Giao dịch viên ngân hàng là gì? Lương của giao dịch viên ngân hàng​

Đóng góp bởi:   CEO Tony Vũ
Thứ Bảy, 30/03/2024 10:13:00 +07:00
Giao dịch viên ngân hàng là gì? Lương của giao dịch viên ngân hàng bao nhiêu là câu hỏi được rất nhiều bạn trẻ quan tâm, mô tả công việc của giao dịch viên ngân hàng

Giao dịch viên ngân hàng là gì? Lương của giao dịch viên ngân hàng bao nhiêu là câu hỏi được rất nhiều bạn trẻ quan tâm. Giao dịch viên ngân hàng là những người làm việc trực tiếp tại quầy ngân hàng, trực tiếp giải đáp các thắc mắc và hỗ trợ khách hàng thực hiện các giao dịch khi có nhu cầu.

1. Giao dịch viên ngân hàng là gì?

Giao dịch viên ngân hàng là gì? Giao dịch viên ngân hàng được gọi là Bank teller hoặc Bank clerk. Họ là nhân viên làm việc tại quầy giao dịch của các chi nhánh, phòng giao dịch hay các điểm giao dịch của một ngân hàng.

Giao dịch viên được xem là bộ mặt đại diện cho ngân hàng, đây là những người sẽ tiếp xúc với khách hàng đầu tiên khi có các vấn đề liên quan đến tài chính. Có thể nói giao dịch viên là một vị trí quan trọng trong hệ thống ngân hàng là công việc năng động và có nhiều cơ hội phát triển.

Giao dịch viên ngân hàng là gì? Bạn có thể hiểu đơn giản họ là những người làm việc ở quầy giao dịch của ngân hàng
Giao dịch viên ngân hàng là gì? Bạn có thể hiểu đơn giản họ là những người làm việc ở quầy giao dịch của ngân hàng

2. Mô tả công việc của giao dịch viên ngân hàng

Để hiểu thêm về giao dịch viên ngân hàng là gì? bạn có thể tìm hiểu công việc của một giao dịch viên ngân hàng cụ thể như sau:

2.1.Tiếp nhận và hỗ trợ khách hàng

Giao dịch viên là những người trực tiếp đón tiếp khách hàng. Họ có nhiệm vụ chào đón và giới thiệu bản thân với khách hàng, sau đó lắng nghe và xác định nhu cầu của khách hàng.

Giải đáp thắc mắc và cung cấp thông tin về các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng. Hỗ trợ khách hàng thực hiện các giao dịch tại quầy như gửi tiền, rút tiền, chuyển tiền, thanh toán hóa đơn, mở tài khoản... Giải quyết các khiếu nại của khách hàng một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả.

2.2. Xử lý các giao dịch cho khách hàng

Giao dịch viên ngân hàng là gì? Họ là những người thực hiện các giao dịch theo đúng quy trình của ngân hàng, kiểm tra và xử lý các hồ sơ giao dịch, cập nhật thông tin giao dịch vào hệ thống.

Quá trình xử lý giao dịch giúp ngân hàng thu thập thông tin về nhu cầu của khách hàng. Dữ liệu này được sử dụng để phát triển sản phẩm và dịch vụ mới, từ đó nâng cao chất lượng dịch vụ và thu hút khách hàng mới. Ngoài ra, giao dịch viên ngân hàng cần báo cáo tình hình hoạt động của quầy giao dịch cho cấp trên.

Một trong những công việc của giao dịch viên là xử lý các giao dịch cho khách
Một trong những công việc của giao dịch viên là xử lý các giao dịch cho khách

2.3. Hạch toán kế toán

Bên cạnh công việc xử lý các giao dịch. Nhân viên giao dịch viên còn đảm nhận các nhiệm vụ liên quan đến hạch toán ví dụ như: hạch toán các giấy tờ chứng từ, thực hiện hạch toán theo yêu cầu, báo cáo tài chính, phân loại giao dịch tài chính.

Ngoài ra, họ cần theo dõi và kiểm soát lượng tiền mặt tại quầy, đối soát giao dịch, đảm bảo số tiền mặt thu chi trùng khớp. Việc hạch toán sẽ giúp theo dõi, quản lý các hoạt động kinh tế của ngân hàng. Đảm bảo tính minh bạch cũng như tuân thủ các quy định pháp luật.

2.4. Giới thiệu sản phẩm và dịch vụ chăm sóc khách hàng

Giao dịch viên cần thông báo cho khách về các dịch vụ/sản phẩm, chương trình khuyến mãi mà ngân hàng đưa ra. Từ đó tìm hiểu nhu cầu của khách hàng để tư vấn sản phẩm, dịch vụ phù hợp. Giải đáp thắc mắc của khách hàng về các sản phẩm, dịch vụ.

Ngoài ra, giao dịch viên ngân hàng còn có nhiệm vụ hỗ trợ chăm sóc khách hàng, truyền tải tiêu chuẩn về dịch vụ đúng theo tiêu chuẩn và quy định khác của ngân hàng. Ngoài ra họ cũng cần có thái độ tận tâm, nhiệt tình với khách hàng cũng như hướng khách hàng đến các sản phẩm khác.

2.5. Đảm bảo an toàn và hiệu quả

Giao dịch viên được đào tạo bài bản về các quy trình và thủ tục xử lý giao dịch, đảm bảo an toàn và hiệu quả. Họ cũng có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của các giao dịch, ngăn chặn gian lận và rửa tiền.

Ngoài ra giao dịch viên ngân hàng cần có trách nhiệm tuân thủ các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động thanh toán. Xử lý giao dịch theo đúng quy định giúp ngân hàng tránh được các rủi ro pháp lý.

Giao dịch viên được đào tạo bài bản về các quy trình và thủ tục xử lý giao dịch, đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Giao dịch viên được đào tạo bài bản về các quy trình và thủ tục xử lý giao dịch, đảm bảo an toàn và hiệu quả.

3. Lương của giao dịch viên ngân hàng

Ngoài câu hỏi giao dịch viên ngân hàng là gì? Mức lương của giao dịch viên ngân hàng cũng được rất nhiều người quan tâm. Tuy nhiên mức lương của ngành này cao hay thấp còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Kinh nghiệm làm việc, năng lực, trình độ học vấn...

Theo khảo sát, mức lương giao dịch viên ngân hàng tại Việt Nam dao động từ 5 triệu đến 15 triệu đồng/tháng. Bạn có thể tham khảo mức lương giao dịch viên ngân hàng theo kinh nghiệm việc làm như sau:

Kinh nghiệm

Mức lương

Dưới 1 năm

5 - 7 triệu đồng/tháng

1-3 năm

7 - 10 triệu đồng/tháng

3-5 năm

10 - 15 triệu đồng/tháng

Trên 5 năm

15 - 20 triệu đồng/tháng

Lưu ý: Mức lương trên chỉ mang tính chất tham khảo. Tùy vào từng ngân hàng mà mức lương có thể có sự chênh lệch. Ngoài lương cơ bản, giao dịch viên ngân hàng còn được hưởng các chế độ phúc lợi khác như: bảo hiểm, phụ cấp, thưởng hiệu quả công việc....

4. Cơ hội và thách thức của nghề giao dịch viên ngân hàng

Ngoài tìm lời giải cho câu hỏi giao dịch viên ngân hàng là gì? Việc tìm hiểu về cơ hội và thách thức của nghề giao dịch viên sẽ giúp bạn có định hướng phát triển nghề nghiệp rõ ràng hơn. Bạn có thể xác định những mục tiêu cụ thể cho bản thân và lên kế hoạch để đạt được những mục tiêu đó.

4.1. Cơ hội của nghề giao dịch viên ngân hàng

Nhu cầu tuyển dụng cao: Ngân hàng luôn cần tuyển dụng giao dịch viên để đáp ứng nhu cầu giao dịch của khách hàng.

Môi trường làm việc trẻ trung và năng động: Giao dịch viên thưởng là những người trẻ, Chính vì vậy họ sẽ tạo nên môi trường làm việc năng động, đầy sức sống.

Mức lương và chế độ đãi ngộ tốt: Lương giao dịch viên ngân hàng khá cao so với mặt bằng chung, dao động từ 8,5 triệu đến 30 triệu đồng/tháng, cùng với các chế độ đãi ngộ tốt như bảo hiểm, thưởng...

Rèn luyện thêm các kỹ năng mềm: Giao dịch viên được rèn luyện các kỹ năng mềm như giao tiếp, ứng xử, giải quyết vấn đề, thuyết phục... Đây đều là những kỹ năng cần thiết để bạn có thể phát triển lên những vị trí cao hơn.

Cơ hội thăng tiến: Giao dịch viên có thể thăng tiến lên các vị trí như chuyên viên kinh doanh, quản lý quầy giao dịch, giám đốc chi nhánh.

Ngân hàng luôn cần tuyển dụng giao dịch viên để đáp ứng nhu cầu giao dịch của khách hàng.
Ngân hàng luôn cần tuyển dụng giao dịch viên để đáp ứng nhu cầu giao dịch của khách hàng.

4.2. Thách thức của nghề giao dịch viên ngân hàng

Áp lực công việc cao: Giao dịch viên phải tiếp xúc với nhiều khách hàng, giải quyết nhiều yêu cầu khác nhau. Không chỉ vậy họ còn phải hoàn thành công việc của mình trong 1 thời gian ngắn. Chính vì vậy họ cần tập trung cao độ để xử lý công việc một cách nhanh chóng.

Áp lực về trách nhiệm: Giao dịch viên chịu trách nhiệm cho các giao dịch tài chính, tiền tệ, nếu xảy ra sai sót sẽ phải đền bù thiệt hại.

Áp lực về chỉ tiêu và KPI: Ngân hàng thường đặt ra các chỉ tiêu về huy động vốn, bán sản phẩm... tạo áp lực cho giao dịch viên trong việc hoàn thành.

Giờ làm việc linh hoạt: Bạn có thể sẽ phải làm thêm việc ngoài giờ, thậm chí vào các ngày lễ, tết.

Rủi ro nghề nghiệp: Giao dịch viên có thể gặp rủi ro như bị lừa đảo, bị tấn công.

Cạnh tranh cao: Ngành ngân hàng có nhiều nhân viên, do đó, giao dịch viên cần phải có năng lực để cạnh tranh và giữ vững vị trí của mình.

Tuy nghề giao dịch viên ngân hàng có nhiều cơ hội phát triển bản thân và mức lương hấp dẫn, nhưng nó cũng đòi hỏi nhiều kỹ năng và khả năng chịu áp lực cao. Do đó, bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi lựa chọn theo đuổi con đường này.

Giao dịch viên chịu trách nhiệm cho các giao dịch tài chính, tiền tệ, nếu xảy ra sai sót sẽ phải đền bù thiệt hại
Giao dịch viên chịu trách nhiệm cho các giao dịch tài chính, tiền tệ, nếu xảy ra sai sót sẽ phải đền bù thiệt hại

5. Yêu cầu đối với nghề giao dịch viên

Nghề giao dịch viên ngân hàng là vị trí có vai trò quan trọng trong việc tiếp xúc và phục vụ khách hàng. Vì vậy, việc tuyển dụng cho vị trí này thường có những yêu cầu nhất định để đảm bảo chất lượng dịch vụ và uy tín của ngân hàng. Vì vậy đối với vị trí này cần có một số yêu cầu sau:

5.1. Kỹ năng

Để có thể làm tốt vị trí này bạn cần trang bị cho bản thân 1 số kỹ năng như:

Kỹ năng giao tiếp: Giao dịch viên cần có khả năng giao tiếp tốt, để truyền đạt thông tin rõ ràng, dễ hiểu, đồng thời lắng nghe và thấu hiểu nhu cầu của khách hàng.

Kỹ năng giải quyết vấn đề: Giao dịch viên cần có khả năng giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình giao dịch, ví dụ như khi khách hàng gặp khó khăn trong việc thực hiện giao dịch hoặc khi có tranh chấp xảy ra.

Kỹ năng bán hàng: Giao dịch viên cần có khả năng giới thiệu sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng đến khách hàng, thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm và dịch vụ.

Kỹ năng tin học văn phòng: Giao dịch viên cần có khả năng sử dụng thành thạo các phần mềm tin học văn phòng như Word, Excel, PowerPoint.

Kỹ năng làm việc nhóm: Giao dịch viên cần có khả năng phối hợp và làm việc hiệu quả với các đồng nghiệp.

Giao dịch viên cần có khả năng giao tiếp tốt, để truyền đạt thông tin rõ ràng, dễ hiểu
Giao dịch viên cần có khả năng giao tiếp tốt, để truyền đạt thông tin rõ ràng, dễ hiểu

5.2. Kiến thức chuyên môn

Kiến thức về nghiệp vụ ngân hàng: Giao dịch viên cần có kiến thức về các nghiệp vụ ngân hàng như huy động vốn, cho vay, thanh toán, ngoại hối...

Kiến thức về luật giao dịch: Giao dịch viên cần có kiến thức về luật giao dịch, ví dụ như luật Hợp đồng, luật Dân sự...

Kiến thức về sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng: Giao dịch viên cần có kiến thức về các sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng để có thể tư vấn cho khách hàng.

5.3. Ngoại hình, giọng nói

Ngoại hình: Giao dịch viên cần có ngoại hình ưa nhìn, lịch sự, gọn gàng.

Giọng nói: Giao dịch viên cần có giọng nói rõ ràng, dễ nghe.

Ngoài ra, giao dịch viên cũng cần có tính trung thực, cẩn thận để đảm bảo an toàn cho tài sản của ngân hàng và khách hàng. Giao dịch viên cần phải chăm chỉ, trách nhiệm trong công việc. Họ cũng cần phải có thái độ phục vụ tốt, nhiệt tình, chu đáo đối với khách hàng.

Giao dịch viên cần có giọng nói rõ ràng, dễ nghe
Giao dịch viên cần có giọng nói rõ ràng, dễ nghe

6. Kiến thức cần có của giao dịch viên ngân hàng

Ngân hàng cung cấp rất nhiều dịch vụ đa dạng như” tiền gửi, thẻ ngân hàng, bảo hiểm... chính vì thế giao dịch viên cần có đủ kiến thức để tư vấn 1 cách chính xác và phù hợp với nhu cầu của khách hàng.

Kiến thức về nghiệp vụ ngân hàng như:

  • Kiến thức về các sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng: Bao gồm các loại tài khoản, thẻ ngân hàng, dịch vụ chuyển tiền, thanh toán, cho vay, bảo lãnh... Bạn có thể tìm hiểu kiến thức này qua các tài liệu nghiệp vụ giao dịch viên ngân hàng.

  • Kiến thức về quy trình nghiệp vụ: Bao gồm quy trình mở tài khoản, thủ tục cho vay, quy trình thanh toán quốc tế...

  • Kiến thức về luật pháp liên quan: Bao gồm luật Hợp đồng, luật Dân sự, luật Ngân hàng....

  • Kiến thức về tin học văn phòng: Sử dụng thành thạo các phần mềm văn phòng: Word, Excel, PowerPoint, Outlook.

  • Có khả năng sử dụng các phần mềm chuyên dụng của ngân hàng: Hệ thống core banking, hệ thống quản lý khách hàng (CRM), v.v.

  • Kiến thức về ngoại ngữ: Có khả năng giao tiếp cơ bản bằng tiếng Anh nghe, nói, đọc, viết. Khả năng sử dụng tiếng Anh trong công việc: Tra cứu tài liệu, viết báo cáo, giao tiếp với khách hàng quốc tế.

  • Kiến thức về văn hóa doanh nghiệp: Hiểu rõ về văn hóa, giá trị cốt lõi và tầm nhìn của ngân hàng. Có tác phong chuyên nghiệp, lịch sự, phù hợp với môi trường làm việc ngân hàng.

Ngoài ra, giao dịch viên ngân hàng cần có những phẩm chất sau:

  • Trung thực, cẩn thận, trách nhiệm.

  • Có tinh thần học hỏi, ham học hỏi.

  • Có khả năng chịu áp lực cao.

  • Có thái độ phục vụ tốt, nhiệt tình, chu đáo.

Kiến thức và kỹ năng là yếu tố quan trọng giúp giao dịch viên ngân hàng hoàn thành tốt công việc. Giao dịch viên cần không ngừng trau dồi kiến thức và kỹ năng để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công việc.

Giao Dịch Viên cần có kiến thức về các sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng
Giao Dịch Viên cần có kiến thức về các sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng

7. Câu hỏi phỏng vấn giao dịch viên ngân hàng thường gặp

Câu hỏi phỏng vấn giao dịch viên ngân hàng gồm các phần như: Giới thiệu bản thân, tại sao bạn muốn ứng tuyển vị trí này, kinh nghiệm bạn có thể gặp thêm 1 số câu hỏi như:

Bạn có kinh nghiệm gì về lĩnh vực ngân hàng?

Với câu hỏi này bạn có thể nêu sơ lược về kinh nghiệm của bạn, bao gồm vị trí, thời gian làm việc, và ngân hàng bạn đã từng làm. Chia sẻ những thành tích nổi bật trong quá trình làm việc. Nêu những kỹ năng và kiến thức bạn đã học hỏi được. Nhấn mạnh những điểm mạnh và kinh nghiệm relevant nhất với vị trí bạn đang ứng tuyển.

Bạn sẽ làm gì khi gặp khách hàng khó tính?

Bạn có thể trả lời câu hỏi này như sau: dành thời gian lắng nghe khách hàng để cho khách hàng thấy bạn đang quan tâm và cố gắng giải quyết vấn đề họ đang gặp. Hỏi những câu hỏi cụ thể để thu thập thông tin cần thiết. Sau khi xác định vấn đề, thì đề xuất giải pháp phù hợp.

Bạn xử lý thế nào khi gặp lỗi trong quá trình giao dịch?

Giữ thái độ lịch sự và chuyên nghiệp trong suốt quá trình xử lý lỗi. Không đổ lỗi cho khách hàng hoặc các bộ phận khác. Tìm kiếm giải pháp phù hợp để khắc phục lỗi. Tham khảo ý kiến của đồng nghiệp hoặc cấp trên nếu cần thiết. Cuối cùng là giải thích rõ ràng giải pháp cho khách hàng và xin lỗi vì sự bất tiện.

Bạn có thể làm việc ngoài giờ và ngày lễ không?

Bạn có thể trả lời câu hỏi này như sau: “Có, tôi có thể làm việc ngoài giờ và ngày lễ nếu cần thiết. Tôi hiểu rằng công việc ngân hàng có thể yêu cầu làm việc ngoài giờ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng."

Bạn nên luyện tập một số câu hỏi khi đi phỏng vấn vị trí giao dịch viên
Bạn nên luyện tập một số câu hỏi khi đi phỏng vấn vị trí giao dịch viên

8. Cơ hội thăng tiến nghề giao dịch viên

Ngoài câu hỏi giao dịch viên ngân hàng là gì? rất nhiều người cũng quan tâm đến cơ hội thăng tiến trong nghề giao dịch viên. Giao dịch viên không chỉ có mức lương và chế độ đãi ngộ tốt mà nghề này còn có cơ hội thăng tiến cao như:

Chuyên viên kinh doanh: Chuyên viên kinh doanh chịu trách nhiệm tiếp xúc và tư vấn sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng tiềm năng.

Quản lý quầy giao dịch: Quản lý quầy giao dịch chịu trách nhiệm giám sát hoạt động của quầy giao dịch, đảm bảo chất lượng dịch vụ và tuân thủ quy định của ngân hàng.

Chuyên viên tín dụng: Chuyên viên tín dụng chịu trách nhiệm thẩm định và đánh giá hồ sơ vay vốn của khách hàng.

Giám đốc chi nhánh: Giám đốc chi nhánh chịu trách nhiệm quản lý chi nhánh, bao gồm hoạt động kinh doanh, dịch vụ khách hàng, nhân sự...

9. Tài liệu nghiệp vụ giao dịch viên ngân hàng

Để có thể làm nhân viên giao dịch viên ngân hàng giỏi bạn cần tham khảo các tài liệu nghiệp vụ giao dịch viên ngân hàng. Một số tài liệu hữu ích bạn có thể tham khảo gồm:

9.1. Tài liệu do ngân hàng cung cấp

Sổ tay nghiệp vụ: Bao gồm các quy trình, quy định, hướng dẫn nghiệp vụ liên quan đến công việc của giao dịch viên.

Hệ thống đào tạo trực tuyến: Cung cấp các khóa học trực tuyến về nghiệp vụ ngân hàng, sản phẩm, dịch vụ.

Cẩm nang sản phẩm, dịch vụ: Giới thiệu chi tiết về các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng.

Bản tin nội bộ: Cập nhật thông tin về hoạt động của ngân hàng, chính sách mới...

9.2. Tài liệu tham khảo bên ngoài

Sách về nghiệp vụ ngân hàng: Có thể tìm mua tại các nhà sách hoặc thư viện.

Website của các ngân hàng: Cung cấp thông tin về sản phẩm, dịch vụ, quy định nghiệp vụ.

Website của các tổ chức tài chính quốc tế: Cập nhật thông tin về các xu hướng mới trong ngành ngân hàng.

Khóa học nghiệp vụ ngân hàng: Tham gia các khóa học do các trung tâm đào tạo uy tín tổ chức.

Ngoài ra, giao dịch viên ngân hàng cần thường xuyên cập nhật thông tin về các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động ngân hàng như:

Luật Ngân hàng: Quy định về hoạt động của các tổ chức tín dụng.

Luật Hợp đồng: Quy định về các hợp đồng vay vốn, bảo lãnh...

Luật Dân sự: Quy định về các giao dịch dân sự.

Việc trau dồi kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ là rất quan trọng để giao dịch viên ngân hàng hoàn thành tốt công việc. Giao dịch viên cần không ngừng học hỏi và cập nhật kiến thức mới để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công việc.

Giao Dịch viên nên tìm hiểu các tài liệu liên quan tới giới thiệu chi tiết về các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng
Giao Dịch viên nên tìm hiểu các tài liệu liên quan tới giới thiệu chi tiết về các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng

10. Việc làm giao dịch viên ngân hàng

Nếu bạn đang có nhu cầu tìm việc làm giao dịch viên ngành ngân hàng có thể tham khảo một số vị trí sau:

Công ty tuyển dụng

Vị trí tuyển dụng

Ngân Hàng Bảo Việt

- Giao Dịch Viên Tại Hà Nội

- Giao Dịch Viên Tại Gia Lai

- Giao Dịch Viên Tại Bắc Ninh

Ngân hàng TMCP Hàng Hải

Giao dịch viên tại Uông Bí

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á

- Giao Dịch Viên tại Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bình Dương, Huế, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Bình Định...

- Trưởng Nhóm Giao Dịch Viên tại Quảng Ninh, Hà Nội.

Ngân Hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng

- Giao Dịch Viên tại Hà Nam, Phú Thọ, Bến Tre, Bắc Ninh, Hải Dương

- Thực Tập Sinh Giao Dịch Viên - TA134 tại Hà Nội

Woori Bank Vietnam

Giao Dịch Viên (Teller) tại Hà Nội

Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn - Hà Nội

Giao Dịch Viên Tiếng Trung

Ngân Hàng Tmcp Việt Á

Giao Dịch Viên làm việc tại Hải Phòng

Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh

Giao Dịch Viên tại Hồ Chí Minh

Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn - Hà Nội

Giao Dịch Viên - Chi Nhánh Kinh Bắc

Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam Thương Tín

Giao Dịch Viên tại Hà Nội

Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Kiên Long

Giao Dịch Viên tại Hà Nội

Ngân hàng Á Châu - ACB

Giao Dịch Viên tại Hà Nội

Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Thịnh Vượng Và Phát Triển – PGBank

Giao Dịch Viên tại Hà Nội

Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Kỹ Thương Việt Nam

Giao Dịch Viên tại Hà Nội

Ngân Hàng Tmcp Đại Chúng Việt Nam

Giao Dịch Viên tại Hà Nội

Ngân Hàng TMCP An Bình

Giao Dịch Viên tại Hà Nội

Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM

Giao Dịch Viên tại Hà Nội

Ngân Hàng Thương mại cổ phần Bắc Á

Giao Dịch Viên tại Hà Nội

Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Bảo Việt

Giao Dịch Viên tại Hà Nội

11. Mẫu CV giao dịch viên ngân hàng

Ngành ngân hàng là một ngành cạnh tranh rất lớn, việc chuẩn bị cho mình một CV xin việc tốt sẽ giúp bạn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng hơn các ứng viên khác.

11.1. Mẫu CV giao dịch viên ngân hàng tiêu chuẩn

Đây là mẫu CV ngân hàng phù hợp cho những người muốn ứng tuyển vào vị trí giao dịch viên ngân hàng trong một môi trường chuyên nghiệp. Mẫu CV này tuy đơn giản nhưng lại rất dễ hiểu. Tập trung vào kỹ năng và kinh nghiệm liên quan đến ngành ngân hàng.

CV ứng tuyển vào vị trí giao dịch viên ngân hàng trong một môi trường chuyên nghiệp
CV ứng tuyển vào vị trí giao dịch viên ngân hàng trong một môi trường chuyên nghiệp

11.2. Mẫu CV giao dịch viên ngành ngân hàng tiếng Anh

CV này rất phù hợp cho những người muốn nộp đơn ứng tuyển vào vị trí giao dịch viên ngân hàng trong một môi trường quốc tế hoặc có yêu cầu sử dụng tiếng Anh. Nó giúp ứng viên chứng minh khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh và thể hiện sự chuyên nghiệp và sẵn sàng làm việc trong môi trường quốc tế.

Cv ứng tuyển vào vị trí giao dịch viên ngân hàng trong một môi trường quốc tế
Cv ứng tuyển vào vị trí giao dịch viên ngân hàng trong một môi trường quốc tế

11.3. Mẫu CV giao dịch viên ngân hàng chưa có kinh nghiệm

Đây sẽ là mẫu CV phù hợp cho sinh viên mới tốt nghiệp hoặc những người mới bắt đầu sự nghiệp trong ngành ngân hàng. Mẫu CV này sẽ mang đến những lợi ích như: Giúp tập trung vào học vấn và kỹ năng có thể phát triển trong tương lai, thể hiện sự sẵn lòng học hỏi và thích nghi.

Gợi ý mẫu CV giao dịch viên ngân hàng chưa có kinh nghiệm
Gợi ý mẫu CV giao dịch viên ngân hàng chưa có kinh nghiệm

11.4. CV giao dịch viên ngân hàng đã có kinh nghiệm

Mẫu CV này sẽ phù hợp cho những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng muốn tiếp tục sự nghiệp hoặc chuyển đổi sang một vị trí mới. CV này sẽ mang lại một số lợi ích như: Thể hiện kinh nghiệm và thành tựu trong công việc trước đó, chứng minh khả năng giải quyết vấn đề và làm việc hiệu quả dưới áp lực.

CV xin việc tốt sẽ giúp bạn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng hơn các ứng viên khác
CV xin việc tốt sẽ giúp bạn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng hơn các ứng viên khác

Xem thêm:

Giao dịch viên đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển ngân hàng. Nếu bạn đã hiểu hơn về giao dịch viên ngân hàng là gì? hiểu về cơ hội phát triển mức lương... Nếu bạn muốn tìm việc làm trong ngành này có thể tham khảo các công việc tại Job3s.vn.

Danh sách việc làm, tuyển dụng các tỉnh thành
Việc làm Hưng Yên Việc làm An Giang
Việc làm Khánh Hòa Việc làm Bà Rịa – Vũng Tàu
Việc làm Kiên Giang Việc làm Bắc Giang
Việc làm Kon Tum Việc làm Bạc Liêu
Việc làm Lai Châu Việc làm Bắc Ninh
Việc làm Lâm Đồng Việc làm Bắc Kạn
Việc làm Lạng Sơn Việc làm Bến Tre
Việc làm Lào Cai Việc làm Bình Định
Việc làm Long An Việc làm Bình Dương
Việc làm Nam Định Việc làm Bình Phước
Việc làm Nghệ An Việc làm Bình Thuận
Việc làm Ninh Bình Việc làm Cà Mau
Việc làm Ninh Thuận Việc làm Cần Thơ
Việc làm Phú Thọ Việc làm Cao Bằng
Việc làm Phú Yên Việc làm Đà Nẵng
Việc làm Quảng Bình Việc làm Đắk Lắk
Việc làm Quảng Nam Việc làm Đắk Nông
Việc làm Quảng Ngãi Việc làm Điện Biên
Việc làm Quảng Ninh Việc làm Đồng Nai
Việc làm Quảng Trị Việc làm Đồng Tháp
Việc làm Sóc Trăng Việc làm Gia Lai
Việc làm Sơn La Việc làm Hà Giang
Việc làm Tây Ninh Việc làm Hà Nam
Việc làm Thái Bình Việc làm Hà Nội
Việc làm Thái Nguyên Việc làm Hà Tĩnh
Việc làm Thanh Hóa Việc làm Hải Dương
Việc làm Thừa Thiên Huế Việc làm Hải Phòng
Việc làm Tiền Giang Việc làm Hậu Giang
Việc làm TP Hồ Chí Minh Việc làm Hòa Bình
Việc làm Trà Vinh Việc làm Vĩnh Long
Việc làm Tuyên Quang Việc làm Vĩnh Phúc
Việc làm Yên Bái
Các ngành nghề phổ biến
Báo chí - Truyền hình Môi trường - Xử lý chất thải
Bảo hiểm Mỹ phẩm - Thời trang - Trang sức
Bảo vệ Ngân hàng
Biên - Phiên dịch Nghệ thuật - Điện ảnh
Bưu chính viễn thông Nhân sự
Chăm sóc khách hàng Nhân viên kinh doanh
Cơ khí - Chế tạo Nhập liệu
Kế toán - Kiểm toán Nông - Lâm - Ngư - Nghiệp
Khách sạn - Nhà hàng Ô tô - Xe máy
Công chức - Viên chức Phát triển thị trường
Dầu khí - Địa chất Phục vụ - Tạp vụ - Giúp việc
Dệt may - Da giày Quan hệ đối ngoại
Dịch vụ Quản lý điều hành
Du lịch Quản trị kinh doanh
Freelancer Sinh viên làm thêm
Giáo dục - Đào tạo Sinh viên mới tốt nghiệp
Giao thông vận tải Thẩm định - Quản lý chất lượng
Hành chính - Văn phòng Thể dục - Thể thao
Hóa học - Sinh học Thiết kế - Mỹ thuật
In ấn - Xuất bản Thiết kế web
IT Phần cứng - mạng Thư ký - Trợ lý
IT phần mềm Thực phẩm - Đồ uống
KD Bất Động Sản Thương mại điện tử
Khu công nghiệp Tư vấn
Kiến Trúc - TK Nội Thất Vận hành sản xuất
Kỹ thuật Vận tải - Lái xe
Kỹ thuật ứng dụng Vật tư - Thiết bị
Làm bán thời gian Việc làm bán hàng
Làm đẹp - Spa Việc làm thêm tại nhà
Lao động phổ thông Xây dựng
Luật - Pháp lý Xuất - Nhập khẩu
Marketing - PR Y tế - Dược
Điện - Điện tử
Bài viết liên quan
Mô tả chi tiết công việc của giám đốc nhân sự vị trí quan trọng nhất nhì trong công ty

Mô tả chi tiết công việc của giám đốc nhân sự vị trí quan trọng nhất nhì trong công ty

Công việc của giám đốc nhân sự là gì? Điều tiên quyết để một doanh nghiệp thành công và vươn xa đó chính là yếu tố con người. Để quản lý tốt nhân lực, doanh nghiệp cần phải có một người giám đốc nhân sự giỏi, nhiều kinh nghiệm và tâm lý. Trong bài chia sẻ này, job3s sẽ mô tả chi tiết về vị trí giám đốc nhân sự. Nếu bạn thấy mình có khả năng và phù hợp với vị trí này thì hãy ứng tuyển ngay.
Xem thêm »
Giải mã thắc mắc: Ngành quản trị nhân lực học trường nào?

Giải mã thắc mắc: Ngành quản trị nhân lực học trường nào?

Ngành quản trị nhân lực học trường nào là mối quan tâm hàng đầu của các bạn học sinh, sinh viên hiện nay. Việc chọn ngôi trường có chương trình đào tạo hay, phù hợp với khả năng, định hướng của bản thân sẽ giúp bạn yên tâm để theo học suốt 4 năm cũng như tự hào khi cầm bằng cấp trên tay. Top 7 ngôi trường đào tạo chuyên ngành quản trị nhân lực dưới đây sẽ giúp bạn có sự lựa chọn dễ dàng hơn.
Xem thêm »
Người lao động là gì? Hãy nắm rõ nội dung về quyền của người lao động

Người lao động là gì? Hãy nắm rõ nội dung về quyền của người lao động

Người lao động là gì và quyền của người lao động như thế nào? Hiện nay, rất nhiều người lao động không nắm được quyền lợi, cũng như các nghĩa vụ cần thực hiện. Người lao động cần hiểu rõ các nội dung này để bảo vệ quyền lợi của mình.
Xem thêm »
Để trở thành tư vấn viên nhất định phải nắm được những điều này

Để trở thành tư vấn viên nhất định phải nắm được những điều này

Muốn trở thành một tư vấn viên chuyên nghiệp bạn cần trau dồi nhiều kiến thức chuyên môn, kỹ năng thuyết phục khách hàng và một ngoại hình thu hút. Đồng thời, bạn cần xác định rõ lĩnh vực bạn muốn tư vấn để có những kế hoạch cho sự phát triển sự nghiệp trong tương lai. Những thông tin chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát về nghề tư vấn.
Xem thêm »
Khái niệm Infographic là gì? Bí quyết để thiết kế Infographic chuyên nghiệp

Khái niệm Infographic là gì? Bí quyết để thiết kế Infographic chuyên nghiệp

Infographic là thuật ngữ được dùng phổ biến trong thiết kế ấn phẩm đồ họa. Việc hiểu rõ khái niệm Infographic là gì đóng vai trò rất quan trọng, nhất là trong các hoạt động quảng cáo, truyền thông và marketing.
Xem thêm »
Tự do tài chính là gì? Vì sao người trẻ hiện nay nên tự do tài chính?

Tự do tài chính là gì? Vì sao người trẻ hiện nay nên tự do tài chính?

Tự do tài chính là gì? Đây là thuật ngữ ngày càng phổ biến trong đời sống, đặc biệt với những người trẻ có nhu cầu lớn về trải nghiệm, không muốn bị gò bó trong công việc hành chính. Vậy thuật ngữ này được hiểu là gì và làm sao để đạt được tự do tài chính?
Xem thêm »
Chỉ số SQ là gì? Những điều thú vị chưa ai nói với bạn

Chỉ số SQ là gì? Những điều thú vị chưa ai nói với bạn

Chỉ số SQ là gì? Đây là một chỉ số dùng để đo lường về khả năng tinh thần, tâm hồn và tâm linh của một người. SQ còn là sợi dây kết nối để liên kết các chỉ số khác như IQ, EQ và PQ, từ đó giúp tạo nên một hình ảnh đa chiều về sự phát triển cá nhân.
Xem thêm »
Chạy KPI Là Gì? Bí quyết chạy KPI cuối tháng hiệu quả

Chạy KPI Là Gì? Bí quyết chạy KPI cuối tháng hiệu quả

Chạy KPI là gì? Chạy KPI cuối tháng được xem là động lực để nhân viên nỗ lực làm việc nhằm đạt chỉ tiêu, yêu cầu đã đề ra từ cấp trên, góp phần thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. Để đáp ứng đủ KPI, ngoài chăm chỉ, bạn cũng cần phải có những bí quyết riêng.
Xem thêm »
Content Creator Là Gì? Mô tả công việc và yêu cầu kỹ năng cần có

Content Creator Là Gì? Mô tả công việc và yêu cầu kỹ năng cần có

Nhân viên Content Rreator là gì? Khi quyết định làm Content Creator, bạn cần phải có sự sáng tạo, khả năng truyền đạt và diễn giải để tạo ra thông tin có nội dung thu hút đông đảo công chúng mục tiêu. Tuy nghề này có mức lương khá ổn, nhiều cơ hội thăng tiến nhưng đòi hoiri người làm phải thường xuyên rèn luyện và không ngừng cập nhật xu hướng.
Xem thêm »
Top những ngành nghề lương cao cho nữ được săn đón nhất hiện nay

Top những ngành nghề lương cao cho nữ được săn đón nhất hiện nay

Những ngành nghề lương cao cho nữ sẽ bao gồm các công việc như: làm đẹp, makeup, đầu bếp, kế toán, thiết kế thời trang… Mức lương sẽ dao động từ vài triệu cho đến vài chục triệu tùy vào năng lực cũng như vị trí làm việc.
Xem thêm »

Mẫu CV hot theo ngành nghề

Back to top

Job3s có thể giúp gì cho bạn?
chat