hiểu khi nhu cầu tuyển dụng nhân sự ngành IT nhận được nhiều sự quan tâm.
Theo số liệu thống kê từ chuyên trang về tuyển dụng của ngành IT - TopDev, nhu cầu về nhân lực của ngành tăng cao liên tục. Dựa trên số liệu báo cáo, nhu cầu nhân lực ngành công nghệ thông tin đến năm 2025 cần khoảng 700.000 người. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, số lượng nhân sự đang làm việc trong ngành chỉ khoảng 530.000 người. Theo đó, lượng nhân lực thiếu hụt dao động từ 150.000 đến 200.000 nhân sự.
Hiện nay, có hơn 100 trường Đại học cùng nhiều trung tâm đào tạo nhân lực cho ngành IT với số lượng khoảng hơn 50.000 kỹ sư mỗi năm. Điều này đồng nghĩa với việc nguồn nhân lực của ngành vẫn đang thiếu hụt và dự kiến trong vòng 10 năm tới, IT vẫn là một trong những ngành “hot” trên thị trường.
Dù được dự đoán là một trong những ngành có tiềm năng phát triển bậc nhất trên thị trường nhưng trong năm 2023, ngành IT cũng chịu nhiều ảnh hưởng từ sự suy thoái kinh tế toàn cầu. Làn sóng layoff rộng rãi khiến nhân lực trong ngành cũng đứng trước nhiều khó khăn.
Báo cáo về thực trạng cũng như tình hình tuyển dụng và việc làm IT năm 2023 của Navigos Group cũng chỉ ra rằng, dù gặp nhiều khó khăn nhưng các doanh nghiệp vẫn có nhu cầu tuyển dụng nhân sự IT. Tuy nhiên, có tới 25.7% nhân sự ngành công nghệ thông tin tham gia khảo sát thừa nhận gặp khó khăn trong quá trình tìm kiếm việc làm.
Trong đó, nhóm nhân sự chưa hoặc có dưới 1 năm kinh nghiệm chính là nhóm chịu nhiều ảnh hưởng nhất từ làn sóng này khi chỉ có khoảng 23,8% có công việc ổn định và có tới hơn 30% nhân sự thất nghiệp hoặc bị chấm dứt HĐLĐ. Song song với đó, nhân sự có từ 3 - 8 năm kinh nghiệm có công việc khá ổn định, ít bị ảnh hưởng và chiếm tới hơn 65%.
Đặc biệt, nguyên nhân chính dẫn đến sự chênh lệch của nguồn “cung và cầu” nhân lực trong lĩnh vực tuyển dụng IT là trình độ của nhân sự so với yêu cầu của nhà tuyển dụng. Thậm chí, chỉ có khoảng 35% trong số hơn 50.000 kỹ sư tốt nghiệp mỗi năm đáp ứng được yêu cầu đầu vào của các doanh nghiệp, 65% còn lại cần đào tạo trực tiếp tại doanh nghiệp trong khoảng từ 3 tới 6 tháng để sẵn sàng tham gia vào các dự án thực tế.
Tuy nhiên nhìn chung, thị trường lao động và việc làm IT vẫn có những bước phát triển khá ấn tượng. Đây cũng được dự đoán là một trong những ngành “khát nhân lực” trong năm 2024.
2. Cơ hội phát triển ngành IT hiện nay
Công nghệ thông tin là một lĩnh vực rộng, có mặt ở hầu hết các hoạt động trong cuộc sống hiện nay. Đây cũng là một trong những lý do giúp ngành này sở hữu tiềm năng và cơ hội phát triển rộng mở.
Ngành IT được chia thành rất nhiều nhóm nhỏ. Tuy nhiên, trên thị trường nước ta thì lĩnh vực này được chia thành 7 chuyên ngành chính với cơ hội phát triển có phần khác biệt.
2.1. Khoa học máy tính (Computer Science)
Đây là chuyên ngành tập trung chủ yếu vào việc nghiên cứu và ứng dụng các cơ sở lý thuyết về thông tin cũng như tính toán trên hệ thống máy tính. Chính vì thế nên cơ hội việc làm và lộ trình thăng tiến của các kỹ sư chuyên ngành Khoa học máy tính cũng rất rộng mở.
Trên thị trường việc làm IT, các kỹ sư tốt nghiệp chuyên ngành này có thể lựa chọn trở thành một nhà phát triển ứng dụng, phần mềm máy tính ở nhiều lĩnh vực hoặc phát triển theo hướng chuyên viên bảo mật mạng máy tính. Khi có đủ kỹ năng và kinh nghiệm, nhân sự có thể thăng tiến lên các vị trí cao hơn như chuyên gia tư vấn giải pháp trong việc phát triển các dự án về công nghệ thông tin, trưởng nhóm dự án, trưởng phòng hoặc thậm chí là CTO nếu đủ năng lực.
2.2. Truyền thông dữ liệu và mạng máy tính
Sự cần thiết của Internet cũng như sự bùng nổ về nhu cầu kết nối thông tin là hai yếu tố có sức ảnh hưởng trực tiếp, tạo tiền đề để lĩnh vực Truyền thông dữ liệu và mạng máy tính phát triển mạnh trên thị trường việc làm IT hiện nay. Không chỉ có nhu cầu tuyển dụng nhân sự cao, các kỹ sư chuyên ngành này cũng có nhiều cơ hội để phát triển.
Được đào tạo bài bản về “Truyền thông dữ liệu và mạng máy tính”, các kỹ sư có thể lựa chọn làm việc và phát triển theo một số hướng như sau:
-
Chuyên viên quản trị mạng và hệ thống: làm việc chủ yếu tại các trung tâm dữ liệu, các nhà cung cấp dịch vụ Internet ISP. Đây cũng là một trong những vị trí tiềm năng bậc nhất khi toàn cầu sống trong kỷ nguyên công nghệ big data như hiện nay.
-
Chuyên viên thiết kế và xây dựng mạng máy tính: là vị trí chịu trách nhiệm xây dựng và đảm bảo an toàn cũng như sự hiệu quả trong hệ thống mạng của một đơn vị, tổ chức hay doanh nghiệp.
-
Chuyên viên phát triển phần mềm: là vị trí chịu trách nhiệm phát triển các phần mềm mạng hoặc các ứng dụng trên nền tảng di động. Họ cũng là người chịu trách nhiệm viết tài liệu hướng dẫn sử dụng phần mềm sau khi hoàn thành kiểm thử và đưa phần mềm vào sử dụng.
-
Nhân viên hỗ trợ xây dựng và phát triển ứng dụng truyền thông: là vị trí còn khá mới mẻ nhưng rất có tiềm năng phát triển. Ngoài các công việc liên quan tới đảm bảo hoạt động cũng như phát triển ứng dụng truyền thông, nhân sự ở vị trí này còn hỗ trợ hoặc thực hiện các giải pháp truyền thông khác.
2.3. Công nghệ phần mềm (Software Engineering)
Là một trong những chuyên ngành quan trọng, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu của riêng ngành công nghệ thông tin. Công nghệ phần mềm chủ yếu đi sâu nghiên cứu và phát triển hệ thống kỹ thuật cũng như các phần mềm máy tính.
Nhân sự của ngành này cũng có thể phát triển theo 3 hướng chính là lập trình viên, nhân viên công nghệ thông tin hoặc nhà sáng tạo phần mềm. Mỗi hướng, mỗi vị trí cũng sẽ có lộ trình phát triển khác nhau như trở thành trưởng nhóm, trưởng phòng, giám đốc kỹ thuật hoặc tự mình phát triển những phần mềm, ứng dụng riêng.
2.4. Kỹ thuật máy tính
Khá nhiều người thường nhầm lẫn Kỹ thuật máy tính và Khoa học máy tính là 1 chuyên ngành. Trên thực tế, đây là 2 chuyên ngành hoàn toàn khác biệt.
Kỹ thuật máy tính là sự kết hợp hoàn hảo giữa chương trình đào tạo về cả phần cứng lẫn phần mềm máy tính. Các kỹ sư của chuyên ngành này có thể lựa chọn phát triển theo hai hướng chính gồm:
-
Lập trình viên thiết kế và phát triển phần mềm nhúng trên hệ thống máy tính, thiết bị di động hoặc nghiên cứu cũng như điều khiển các vi xử lý thông minh.
-
Kỹ thuật viên điện - điện tử chịu trách nhiệm nghiên cứu, thiết kế mạch điện, vi điều khiển…
2.5. Kỹ thuật mạng
Kỹ thuật mạng là lĩnh vực có tốc độ phát triển khá ấn tượng trong những năm trở lại đây. Các kỹ sư kỹ thuật mạng thường chịu trách nhiệm thực hiện các công việc liên quan trực tiếp đến hệ thống như thiết kế mạng, cung cấp dịch vụ Internet hoặc đảm bảo vận hành cũng như sự an toàn của hệ thống mạng.
Hiện nay, nhân lực hoạt động trong lĩnh vực kỹ thuật mạng có thể phát triển theo 3 hướng chính, gồm:
-
Kỹ sư kết nối đường truyền: là người chịu trách nhiệm nghiên cứu, thiết kế, xây dựng và duy trì hạ tầng cũng như đảm bảo thông tin luôn được truyền đi một cách thông suốt.
-
Quản lý cơ sở dữ liệu và hệ thống thông tin: một số bộ phận trong lĩnh vực kỹ thuật mạng sẽ chịu trách nhiệm đảm bảo cơ sở dữ liệu luôn an toàn, có sẵn và hoạt động ổn định.
-
An ninh mạng: là bộ phận chịu trách nhiệm bảo vệ và ngăn chặn hệ thống khỏi những tấn công từ bên ngoài. Họ cũng là người tham gia vào công tác nghiên cứu và đưa ra giải pháp an toàn trên không gian mạng.
2.6. Hệ thống quản lý thông tin (MIS - Management Information Systems)
Là một phân ngành trong lĩnh vực IT nhưng ít ai biết đến MIS hay chính là lĩnh vực hệ thống quản lý thông tin. Chịu trách nhiệm thực hiện các công việc tổng hợp thông tin và dữ liệu cho quá trình hoạt động cũng như sản xuất, MIS đóng vai trò trọng yếu trong quá trình kinh doanh và liên quan đến nhiều ngành kinh tế.
Các kỹ sư chuyên ngành Hệ thống quản lý thông tin cũng có thể tập trung phát triển theo 3 hướng khác nhau với lộ trình thăng tiến khá rõ ràng, ví dụ:
-
Lập trình viên: chịu trách nhiệm lập trình, xây dựng cơ sở dữ liệu để lưu trữ và bảo vệ thông tin cho doanh nghiệp. Nhân sự phát triển theo hướng này thường trải qua vị trí lập trình viên, sau đó phát triển dần lên các cấp quản lý như trưởng nhóm, quản lý dự án hoặc trưởng phòng.
-
Quản lý hệ thống: là hướng phát triển chủ yếu dành cho các vị trí chuyên quản lý và đảm bảo hệ thống cơ sở dữ liệu. Nếu bộc lộ năng lực và đủ kinh nghiệm, nhân sự ở vị trí này cũng có thể thăng tiến nhanh chóng, trở thành quản lý hệ thống, quản lý dự án hoặc xa hơn nữa.
-
Đào tạo và kiểm định: là hướng phát triển cho những kỹ sư hệ thống lựa chọn phát triển theo hướng đào tạo người dùng cuối cũng như kiểm định nghiệp vụ. Đây cũng là hướng phát triển có lộ trình thăng tiến khá rõ ràng nên được nhiều người lựa chọn.
2.7. Robot và Trí tuệ nhân tạo
Đây là một trong những lĩnh vực ghi nhận sự phát triển đầy bùng nổ ở thời điểm hiện tại, đồng thời cũng trở thành đại diện cho tương lai, cho một ngành công nghiệp hiện đại. Các kỹ sư làm việc trong lĩnh vực Robot và Trí tuệ nhân tạo cũng đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng, chịu trách nhiệm thực hiện hàng loạt nhiệm vụ chủ chốt của các dự án ứng dụng công nghệ thông tin.
Kỹ sư chuyên ngành Robot và Trí tuệ nhân tạo có thể lựa chọn phát triển ở nhiều vị trí khác nhau, cụ thể như:
-
Kỹ sư phát triển ứng dụng AI: là vị trí chịu trách nhiệm nghiên cứu cũng như tích hợp trí tuệ nhân tạo vào phần mềm và ứng dụng. Nhân sự lựa chọn phát triển theo hướng một AI Engineer cũng có nhiều cơ hội thăng tiến, trở thành trưởng nhóm, quản lý dự án hoặc thậm chí là các vị trí cố vấn cấp cao về công nghệ.
-
Kỹ sư tự động hóa và phát triển robot: đây là vị trí có tiềm năng lớn để phát triển trên thị trường việc làm IT hiện nay. Chịu trách nhiệm nghiên cứu, xây dựng và phát triển robot cũng như hệ thống tự động hóa, các kỹ sư lựa chọn hướng đi này có nhiều cơ hội việc làm cũng như có khả năng thăng tiến cao trong tương lai.
-
Kiến trúc sư mảng dữ liệu: đây là vị trí quan trọng, chịu trách nhiệm chính trong việc xây dựng hệ thống dữ liệu phức tạp, đặt nền móng và hỗ trợ quá trình phân tích cũng như dự đoán trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo nói chung.
Nhìn chung, mỗi vị trí, mỗi lĩnh vực đều sẽ có hướng phát triển và lộ trình thăng tiến riêng biệt. Tuy nhiên, càng đảm nhiệm các vị trí quan trọng, yêu cầu mà nhân sự cần đáp ứng càng cao, trách nhiệm cũng như áp lực công việc theo đó cũng càng lớn.
3. Các công việc nổi bật trong ngành IT
Là lĩnh vực có sức phát triển ấn tượng, lại có thể ứng dụng rộng rãi nên các vị trí việc làm IT cũng khá đa dạng. Khối lượng cũng như các đầu mục công việc mà các vị trí cần thực hiện cũng ít nhiều có sự khác biệt. Một số vị trí việc làm IT nổi bật hiện nay có thể kể đến như sau:
Kỹ sư phần mềm (Software Engineer/Developer)
Kỹ sư phần mềm là một trong những vị trí công việc nổi bật và phổ biến trên thị trường việc làm IT hiện nay. Đồng thời, đây cũng là vị trí cần nhiều nhân lực nhất trong ngành.
Các kỹ sư phần mềm là người sử dụng ngôn ngữ lập trình và các công cụ hỗ trợ phát triển phần mềm để tạo ra mã nguồn, xây dựng ứng dụng và hoàn thiện nó dựa trên yêu cầu và thiết kế. Trong suốt quá trình, họ cũng là người làm việc trực tiếp với thiết kế cũng như người kiểm thử phần mềm để tiến hành điều chỉnh và sửa lỗi nếu cần.
Để hoàn thành tốt công việc, các kỹ sư phần mềm cần có kiến thức vững vàng về chuyên môn lập trình cũng như các kỹ năng mềm như làm việc nhóm, khả năng thuyết trình… Ở thời điểm hiện tại, đây cũng là một trong những vị trí đang có nhu cầu tuyển dụng cao cùng mức thu nhập và đãi ngộ hấp dẫn.
Quản trị hệ thống (System Administrator)
Nhân viên quản trị hệ thống là vị trí quan trọng, chịu trách nhiệm đảm bảo hoạt động ổn định, an toàn và hiệu quả của hệ thống thông tin. Đây là mắt xích không thể thiếu trong việc duy trì và vận hành một hệ thống máy tính hoặc một hệ thống mạng bất kỳ.
Việc làm IT Helpdesk
IT Helpdesk hay việc làm IT Support là vị trí mới phổ biến trong vài năm trở lại đây và thực sự được tuyển dụng như một vị trí riêng biệt. Đây là bộ phận thực hiện công tác hỗ trợ dịch vụ và thường trực thuộc phòng IT.
IT Helpdesk chính là cầu nối duy nhất từ phía người dùng cuối với bộ phận công nghệ, kỹ thuật, cũng là người truyền đạt thông tin hoặc giải quyết các vấn đề nội bộ liên quan đến máy tính, dữ liệu hoặc mạng… của doanh nghiệp. Việc làm IT Helpdesk hiện nay khá phổ biến, mức lương và chế độ phúc lợi cho nhân sự ở vị trí này cũng hấp dẫn hơn khá nhiều.
Chuyên gia bảo mật (Security Specialist)
Với nhu cầu lưu trữ và truyền dữ liệu qua Internet như hiện nay thì không khó hiểu khi chuyên gia bảo mật trở thành vị trí được nhiều doanh nghiệp IT săn đón. Các chuyên gia bảo mật sẽ là người chịu trách nhiệm bảo vệ hệ thống, mạng và các dữ liệu được lưu trữ của công ty, doanh nghiệp hoặc một tổ chức nào đó khỏi sự tấn công từ cả bên ngoài lẫn bên trong.
Họ cũng là người phân tích những rủi ro có thể xảy ra với hệ thống. Từ đó đề xuất giải pháp cũng như trực tiếp triển khai các biện pháp bảo mật để đảm bảo an toàn cho hệ thống, mạng và dữ liệu.
Chuyên gia phân tích dữ liệu (Data Scientist)
Trong thời đại Big data như hiện nay thì vị trí chuyên gia phân tích dữ liệu (Data Scientist) chưa hề có dấu hiệu hạ nhiệt. Không những nhận được sự quan tâm lớn của người lao động, đây cũng là vị trí có nhu cầu tuyển dụng cao trên thị trường việc làm IT.
Các chuyên gia phân tích dữ liệu cần có kiến thức chuyên môn vững chắc về lĩnh vực khoa học dữ liệu, máy học cũng như khả năng thống kê, phân tích và một số kiến thức liên quan. Họ là người phân tích dữ liệu, thống kê, đối chiếu và áp dụng các phương pháp cũng như công cụ cần thiết để rút ra những thông tin hữu ích hoặc theo yêu cầu từ cấp trên.
Kỹ sư IoT (IoT Solutions Architect)
Kỹ sư IoT hay còn được gọi là kiến trúc sư giải pháp IoT, là một trong những vị trí có nhu cầu tuyển dụng cao trên thị trường việc làm IT hiện nay. Đây là vị trí thực hiện việc nghiên cứu và xây dựng cũng như ứng dụng các giải pháp IoT.
Kỹ sư IoT cũng là mắt xích quan trọng, trực tiếp ảnh hưởng và góp phần không nhỏ vào việc phát triển hệ sinh thái IoT dựa trên các giải pháp công nghệ.
Kỹ sư dữ liệu (Big Data Engineer)
Big Data hiện là một phần quan trọng, là lĩnh vực là hầu hết các doanh nghiệp đều rót vốn đầu tư. Việc lựa chọn phát triển trong lĩnh vực này cũng được đánh giá cao nhằm bắt kịp xu hướng phát triển của tương lai và các kỹ sư dữ liệu cũng không ngoại lệ.
Công việc chính mà các kỹ sư dữ liệu thực hiện liên quan đến việc lập kế hoạch, nghiên cứu, thiết kế cũng như giám sát vòng đời của quy trình phát triển các ứng dụng Big Data. Hiện nay, các dự án này có quy mô lớn, triển khai liên tục và còn tiếp tục phát triển nên nhu cầu về nhân sự cũng rất lớn.
Quản lý dự án (Project manager)
Để đảm bảo hoạt động cũng như hiệu quả của các dự án công nghệ thì không thể không nhắc tới Project manager hay chính là quản lý dự án. Họ là những người chịu trách nhiệm điều hành, lên kế hoạch, quản lý triển khai và vận hành dự án.
Các PM cũng là người đốc thúc quá trình kiểm thử, fix bug nếu có trước khi bàn giao lại cho khách hàng. Quản lý dự án đóng vai trò quan trọng, là cầu nối truyền đạt những thông tin, yêu cầu của đối tác, khách hàng đến đội ngũ thực hiện dự án, đảm bảo độ chính xác và nhanh nhất.
Hiện nay, PM là một trong những vị trí có nhu cầu tuyển dụng không quá cao. Nhưng với vai trò quan trọng cũng như khối lượng công việc lớn, các doanh nghiệp không ngại khi chấp nhận mức lương cao cùng chế độ đãi ngộ hấp dẫn để giữ chân nhân sự.
Kiến trúc sư phần mềm (Software Architect)
Trong lĩnh vực IT hiện nay, Kiến trúc sư phần mềm là một trong những vị trí phổ biến nhất nhưng cũng thường xuyên bị nhầm với kỹ sư phần mềm. Thực tế, hai vị trí này hoàn toàn khác biệt.
Nếu kỹ sư phần mềm làm việc chủ yếu với câu lệnh và ngôn ngữ lập trình thì các kiến trúc sư phần mềm lại đảm nhiệm vai trò thiết kế cũng như thiết lập tiêu chuẩn mã hóa, thiết lập công cụ và thậm chí là cả nền tảng công nghệ.
Trong các doanh nghiệp công nghệ hiện tại, kiến trúc sư phần mềm sẽ chịu trách nhiệm thực hiện một số công việc chính như:
-
Mô hình hóa dữ liệu
-
Thiết kế và xây dựng khung xương cho hệ thống
-
Lập trình và kết nối, liên kết, phối hợp các phần mềm
-
Nghiên cứu, phân tích các vấn đề trong quá trình xây dựng hệ thống và đưa ra phương án xử lý
-
Tối ưu hóa hiệu quả hoạt động của hệ thống và Đảm bảo hệ thống hoạt động liền mạch với hiệu suất tối ưu
Tuyển dụng IT Recruiter
IT Recruiter là vị trí không cần quá nhiều nhân lực nhưng lại đóng vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp. Đây là vị trí chịu trách nhiệm tuyển dụng, tìm kiếm những ứng viên phù hợp với yêu cầu mà các doanh nghiệp đặt ra.
Đặc biệt, dù không trực tiếp làm việc với mã lệnh, ngôn ngữ lập trình… nhưng các nhà tuyển dụng IT Recruiter cũng cần biết một số kiến thức cơ bản về công nghệ thông tin. Họ cũng được xem như cầu nối, giúp ứng viên hiểu hơn về công ty cũng như môi trường làm việc sau này.
Lập trình viên Blockchain (Blockchain Engineer)
Những năm gần đây, Blockchain ghi nhận sự phát triển ấn tượng và bùng nổ. Vì thế nên lập trình viên Blockchain cũng trở thành một trong những vị trí được săn đón trên thị trường tuyển dụng IT.
Các lập trình viên Blockchain chịu trách nhiệm tìm hiểu, nghiên cứu, tham gia thiết kế cũng như đưa ra kiến trúc và giải pháp trên nền tảng của blockchain. Họ cần am hiểu về các công nghệ hiện hành hoặc liên quan như Bitcoin, Ripple, R3… cũng như thành thạo khả năng lập trình như các kỹ sư phần mềm khác.
Kỹ sư DevOps (DevOps Engineer)
Nhắc đến những vị trí có nhu cầu tuyển dụng cao trên thị trường việc làm IT hiện nay thì không thể bỏ qua Kỹ sư DevOps. Đây là vị trí chịu trách nhiệm thực hiện việc triển khai hệ thống phần mềm, đồng thời đảm bảo việc vận hành diễn ra ổn định, hiệu quả.
Các kỹ sư DevOps cần đáp ứng được kiến thức chuyên môn cũng như khả năng viết code, thiết lập môi trường vận hành cho hệ thống.
Kiến trúc sư điện toán đám mây (Cloud Architect)
Kiến trúc sư điện toán đám mây là một trong những vị trí tiềm năng và được trả lương cao nhất nhì trên thị trường việc làm IT hiện nay. Đây là vị trí chịu trách nhiệm chính trong công tác nghiên cứu và đưa chiến lược điện toán đám mây của một tổ chức, đơn vị hoặc doanh nghiệp đi vào hoạt động và vận hành chúng.
Hiện nay, điện toán đám mây đang dần trở thành lĩnh vực phát triển mạnh và nhận được sự quan tâm, đầu tư lớn của nhiều doanh nghiệp công nghệ. Đây cũng là tiền đề giúp các kiến trúc sư điện toán đám mây có thêm nhiều cơ hội để phát triển và khẳng định vị thế.
Tuyển dụng IT Manager
Nhu cầu tuyển dụng IT Manager những năm gần đây không hề có dấu hiệu hạ nhiệt. Đây cũng là một trong những vị trí quản lý quan trọng đối với các doanh nghiệp công nghệ cũng như bộ phận IT của các đơn vị, tổ chức.
Không chỉ là người chịu trách nhiệm giám sát nhân viên trong bộ phận, IT Manager còn là tham gia vào việc lên kế hoạch cũng như quản lý hoạt động của phòng ban. Ngoài ra, IT Manager còn tham gia vào quá trình tuyển dụng, tìm kiếm nhân sự phù hợp cho doanh nghiệp.
Kỹ sư lập trình AI (AI Engineer)
AI là một trong những lĩnh vực phát triển bậc nhất trong lĩnh vực IT hiện nay. Các kỹ sư lập trình AI cũng được săn đón và nhận được mức đãi ngộ vô cùng hấp dẫn.
Họ là người trực tiếp tham gia quá trình nghiên cứu, xây dựng, quản lý và vận hành các dự án AI. Để hoàn thành tốt công việc này, các kỹ sư lập trình AI thường trải qua các vòng tuyển chọn kỹ càng và thường là nhân tố xuất sắc về toán học và thống kê.
Bên cạnh đó, các kỹ sư lập trình AI cũng cần đáp ứng được chuyên môn lập trình và các kỹ năng cần thiết để hoàn thành công việc.
Kiểm thử phần mềm (Software Tester)
Nhân viên kiểm thử phần mềm cũng là một trong những vị trí có nhu cầu tuyển dụng cao trên thị trường việc làm IT hiện nay. Đây là bộ phận chịu trách nhiệm tìm kiếm lỗi, lỗ hổng của phần mềm, ứng dụng trước khi phát hành hoặc triển khai.
Làm tốt công tác kiểm thử cũng sẽ giúp giảm thiểu rủi ro và thiệt hại trước khi đưa phần mềm hoặc hệ thống vào sử dụng.
Nhiệm vụ chính của người kiểm thử phần mềm là tìm kiếm lỗi, khuyết điểm và các vấn đề khác trong phần mềm trước khi nó được triển khai hoặc phát hành. Các chuyên gia và nhân viên kiểm thử phần mềm thường tham gia từ giai đoạn thiết kế cho tới phát triển và bảo trì phần mềm.
Ngoài nhu cầu tuyển dụng nhân sự tại các vị trí trên đây, ngành IT hiện còn thiếu hụt lượng lớn nhân sự. Một số doanh nghiệp cũng đang đẩy mạnh công tác tuyển dụng Intern IT cũng như đẩy mạnh các việc làm IT remote để tìm kiếm nhân sự phù hợp trong giai đoạn thiếu hụt nhân lực hiện nay.
4. Mức lương trung bình của nhân viên IT
Khối lượng công việc lớn, áp lực công việc cùng yêu cầu cao khiến nhân lực trong ngành IT đứng trước sức cạnh tranh khá lớn. Tuy nhiên, đây cũng là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp, giúp nhân sự ngành IT có mức thu nhập ấn tượng.
Theo thống kê của TopCV - một chuyên trang về tuyển dụng hiện nay, mức lương của nhân sự ngành IT thuộc top đầu thị trường hiện nay. Trong những lĩnh vực tham gia khảo sát, khi nhân sự có cùng thâm niên thì mức thu nhập của nhân sự trong ngành IT có phần nhỉnh hơn.ư
Trong lĩnh vực IT, các vị trí công việc khác nhau cũng sẽ nhận được mức thu nhập khác nhau. Mức lương của một số vị trí việc làm nổi bật trong ngành IT hiện nay như sau (số liệu chỉ mang tính chất tham khảo):
Đơn vị VNĐ/người/tháng
Vị trí | Mức lương trung bình (VNĐ) |
Kỹ sư phần mềm | 8.000.000 - 25.000.000 |
Quản trị hệ thống | 6.000.000 - 20.000.000 |
Tuyền dụng IT Helpdesk | 9.000.000 - 15.000.000 |
Chuyên gia bảo mật | 16.000.000 - 31.000.000 |
Chuyên gia phân tích dữ liệu | 12.000.000 - 35.000.000 |
Kỹ sư IoT | 10.000.000 - 13.000.000 |
Kỹ sư dữ liệu | 10.000.000 - 25.000.000 |
Quản lý dự án | 30.000.000 - 35.000.000 |
Kiến trúc sư phần mềm | 70.000.000 - 100.000.000 |
Tuyển dụng IT Recruiter | 15.000.000 - 20.000.000 |
Lập trình viên Blockchain | 40.000.000 - 45.000.000 |
Kỹ sư DevOps | 20.000.000 - 50.000.000 |
Kiến trúc sư điện toán đám mây | 60.000.000 - 80.000.000 |
Tuyền dụng IT Manager | 35.000.000 - 50.000.000 |
Kỹ sư lập trình AI | 15.000.000 - 40.000.000 |
Kiểm thử phần mềm | 8.000.000 - 20.000.000 |
5. Yêu cầu của nhà tuyển dụng đối với việc làm IT
Là một trong những ngành có nhu cầu tuyển dụng cao và thường xuyên rơi vào tình trạng thiếu hụt nhân sự nhưng yêu cầu tuyển dụng trong lĩnh vực IT vẫn rất khắt khe. Tùy lĩnh vực, doanh nghiệp cũng như vị trí cụ thể mà yêu cầu mà nhà tuyển dụng đưa ra có thể khác biệt.
Tuy nhiên nhìn chung, yêu cầu đối với nhân sự ngành IT gồm những điều cơ bản dưới đây:
5.1. Yêu cầu về chuyên môn
Chuyên môn là một trong những yếu tố mà nhân sự IT nhất định phải đảm bảo. Tùy theo vị trí làm việc cũng như thâm niên mà yêu cầu phía nhà tuyển dụng đưa ra sẽ có chút khác biệt.
Ví dụ như các vị vị trí Intern hoặc Fresher thì yêu cầu mà phía doanh nghiệp đưa ra sẽ không quá cao. Thậm chí một số doanh nghiệp công nghệ còn cung cấp các việc làm IT không cần kinh nghiệm.
Trái ngược với đó, các doanh nghiệp tuyển dụng IT Manager, các vị trí quản lý hoặc nhân sự cho việc làm IT online full-time thường đưa ra các yêu cầu khá khắt khe về chuyên môn. Vì chỉ khi đó thì nhân sự mới có thể đáp ứng được khối lượng cũng như hiệu quả công việc đã đề ra.
5.2. Yêu cầu về các kỹ năng mềm cần thiết cho công việc
Ngoài yêu cầu về chuyên môn, nhân sự ngành IT còn cần đáp ứng các yêu cầu về kỹ năng mềm cần thiết. Một số kỹ năng cơ bản mà nhân sự IT cần có phải kể đến như sau:
-
Khả năng tư duy logic
Tư duy logic là một trong những khả năng không thể thiếu đối với nhân sự trong ngành IT. Vốn làm việc chủ yếu đối với máy tính, mã lệnh và ngôn ngữ máy nên việc có khả năng tư duy logic với nhân sự ngành IT là rất quan trọng. Điều này cho phép họ phán đoán tốt, dự liệu được những rủi ro và đưa ra phương án khắc phục phù hợp nhất.
-
Khả năng trình bày ý tưởng và đàm phán
Trình bày về dự án là một phần công việc đối với nhân sự ngành IT. Bên cạnh đó, họ cũng là người hiểu rõ nhất về phần mềm, ứng dụng hoặc hệ thống nên thường được chọn để gặp gỡ khách hàng. Vì thế nên nhân sự ngành IT cũng cần trang bị khả năng thuyết trình cũng như đàm phán để có thể trình bày ý tưởng của dự án một cách tốt nhất đến với đồng nghiệp, lãnh đạo và khách hàng.
-
Khả năng phân tích dữ liệu và tổng hợp thông tin
Bản chất của lĩnh vực công nghệ thông tin một phần chính là làm việc với những con số, dữ liệu và thông tin. Chỉ khi dữ liệu chính xác thì kết quả đầu ra mới có thể đảm bảo. Vậy nên hầu hết doanh nghiệp sẽ yêu cầu nhân sự làm việc trong các vị trí của phòng IT có khả năng phân tích và tổng hợp thông tin cũng như dữ liệu để phục vụ công việc.
-
Khả năng làm việc nhóm
Các dự án công nghệ hiện nay đều có quy mô khá lớn và thường không thể thực hiện bởi 1 cá nhân. Vì thế nên việc có khả năng làm việc nhóm là vô cùng quan trọng.
Ngoài việc có thể chuyên biệt hóa năng lực và phát huy tốt khả năng của từng nhân sự, làm việc theo nhóm còn có thể rút ngắn thời gian thực hiện dự án. Bên cạnh đó việc quản lý cũng sẽ dễ dàng hơn nên không khó hiểu khi hầu hết các doanh nghiệp đều yêu cầu nhân sự IT có khả năng này.
-
Khả năng sử dụng ngoại ngữ
Dù không yêu cầu quá cao nhưng việc có thể sử dụng ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh cũng như có thể giao tiếp cơ bản bằng ngôn ngữ này là tiêu chuẩn mà hầu hết nhân sự ngành IT cần đáp ứng.
Hiện nay, các tài liệu chuyên ngành thuộc lĩnh vực công nghệ hầu hết đều được biên soạn bằng tiếng Anh. Vì thế nên việc có thể đọc hiểu ngôn ngữ này trở thành kỹ năng cơ bản đối với nhân sự ngành IT. Ngoài ra, một số kỹ sư công nghệ thông tin lựa chọn việc làm IT tại nhà, làm remote cho các doanh nghiệp nước ngoài nên ngoại ngữ càng trở nên quan trọng và không thể thiếu.
6. Top doanh nghiệp nổi bật cần tuyển dụng IT hiện nay
Là một trong những ngành đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển chung của nền kinh tế toàn cầu nên không khó hiểu khi các doanh nghiệp đầu tư, phát triển trong lĩnh vực IT xuất hiện ngày một nhiều.
Theo thống kê từ diễn đàn tìm việc ngành công nghệ thông tin top đầu thị trường - TopDev, hiện có tới gần 4000 doanh nghiệp công nghệ đang tuyển dụng nhân sự. Bên cạnh đó còn vô vàn cơ hội làm việc trong bộ phần IT của các công ty, doanh nghiệp khác.
Tuy nhiên, một số công ty, doanh nghiệp nổi bật, có nhu cầu tuyển dụng IT hiện nay phải kể đến như sau:
Viettel Group
Nhắc đến những “ông lớn” trong ngành công nghệ cả nước thì không thể bỏ qua Viettel. Sau hơn 3 thập kỷ không ngừng nỗ lực, phát triển, Viettel đã có mặt và cung cấp dịch vụ trên 11 quốc gia và vùng lãnh thổ, cung cấp dịch vụ cho hàng trăm triệu người cùng quy mô nhân sự lên đến hơn 50.000 người.
Chỉ tính riêng khối ngành công nghệ thông tin, Viettel hiện đang có nhu cầu tuyển dụng hàng loạt vị trí với hơn 150 offer. Một số vị trí có nhu cầu tuyển dụng cao phải kể đến như:
-
Kỹ sư phát triển phần mềm
-
Kỹ sư an toàn thông tin
-
Kỹ sư khoa học dữ liệu
-
Kỹ sư xử lý sự cố an toàn
-
Nhân viên an toàn thông tin ứng dụng…
Tập đoàn FPT
FPT là đơn vị có tới hơn 35 năm kinh nghiệm, là một trong những công ty tiên phong về chuyển đổi số cũng như cung cấp các giải pháp, sản phẩm và sản phẩm công nghệ - viễn thông. Hiện nay, FPT đang đồng hành cùng khách hàng ở 29 quốc gia và vùng lãnh thổ, khẳng định vị thế của một trong những doanh nghiệp công nghệ hàng đầu Việt Nam.
Tính riêng lĩnh vực công nghệ, FPT hiện đang có hơn 28.000 chuyên gia, kỹ sư công nghệ. Đơn vị này cũng đã cung cấp hơn 200 sản phẩm phần mềm, giải pháp và dịch vụ công nghệ đến với khách hàng.
Hiện nay, FPT đang tuyển dụng khá nhiều nhân sự cho khối công nghệ, ví dụ như:
-
Quản lý dự án
-
Kỹ sư lập trình Java
-
Kỹ sư bảo mật
-
Chuyên gia phân tích dữ liệu
-
Chuyên viên IT Helpdesk…
Tyme Vietnam
Tyme Vietnam hiện là một trong những công ty công nghệ được nhiều nhân sự trong lĩnh vực IT đánh giá cao. Đây cũng là một trong 15 doanh nghiệp công nghệ đáng làm việc nhất theo hơn 21.500 đánh giá của nhân sự IT tham gia khảo sát tại ITviec.
Tyme Vietnam là một phần của Tyme Group - tập đoàn ngân hàng số hoạt động trên 4 quốc gia Singapore – Vietnam – Philippines – South Africa. Được thành lập và đi vào hoạt động tại Việt Nam từ năm 2016 cho tới nay, đây đã và đang là một trong những công ty công nghệ có sức phát triển ấn tượng và ngày một đi lên, cạnh tranh trực tiếp với nhiều “ông lớn” trong ngành.
Hiện nay, nhằm đáp ứng nhu cầu ổn định hoạt động và mở rộng quy mô, Tyme Vietnam có nhu cầu tuyển dụng IT ở một số vị trí như:
-
Kỹ sư dữ liệu - Data Engineer
-
Kỹ sư nền tảng dữ liệu - Data Platform Engineer (AWS)
-
Kỹ sư lập trình di động - Android Mobile Engineer (Kotlin/Java)
-
Kỹ sư lập trình Python - Python Developer
-
Kỹ sư phát triển giao diện người dùng - Frontend Developer (ReactJs/NextJs)...
Công ty Cổ phần Công nghệ An ninh không gian mạng Việt Nam (VNCS)
Công ty cổ phần công nghệ An ninh không gian mạng Việt Nam (VNCS) được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2011. Đây cũng là một trong những thành viên của Hanoi Telecom Corporation - tổ chức hàng đầu trong lĩnh vực viễn thông và công nghệ tại Việt Nam.
Sau hơn 1 thập kỷ không ngừng phát triển, VNCS hiện là đối tác phân phối ủy quyền của hàng loạt hãng bảo mật nổi tiếng. Đơn vị này cũng tự mình nghiên cứu, phát triển và cung cấp hàng loạt giải pháp an ninh mạng đến với khách hàng.
Hiện nay, Công ty Cổ phần Công nghệ An ninh không gian mạng Việt Nam (VNCS) đang tuyển dụng một số vị trí như:
-
Nhân viên tư vấn kỹ thuật an toàn thông tin
-
Nhân viên giám sát - vận hành hệ thống an toàn thông tin
-
Thực tập sinh an toàn thông tin…
VNG Corporation
Nhắc đến những “ông lớn” trong ngành công nghệ Việt mà bỏ qua VNG Corporation thì là thiếu sót lớn. Có mặt trên thị trường từ năm 2004 cho tới nay, VNG Corporation đã và đang cho ra mắt hàng loạt sản phẩm, dịch vụ và giải pháp, thành công ghi danh trên bản đồ công nghệ thế giới.
VNG Corporation cũng được công nhận là Kỳ lân công nghệ đầu tiên của nước ta vào giai đoạn 2013-2016. Hiện nay, các sản phẩm của đơn vị này tập trung ở các lĩnh vực như Trò chơi trực tuyến, Zalo & AI, thanh toán - tài chính và chuyển đổi số.
Để đáp ứng nhu cầu đảm bảo hoạt động cũng như mở rộng quy mô, VNG Corporation hiện đang tuyển dụng nhiều vị trí, ví dụ như:
-
Kỹ sư phần mềm
-
Kỹ sư AI
-
Chuyên viên phân tích dữ liệu
-
Quản lý dự án
-
Kỹ sư lập trình và phát triển game
-
Kỹ sư quản lý chất lượng…
Ở thời điểm hiện tại, thị trường tuyển dụng và việc làm IT là một trong những thị trường sôi động bậc nhất khi bắt đầu bước vào “mùa tuyển dụng”. Hy vọng với những thông tin trên đây, bạn đọc có thể hình dung cơ bản về ngành IT, các vị trí việc làm cũng như yêu cầu và cơ hội phát triển của ngành. Đừng quên truy cập website job3s.vn để cập nhật nhanh chóng những cơ hội việc làm IT cực chất lượng nhé.