Tìm việc làm Nhân sự ngày 05/11/2024 update 656 việc làm
Xem nhanh
Công ty Cổ phần Môi trường Thuận Thành
Xem nhanh
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN PICENZA VIỆT NAM
Xem nhanh
Công Ty TNHH MTV Viễn Thông Quốc Tế FPT Pro Company
Xem nhanh
CHI NHÁNH TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - CÔNG TY CỔ PHẦN RICHY GROUP
Xem nhanh
CÔNG TY TNHH ECOBA CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG
Xem nhanh
Công ty TNHH Kinh Doanh Thương Mại HTC Việt Nam
Xem nhanh
Công ty TNHH Kinh Doanh Thương Mại HTC Việt Nam
Xem nhanh
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN VAS NGHI SƠN
Xem nhanh
Công ty TNHH Sản Xuất May Mặc Hava
Xem nhanh
Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Thời Trang MELYA.vn
Xem nhanh
Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Một Thành Viên Thương Mại Thời Trang Tổng Hợp
Xem nhanh
Công ty Cổ Phần Lamer
Xem nhanh
CÔNG TY TNHH BMBSOFT VIỆT NAM
Xem nhanh
SUN WORLD HOLDING
Xem nhanh
Chi Nhánh Công Ty TNHH Xúc Tiến Thương Mại One Enterprise
Việc tuyển dụng nhân sự chất lượng sẽ có ảnh hưởng tích cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó mà nhu cầu tuyển dụng hành chính nhân sự chưa bao giờ nguội lạnh trên thị trường lao động. Cơ hội việc làm của ngành nhân sự là cực lớn, mức thu nhập của ngành nghề này được đánh giá là cao và có cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp.
1. Nhu cầu tuyển dụng ngành nhân sự
Cuối năm 2023 và đầu năm 2024, với những chính sách rất tốt từ phía Chính phủ, các phiên giao dịch việc làm ở Hà Nội luôn thu hút nhiều doanh nghiệp tham gia tuyển dụng nhân sự với số lượng lớn để làm việc toàn thời gian và bán thời gian.
Tại mỗi phiên giao dịch việc làm, các doanh nghiệp có mong muốn tuyển dụng nhân sự lao động với số lượng trên 1.000/phiên, thậm chí gần 2.000 chỉ tiêu/phiên, với các mức thu nhập khác nhau, từ 5.000.000 - 7.000.000/tháng; 7.000.000 - 10.000.000 đồng/tháng; 10.000.000 - 15.000.000 đồng/tháng, và có những vị trí việc làm có mức thu nhập trên 15 triệu đồng/tháng.
Qua hoạt động thu thập thông tin của Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội, nhu cầu tuyển dụng nhân sự của các doanh nghiệp có thể lên tới khoảng 35.000 - 40.000 chỉ tiêu. Tính cả quý 1/2024, các doanh nghiệp có cần tuyển khoảng hơn 100.000 người lao động. Từ đó mới thấy được nhu cầu tuyển dụng nhân sự ngày càng cao qua mỗi năm.
2. Cơ hội phát triển việc làm ngành hành chính nhân sự
Dưới đây là lộ trình thăng tiến cụ thể của nhân viên làm trong ngành nhân sự:
2.1. Đối với người chưa có kinh nghiệm
Nếu bạn chưa có kinh nghiệm hoặc bạn là sinh viên mới ra trường thì có thể đảm nhiệm các vị trí phổ biến trong ngành HR sau đây:
-
HR Admin: Công việc chính liên quan đến các giấy tờ hợp đồng lao động, bằng khen, chứng nhận, quản lý các tài sản nằm trong phúc lợi cung cấp cho nhân viên, các báo cáo về kiểm kê tài sản,..
-
Nhân viên tuyển dụng: Đảm nhận công việc là tìm kiếm, sàng lọc và tìm ra ứng viên phù hợp để tuyển nhân sự phù hợp mà công ty đang cần; báo cáo tình hình tuyển dụng, cung cấp những thông tin cần thiết về quyền và nghĩa vụ, định hướng cho nhân viên mới,...
-
Vị trí tính lương: Có nhiệm vụ quản lý hệ thống tính toán lương dựa trên năng lực và chính sách của công ty cho các nhân viên: Số giờ nghỉ phép, nghỉ do bệnh, làm thêm giờ, làm ca đêm, phúc lợi kèm theo,...
2.2. Đối với người đã có kinh nghiệm
Khi đã có kinh nghiệm nhất định, bạn có thể thử sức hoặc được thăng tiến lên những vị trí cao hơn như:
-
Chuyên viên đào tạo: Nghiên cứu và đưa ra các chính sách định hướng đào tạo cho nhân viên trong công ty; trao đổi với cấp trên tổ chức xây dựng những chương trình huấn luyện nội bộ cho nhân viên; tìm kiếm và liên kết các cơ hội đào tạo từ bên ngoài để đáp ứng nhu cầu nhân lực cho tổ chức.
-
Quản lý (HR Manager): Công việc của HR Manager là người đại diện cho bộ phận nhân sự trao đổi thông tin với các bộ phận khác và với bên ngoài tổ chức, tham gia các chiến dịch phục vụ lợi ích cộng đồng và đôi khi chịu trách nhiệm giải quyết các mâu thuẫn liên quan đến lợi ích của nhân viên trong tổ chức.
3. Các vị trí công việc trong ngành nhân sự
Để hiểu rõ nhu cầu tuyển dụng nhân sự thì bạn cũng cần phải nắm rõ các vị trí phổ biến trong ngành nhân sự:
3.1. Giám đốc nhân sự (Chief Human Resources Officer)
Đây là vị trí cao nhất trong ngành HR, là người trực tiếp điều hành, quản lý nguồn nhân lực cũng như các hệ thống quản lý nhân sự khác của ông ty. Để trở thành một giám đốc nhân sự giỏi, chuyên nghiệp thì ngoài bằng cấp, bạn cần có các kỹ năng liên quan đến quản lý nhân sự:
-
Kỹ năng lãnh đạo, quản lý: Giám đốc nhân sự là người hướng dẫn, quản lý nên cần phải có kỹ năng lãnh đạo và phân công công việc cho nhân sự cấp dưới hợp lý để nâng cao hiệu suất lao động.
-
Kỹ năng phân tích: HR Director cần phải biết cách phân tích công cụ quản lý để xác định, xâu chuỗi và xây dựng nguồn nhân lực để góp phần nâng cao doanh thu.
-
Kỹ năng đưa ra quyết định chính xác: Giám đốc nhân sự là người sẽ đưa ra quyết định cuối cùng trong việc sử dụng, bổ nhiệm, sa thải hoặc kỷ luật nhân sự,...
-
Kỹ năng truyền cảm hứng, tạo động lực cho cấp dưới
-
Một số kỹ năng khác của giám đốc nhân sự là: Kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, xử lý tình huống,...
3.2. Trưởng phòng nhân sự (HR Manager)
Là người đóng vai trò cầu nối giữa lãnh đạo quản lý của doanh nghiệp với nhân viên cấp dưới. Các nhiệm vụ chính của trưởng phòng nhân sự trong doanh nghiệp:
-
Tìm kiếm, thu hút và tuyển dụng nhân sự;
-
Quản lý và thúc đẩy nhân sự phát huy năng lực của bản thân, nâng cao hiệu suất làm việc;
-
Đào tạo, nâng cao chất lượng nhân sự để giữ chân nhân viên;
-
Định hướng và xây dựng đội ngũ nhân sự thừa kế ngay trong doanh nghiệp;
-
Đề xuất, triển khai các chính sách liên quan đến lương thưởng và phúc lợi của nhân sự công ty;
-
Ứng dụng công nghệ trong công tác thiết lập và quản trị hệ thống nhân sự cho doanh nghiệp;
-
Báo cáo, dự báo và lập đề xuất cải tiến nhân sự.
3.3. Quản trị hành chính - nhân sự (HR Admin)
Ngoài có kiến thức chuyên môn về ngành nhân sự, HR Admin chuyên nghiệp cần sở hữu các yếu tố, kỹ năng dưới đây:
-
Sử dụng phần mềm nhân sự: Một số phần mềm nhân sự như HRMS sẽ giups các nhân viên quản trị hành chính - nhân sự phân bố thời gian và nguồn lực của doanh nghiệp hiệu quả hơn.
-
Quản lý và xử lý xung đột: HR Admin thường xuyên phải xử lý các vấn đề khác nhau liên quan đến lương thưởng, và chế độ đãi ngộ nên kỹ năng này rất cần thiết.
-
Kỹ năng giao tiếp: HR Admin cần phải có cả kỹ năng giao tiếp bằng lời nói và cả văn bản.
-
Kỹ năng đa nhiệm: HR Admin sẽ phải xử lý rất nhiều công việc nên phải học cách đa nhiệm để đảm bảo hoàn thành tốt từng nhiệm vụ được giao.
3.4. Chuyên viên tuyển dụng nhân sự (Recruitment Specialist)
Chuyên viên tuyển dụng có vai trò chính là cầu nối giữa người lao động với doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng. Từ đó giúp doanh nghiệp tìm các ứng viên tiềm năng, phù hợp với vị trí còn thiếu.
Chuyên viên tuyển dụng nhân sự cần trang bị những kỹ năng cơ bản sau:
-
Kỹ năng giao tiếp, truyền đạt thông tin tốt.
-
Kỹ năng tổ chức, sắp xếp thời gian phù hợp từ khâu sàng lọc CV đến lịch phỏng vấn.
-
Kỹ năng xử lý dữ liệu tốt để sàng lọc ứng viên.
-
Kỹ năng đánh giá: Khi kết thúc buổi phỏng vấn, chuyên viên tuyển dụng nhân sự sẽ phối hợp với bộ phận liên quan đưa ra đánh giá ứng viên dựa trên các tiêu chí dễ đưa ra.
3.5. Chuyên viên đào tạo và phát triển (Training and Development Specialist)
Họ là người lên kế hoạch, xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình tập huấn, đào tạo, phát triển kỹ năng, kiến thức của nhân sự trong mỗi doanh nghiệp. Đồng thời, xây dựng các chiến lược tạo động lực, khích lệ nhân viên học hỏi, tạo điều kiện phát triển bản thân và nâng cao chuyên môn. Điều này không chỉ tạo sự gắn kết giữa công ty với nhân viên mà còn giúp giữ chân nhân tài và thu hút nhân tố tiềm năng mới.
3.6. Chuyên viên tiền lương và phúc lợi (Chuyên viên C&B – Compensations and Benefits Specialist)
Chịu trách nhiệm đảm bảo lợi ích, giám sát việc quản lý, bồi thường những dữ liệu về tiền lương và phúc lợi của nhân viên. Chuyên viên tiền lương và phúc lợi cần cập nhật liên tục các quy định hay luật mới về phúc lợi của người lao động.
-
Chuyên viên quản lý lương thưởng có nhiệm vụ quản lý cơ cấu trả lương của công ty, đảm bảo mức chi trả là cạnh tranh và hợp pháp.
-
Chuyên viên quản lý phúc lợi có nhiệm vụ đảm bảo các chương trình phúc lợi như bảo hiểm y tế, chính sách nghỉ phép, nghỉ hưu,... hợp pháp và cạnh tranh.
3.7. Trợ lý nhân sự (HR Assistant)
Nhiệm vụ của trợ lý nhân sự liên quan đến một loạt các hoạt động hỗ trợ bên trong bộ phận nhân sự của công ty, từ điều phối các cuộc họp đến bảo quản dữ liệu nhân viên và đăng các bài tuyển dụng. Vị trí này cũng sẽ là người liên lạc giữa bộ phận nhân sự và nhân viên, đảm bảo giao tiếp thông suốt và giải quyết nhanh chóng các yêu cầu và câu hỏi.
3.8. Nhân viên tuyển dụng nhân sự (HR Recruiter)
Nhiệm vụ chính là quản lý việc tuyển dụng theo quy trình đầy đủ của công ty, từ việc xác định các ứng viên tiềm năng đến phỏng vấn và đánh giá ứng viên. Vị trí này cần có kinh nghiệm với các hình thức phỏng vấn làm việc khác nhau, bao gồm sàng lọc qua điện thoại và phỏng vấn nhóm để có thể giúp công ty tuyển dụng nhân sự nhanh và hiệu quả hơn.
3.9. Headhunter
Còn có tên gọi khác là “Săn đầu người”, đây thường không phải là một vị trí cố định trong một công ty, các headhunter có thể làm việc tại nhiều công ty khác nhau cùng một lúc. Họ sẽ được các công ty thuê để tìm kiếm những ứng viên phù hợp cho các vị trí yêu cầu những kỹ năng đặc biệt và có trình độ cao.
4. Thu nhập của nhân viên ngành nhân sự
Mức lương của nhân viên ngành nhân sự sẽ phụ thuộc vào vị trí làm việc trong phòng nhân sự nên sẽ có sự chênh lệch nhất định. Dưới đây là bảng lương thu nhập của từng vị trí để các bạn nắm rõ:
Vị trí công việc | Mức lương (VND) |
Nhân viên tuyển dụng nhân sự (Sinh viên mới ra trường) | 5.000.000 - 7.000.000 |
Trợ lý hành chính nhân sự | 5.000.000 - 7.000.000 |
Trưởng nhóm hành chính nhân sự | 8.000.000 - 12.000.000 |
Quản lý hành chính nhân sự | 10.000.000 - 15.000.000 |
Phó phòng nhân sự | 15.000.000 - 30.000.000 |
Trưởng phòng nhân sự | 20.000.000 - 50.000.000 |
Giám đốc nhân sự | 30.000.000 - 100.000.000 |
Lưu ý: Đây chỉ là mức lương tham khảo trung bình của vị trí nhân viên hành chính nhân sự vì tuỳ vào sự biến động của thị trường và quy mô, tình hình kinh doanh của doanh nghiệp thì sẽ có mức lương khác nhau theo từng giai đoạn.
5. Kỹ năng cần có của nhân viên nhân sự
Để làm tốt công việc của mình và phấn đấu lên các vị trí cao hơn thì nhân viên hành chính nhân sự cần sở hữu các kỹ năng sau đây:
5.1. Kỹ năng giao tiếp và xử lý tình huống tốt
Kỹ năng giao tiếp tốt sẽ quyết định rất lớn đến sự thành công của bạn, vì không chỉ làm hài lòng nhân viên mà còn tránh bị lãnh đạo trách phạt. Ngoài ra, trong quá trình làm việc có thể phát sinh những tình huống khó khăn. Lúc này, bạn cần phải bình tĩnh xử lý ổn thoả để các nhân viên khác nể phục và được sếp quý trọng, đánh giá cao.
5.2. Kỹ năng nhận diện khách hàng tiềm năng
Nắm bắt được tâm lý người khác tốt sẽ giúp nhân viên nhân sự rất nhiều khi phỏng vấn ứng viên, nhận biết và đánh giá chính xác được tiềm năng bên trong của họ. Nếu có khả năng này thì bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc tiếp cận, chia sẻ và giữ chân nhân viên giỏi trong công ty.
5.3. Kỹ năng đàm phán và thuyết phục
Kỹ năng thuyết phục cũng nằm trong số những yêu cầu cần thiết khi tuyển dụng nhân viên nhân sự. Bởi kỹ năng thuyết phục người lao động và thuyết phục cả người sử dụng lao động trong quá trình hoá giải các mâu thuẫn nội tại hoặc trong quá trình thuyết phục cấp trên chấp thuận kế hoạch do mình đề xuất.
5.4. Kỹ năng giải quyết vấn đề
Để làm một nhân viên nhân sự thì trình độ chuyên môn không phải là yếu tố quyết định tất cả năng lực, mà còn nằm ở khả năng trong việc giải quyết vấn đề liên quan đến nhân sự hoặc giải quyết các mâu thuẫn giữa người lao động và doanh nghiệp mà không làm mất lòng họ.
Nhân viên nhân sự cần phải luôn giữ cho mình sự bình tĩnh trong công việc, không để tình cảm lấn át hay ảnh hưởng đến hiệu suất công việc được giao.
5.5. Kỹ năng quản trị mối quan hệ
Kỹ năng quản trị mối quan hệ cho phép bạn tạo ra những kết nối tốt với người khác. Điều này không chỉ giúp bạn có một cuộc sống xã hội phong phú hơn, mà còn tạo điều kiện thuận lợi để hợp tác, học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm với người khác.
5.6. Kỹ năng phối hợp làm việc
Bộ phận nhân sự cần phải có sự phối hợp, hỗ trợ từ nhiều các phòng ban khác nhau thì mới có thể hoàn thành tốt được nhiệm vụ công việc của mình. Để có được sự phối hợp tốt như vậy thì bạn cần phải hoà đồng với tất cả mọi người, đặc biệt là khả năng phối hợp trong công việc thật nhuần nhuyễn để có thể tiến hành công việc một cách thuận lợi nhất.
5.7. Khả năng thay đổi linh hoạt
Khả năng thay đổi linh hoạt giúp các nhà quản lý nhân sự giải quyết được tình hình khi doanh nghiệp gặp phải vấn đề. Ngoài việc trấn an tâm lý nhân viên và đảm bảo quyền lợi của họ, khả năng này còn có thể giải quyết những vấn đề phát sinh trong doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp sớm lấy lại sự ổn định.
Đây là một kỹ năng quan trọng đối với bất kỳ nhà lãnh đạo nào và kỹ năng thay đổi linh hoạt còn khẳng định sự ảnh hưởng của người quản lý trong công ty.
6. Yêu cầu của doanh nghiệp khi tuyển dụng nhân sự
Các tiêu chí về yêu cầu của doanh nghiệp khi tuyển dụng nhân sự:
6.1. Tiêu chí tuyển dụng đánh giá năng lực ứng viên
-
Kinh nghiệm làm việc: Đây là một trong các tiêu chí đánh giá tuyển dụng nhân viên hành chính nhân sự hàng đầu bởi những ứng viên có kinh nghiệm có thể bắt đầu công việc ngay khi nhân viên, tốn ít thời gian, và chi phí đào tạo hơn các ứng viên thiếu kinh nghiệm.
-
Khả năng thích ứng nhanh: Điều này không chỉ thể hiện ở môi trường, văn hoá doanh nghiệp, công việc mới mà còn thể hiện trong tình huống thị trường xảy ra biến động, doanh nghiệp phải chịu tác động từ các yếu tố như môi trường, bối cảnh kinh tế, đối thủ cạnh tranh,..
-
Kiến thức chuyên môn: Vị trí công việc nào cũng cần người có kỹ năng, kiến thức chuyên môn sâu về lĩnh vực đó.
-
Kỹ năng phục vụ công việc: Kỹ năng công việc của ứng viên cũng được nhà tuyển dụng đưa vào và rất coi trọng. Nhà tuyển dụng cần sàng lọc ứng viên từ vòng hồ sơ ứng tuyển, đánh giá họ qua cuộc phỏng vấn và đặc biệt là trong thời gian thử việc.
6.2. Tiêu chí tuyển dụng đánh giá thái độ của ứng viên
-
Sự tự tin: Những ứng viên có sự tự tin trong công việc thường là người chắc chắn, am hiểu về các kỹ năng, kiến thức mà họ có. Sự tự tin cũng cho thấy ứng viên là người dám thể hiện bản thân trong những hoàn cảnh phù hợp.
-
Biết lắng nghe: Ứng viên biết lắng nghe, tiếp thu ý kiến đều là những nhân tố mà doanh nghiệp nào cũng tìm kiếm và muốn giữ chân. Nếu biết cách lắng nghe và cải thiện bản thân sẽ giúp bạn đi xa và lâu hơn cùng doanh nghiệp.
-
Tinh thần học hỏi: Tinh thần sẵn sàng học hỏi, cầu tiến của ứng viên luôn là điều mà các nhà tuyển dụng coi trọng và tìm kiếm. Những người ham học hỏi chắc chắn có thể sẽ mang về những giá trị hoàn toàn mới cho doanh nghiệp.
-
Sự trung thực: Nhà tuyển dụng nhân sự có đánh giá đức tính trung thực của ứng viên qua một số biểu hiện như: Nói chuyện thống nhất, hành động trước sau như một. Khi quan sát, đặt câu hỏi để khai thác ứng viên.
6.3. Tiêu chí tuyển dụng và đánh giá ứng viên
-
Tố chất phù hợp với từng vị trí công việc: Ngoài năng lực, trình độ, thái độ thì các tố chất của ứng viên cũng là tiêu chí tuyển dụng quan trọng mà nhiều doanh nghiệp đặt ở mức độ ưu tiên.
-
Bằng cấp, chứng chỉ: Đối với những vị trí không yêu cầu kinh nghiệm thì bằng cấp hay chứng chỉ sẽ thể hiện thái độ cũng như năng lực học tập của ứng viên ở môi trường đại học. Với những vị trí đòi hỏi kinh nghiệm, thì ứng viên có nhiều chứng chỉ, bằng cấp liên quan sẽ thể hiện bạn là người ham học hỏi và chuẩn bị kỹ lưỡng cho vị trí nghề nghiệp mà bạn theo đuổi.
-
Ngoại ngữ: Ở một số vị trí nhất định, ngoại ngữ là yếu tố bắt buộc, bên cạnh đó vẫn có những vị trí không yêu cầu ngoại ngữ. Trong thời kỳ hội nhập, các doanh nghiệp đều đánh giá cao những ứng viên có ngoại ngữ có thể giao tiếp tốt đối với đối tác nước ngoài.
7. Top doanh nghiệp uy tín đang tìm kiếm nhân viên cho công ty
Dưới đây là danh sách các công ty tuyển dụng nhân sự, tuyển dụng chuyên viên nhân sự với nhiều vị trí có mức lương hấp dẫn hiện nay:
Tên công ty | Vị trí công việc tuyển dụng | Địa chỉ công ty |
Công ty Sconnect | - Chuyên viên tuyển dụng - Chuyên viên tuyển dụng - đào tạo | Số 12-14 đường Galaxy 6 khu nhà ở Ngân Hà Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội |
Công ty TNHH thu phí tự động VETC | Chuyên viên quản lý chi phí | Tasco building, số 2 Phạm Hùng, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội |
Công ty Cổ phần dịch vụ quản lý tài sản và đầu tư Asahi Japan | - Chuyên viên tuyển dụng mảng dịch vụ làm sạch - Chuyên viên tuyển dụng - Chuyên viên hành chính tổng hợp | Tầng 18, tòa Center Building 85 Vũ Trọng Phụng, Quận Thanh Xuân, Hà Nội |
Công ty Cổ phần Tasco | - Trưởng phòng nhân sự - Thực tập sinh nhân sự (Mảng C&B) - Chuyên viên tuyển dụng | Tòa nhà TASCO, Phạm Hùng, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội |
Công ty TNHH truyền thông Media Power | Hành chính nhân sự tiếng Trung | - Hà Nội: 12 Kim Mã, 193C1 Bà Triệu, Quận Hai Bà Trưng - Bắc Ninh: 169 Hoàng Hoa Thám, Thành phố Bắc Ninh |
Công ty Cổ phần chứng khoán Phú Hưng | - Phó phòng đào tạo (có kinh nghiệm chứng khoán) - Giám sát tuyển dụng | Tầng 21, Phú Mỹ Hưng Tower, 08 Hoàng Văn Thái, Phường Tân Phú, Quận 7, TPHCM |
Công ty Cổ phần tập đoàn VNGroup | Lễ tân hành chính | 44 Tràng Tiền, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội |
Công ty Cổ phần hạ tầng viễn thông CMC Telecom | - Chuyên viên nghiệp vụ - Chuyên viên kiểm soát tuân thủ - Trưởng nhóm phát triển văn hoá | Số 11, Duy Tân, Tòa nhà CMC, Quận Cầu Giấy, Hà Nội |
Sonatgame Studio | - Chuyên viên đào tạo (L&D) - Nhân viên đào tạo (L&D Fresher) | 265 Cầu Giấy, Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Hà Nội |
Công ty Cổ phần tập đoàn Nexttech | - Thực tập sinh - Hành chính nhân sự - Chuyên viên C&B - Talent Acquisition | Tòa VTC Online 18 Tam Trinh, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội |
Công ty TNHH Thương mại KATA Việt Nam | - Thực tập sinh tuyển dụng - Nhân viên đào tạo | G5 Fivestar số 2 Kim Giang, Quận Thanh Xuân, Hà Nội |
Freetalk English | - Chuyên viên tư vấn tuyển sinh mảng giáo dục - Chuyên viên tuyển dụng | Tầng 9, Số 381 Đội Cấn, Quận Ba Đình, Hà Nội |
Công ty Cổ phần đầu tư công nghệ F99 | - Chuyên viên nhân sự C&B - Thực tập sinh tuyển dụng - Thực tập sinh truyền thông tuyển dụng | Tầng 2, Tòa B CC Việt Đức Complex, số 39 Lê Văn Lương, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội |