Làm Tester là gì? Tester lương bao nhiêu? Công việc của Tester

Đóng góp bởi:   CEO Tony Vũ
Thứ Sáu, 29/03/2024 14:44:00 +07:00
Làm Tester là gì? Là công việc kiểm tra chất lượng sản phẩm phần mềm, phát hiện các lỗi, sai sót ảnh hưởng đến chất lượng phần mềm, mô tả công việc của Tester

Tester là một trong những ngành phổ biến nhất hiện nay. Nhưng làm Tester là gì? Đây là vị trí công việc quan trọng thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin. Vị trí tester luôn nằm trong những vị trí có nhu cầu tuyển dụng cũng như tìm việc được nhiều người quan tâm nhất trên thị trường việc làm hiện nay. Đặc biệt vị trí này không đòi hỏi bạn phải là dân IT, từng học công nghệ thông tin mà chỉ cần là người có đam mê công nghệ, muốn được kiểm tra và dùng thử phần mềm là có thể đi làm được.

1. Tester là gì?

Khi bạn muốn tham gia lĩnh vực công nghệ thông tin, có nhiều vị trí công việc để đi theo. Tuy nhiên bất kì vị trí nào cũng cần hiểu biết nhất định về chúng. Dưới đây là những khái niệm để bạn hiểu làm tester là gì?

1.1. Tester nghĩa là gì?

Từ "test" trong tiếng Anh có nghĩa là "kiểm tra" hoặc "thử nghiệm". Trong ngữ cảnh khác nhau, "test" có thể ám chỉ các hoạt động khác nhau tùy thuộc vào từng ngành, lĩnh vực. Vậy tester có thể hiểu đơn giản là người kiểm tra.

  • Trong công nghệ thông tin, "test" thường được sử dụng để chỉ quá trình kiểm tra chất lượng của phần mềm.

  • "Test" cũng có thể ám chỉ việc kiểm tra chất lượng của các sản phẩm khác, không chỉ trong lĩnh vực công nghệ mà còn trong các ngành công nghiệp khác như sản xuất và dịch vụ.

Tóm lại, từ "tester" có nghĩa chung là người thử nghiệm hoặc kiểm tra một điều gì đó để đảm bảo chất lượng và đánh giá một khía cạnh cụ thể.

Tester được hiểu là người thử nghiệm hoặc kiểm tra nhằm đảm bảo chất lượng
Tester là gì? Tester được hiểu là người thử nghiệm hoặc kiểm tra nhằm đảm bảo chất lượng

1.2. Nghề Tester là gì?

Sau khi hiểu cơ bản nghĩa của từ tester là gì? Các bạn sẽ tò mò về vậy làm test là gì? Trên thị trường việc làm hiện nay, tester sẽ phổ biến ở trong lĩnh vực công nghệ thông tin nhiều nhất.

Tester là những người kiểm tra chất lượng phần mềm, có nhiệm vụ phát hiện lỗi, sai sót hay bất kỳ vấn đề có ảnh hưởng đến chất lượng phần mềm. Tuỳ từng công ty, tester cũng chia ra thành nhiều mảng gồm QA, QC, Manual TesterAutomation Tester. Trong đó:

  • Manual Tester sẽ kiểm tra phần mềm theo cách thủ công. Vị trí này không yêu cầu quá cao về kiến thức lập trình nhưng đòi hỏi thạo về test manual, có đam mê và tư duy tốt.

  • Vậy còn Automation Tester là gì? Đây là việc thực hiện test bằng máy mà Tester sẽ thực hiện khởi động hệ thống nhập dữ liệu đầu vào, kiểm tra so sánh với dữ liệu đầu ra và ghi kết quả.

Nhìn chung thì đây là câu trả lời cho tester là gì? Tester là người sẽ đảm bảo chất lượng các phần mềm và thực hiện những công tác test bug trước khi giao kết quả cuối cùng cho khách hàng.

Làm Tester là gì? Nghề Tester là những người kiểm tra chất lượng phần mềm
Làm Tester là gì? Nghề Tester là những người kiểm tra chất lượng phần mềm

1.3. Intern tester là gì? Có nên làm Intern tester không?

Hiểu rõ làm tester là gì, bạn cũng nên biết đây là vị trí công việc được chia ra thành nhiều cấp độ dựa trên chuyên môn, kỹ năng cùng kinh nghiệm. Nếu bạn có hứng thú với công việc này và muốn bắt đầu thì Intern Tester là vị trí phù hợp.

Intern Tester là vị trí dành cho những người mới bắt đầu hoặc đang trong quá trình làm quen với lĩnh vực kiểm thử phần mềm. Intern Tester sẽ được hướng dẫn và giám sát trong việc thực hiện các nhiệm vụ cơ bản của Tester.

Vậy có nên làm Intern Tester hay không? Nếu bạn yêu thích công việc tester thì chắc chắn là nên có và càng sớm càng tốt. Thông thường với tester, các công ty phần mềm sẽ tuyển thực tập sinh tester các bạn sinh viên năm 3, năm 4. Điều này giúp bạn có thể áp dụng được những kiến thức đã học, từ đó tiếp xúc với các dự án thực tế, tích lũy thêm kinh nghiệm cả chuyên môn, kỹ năng lẫn khả năng giao tiếp.

Intern Tester là vị trí dành cho những người mới bắt đầu trong lĩnh vực kiểm thử phần mềm
Intern Tester là gì? Là vị trí dành cho những người mới bắt đầu trong lĩnh vực kiểm thử phần mềm

2. Công việc của Tester là gì?

Để hiểu rõ hơn làm test là gì? Các bạn cần nắm được những đầu công việc của một Tester. Tester về cơ bản là người kiểm tra bước cuối cùng của hệ thống phần mềm nhằm đem lại sự tối ưu nhất cho khách hàng. Dưới đây là những đầu công việc cụ thể:

  • Nghiên cứu, phân tích yêu cầu: phối hợp với các lập trình viên phân tích, , xác định những yêu cầu liên quan đến kỹ thuật trong quá trình xây dựng, phát triển dự án phần mềm.

  • Đánh giá, phát hiện vấn đề của phần mềm: thực hiện kiểm thử để phát hiện các lỗi, các vấn đề kỹ thuật ảnh hưởng đến chất lượng phần mềm và đề xuất hướng khắc phục. Việc kiểm thử sẽ dựa theo các danh sách kiểm tra được yêu cầu hoặc các kịch bản được đề sẵn. Đây là câu trả lời phổ biến khi bạn hỏi làm tester là gì?

  • Ngăn ngừa lỗi phát sinh của phần mềm: quan sát, đánh giá, kiểm tra mọi quy trình phát triển phần mềm để ngăn ngừa các lỗi phát sinh.

  • Tester cần tương tác trực tiếp với khách hàng để nắm được yêu cầu, mong muốn của khách hàng nhằm lên được danh mục cần kiểm tra khi chạy thử phần mềm.

Tester đánh giá và phát hiện vấn đề của phần mềm
Tester là làm gì? Là đánh giá và phát hiện vấn đề của phần mềm

3. Tester lương bao nhiêu?

Khi tìm hiểu làm tester là gì, chắc chắn bạn cũng cần biết lương tester bao nhiêu. Liệu công việc này có phù hợp với nguyện vọng của bạn không? Theo khảo sát, mức lương tester hiện nay dao động khoảng 7 triệu đến 23 triệu đồng mỗi tháng. Mức lương sẽ thay đổi theo cấp bậc, kinh nghiệm, kỹ năng chuyên môn,... Dưới đây là bảng lương tester hiện nay.

Cấp bậc

Kinh nghiệm

Mức lương

Chi tiết

Intern

3 - 6 triệu/tháng

Những sinh viên mới ra trường, chưa có kinh nghiệm, mức lương khá thấp.

Fresher

3 - 6 tháng

6 - 8 triệu/tháng

Sinh viên vừa thử việc xong. Về cơ bản, họ đã nắm vững các kiến thức nhưng chưa đủ kinh nghiệm chuyên sâu.

Junior

1 - 2 năm

13 - 15 triệu/tháng

Nhân viên đã có nhiều kinh nghiệm, kiến thức, trình độ chuyên môn tốt. Những Junior Tester có thể giải quyết các tình huống phức tạp.

Senior

3 - 10 năm

22 triệu/tháng

Đây là những người có kinh nghiệm, hiểu biết sâu rộng về Tester. Ngoài ra, Senior Tester có thể quản lý và phối hợp với nhân viên cũng như phòng ban khác để đem về kết quả cao hơn.

4. Nhu cầu tuyển dụng tester hiện nay

Sau khi đã hiểu rõ làm tester là gì, bạn cần biết nhu cầu tuyển dụng của ngành này ra sao? Với sự phát triển của công nghệ 4.0, tester hiện đang là một trong những ngành nghề của lĩnh vực công nghệ thông tin có nhu cầu tuyển dụng rất cao. Không như lập trình viên, tester không nặng về kiến thức chuyên môn mà cần kinh nghiệm, khả năng giao tiếp và báo cáo nhiều hơn.

Lĩnh vực công nghệ thông tin nói chung hay các công ty phần mềm nói riêng đều hướng đến khả năng năng suất hơn, dễ dùng hơn, thông minh hơn,... tối ưu cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, tester - một người đảm bảo chất lượng không thể thiếu và tăng trưởng mạnh theo thời gian. Theo thống kê trong vài năm gần đây, nhu cầu tuyển dụng tester trong ngành Công nghệ thông tin chiếm tới 35% tổng số tuyển dụng của ngành.

Ngoài ra, các thành phố lớn mỗi năm Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng,... có hơn 11 ngàn lượt tuyển dụng vị trí tester mỗi năm. Tại các công ty phần mềm, 1 team có khoảng 2 - 3 lập trình viên sẽ có 1 tester. Như vậy, ngành công nghệ thông tin tại Việt Nam cùng nhu cầu tuyển dụng tester sẽ ngày càng tăng trong tương lai.

Nhu cầu tuyển dụng của Tester ngày càng cao
Nhu cầu tuyển dụng của Tester ngày càng cao

5. Lộ trình thăng tiến của Tester

Hiểu được làm tester là gì cũng đồng nghĩa với việc bạn cần nắm rõ lộ trình thăng tiến của vị trí công việc này. Với việc ngành công nghệ thông tin có tốc độ phát triển nhanh chóng, bạn cần có lộ trình cụ thể để không bị chệch hướng cũng như phát triển tốt hơn cho tương lai.

Bắt đầu với vị trí Intern Tester

Khi bắt đầu với vị trí công việc Tester, bạn sẽ tham gia với vị trí Intern. Giai đoạn này của bạn sẽ chủ yếu là học việc, áp dụng những kiến thức lý thuyết đã được học và hỗ trợ các vị trí cao hơn thực hiện công việc để tích lũy kinh nghiệm, lấy cơ hội tiếp xúc với dự án thực tế.

Tiến lên Fresher Tester

Sau khi kết thúc quá trình Intern hoặc học xong khóa học về Tester, các bạn sẽ trở thành Fresher Tester. Fresher có đủ kiến thức chuyên môn nhưng chưa từng được thực hiện dự án kiểm tra phần mềm. Nhiệm vụ cụ thể, phải đạt được theo yêu cầu.

Trở thành Junior Tester

Junior Tester đã có thể hiểu được thực thi các test case, báo cáo các bugs phần mềm nếu có. Thông thường để từ Fresher lên Junior Tester sẽ khoảng 1 - 2 năm. Khi thành Junior Tester, bạn đã có thể tiếp xúc trực tiếp với dự án kiểm thử phần mềm nhiều hơn Fresher.

Trở thành Senior Tester

Đây là những chuyên gia thành thạo về kỹ thuật testing, nắm rõ các yêu cầu kiểm thử phần mềm cho các doanh nghiệp với các ứng dụng phức tạp đa lĩnh vực như tài chính, sức khỏe, thương mại điện tử…

Trở thành Test Leader

Sau khoảng 5 năm kinh nghiệm, Tester có thể phát triển lên thành quản lý của team. Test Leader có trách nhiệm quản lý, giao việc cho các thành viên trong team. Cùng với đó là giao tiếp với những bộ phận khác để tối ưu phần mềm.

Trở thành Test Manager

Cuối cùng, cấp bậc cao nhất trong lộ trình thăng tiến của 1 Tester là Test Manager. Đây là những người tổ chức và điều phối các nhóm kiểm thử (test team): quản lý metrics, lập kế hoạch chiến lược và đưa ra dự đoán.

6. Cách trở thành Tester là gì?

Khi đã hiểu làm tester là gì? Nhiều bạn có thắc mắc cần làm gì để có thể trở thành Tester. Hiện nay, đây là ngành đang hot, nhiều nhu cầu tuyển dụng cùng mức thu nhập khá tốt. Đặc biệt có thể dành cho những bạn không có kiến thức nền công nghệ thông tin hay những bạn trái ngành.

Tuy nhiên, để trở thành 1 tester chất lượng và có mức thu nhập tốt, hãy quan tâm đến những lưu ý sau về những ngành học để trở thành Tester, có thể học Tester ở đây, lộ trình học cho người mới bắt đầu cùng những chứng chỉ ngành quan trọng.

6.1. Tester học ngành gì?

Đầu tiên, để trở thành một tester chuyên nghiệp thì bạn nên học ngành Công nghệ thông tin (IT). Trong kiến thức của ngành Công nghệ thông tin sẽ bao gồm các kiến thức về khoa học dữ liệu, an toàn thông tin, kỹ thuật phần mềm,... mà các kiến thức cần thiết đối với tester là sự đan xen của các nhóm môn này. Đây là ngành học thích hợp nhất cho vị trí công việc này.

Tuy nhiên, như đã nói ở trên phần “Làm tester là gì?”, bạn không nhất thiết phải học đúng ngành công nghệ thông tin. Bởi vị trí công việc tester không quá nặng về kiến thức chuyên môn lập trình, kỹ thuật.

Làm Tester có thể học ngành công nghệ thông tin
Làm Tester có thể học ngành công nghệ thông tin

6.2. Học tester ở đâu?

Với vị trí công việc tester, nếu bạn học ngành công nghệ thông tin thì trường đại học, cao đẳng có đủ kiến thức nền cho bạn. Việc của bạn là tìm kiếm nơi thực tập để ứng dụng những kiến thức đó cho công việc kiểm tra chất lượng dự án, học hỏi thêm kinh nghiệm.

Còn với những người trái ngành học hay muốn chuyển công việc, bạn có thể tham gia các khóa học trên internet hoặc các trung tâm.

6.3. Làm Tester cần học những gì?

Để trở thành tester giỏi thì việc hiểu làm tester là gì mới chỉ là bước đầu, bạn cần biết những thứ bạn học bao gồm những gì? Dưới đây là những kiến thức bắt buộc với 1 tester:

  • Kiến thức cơ bản về tin học máy tính, kỹ năng tin học văn phòng

  • Cài đặt phần mềm trên máy tính

  • Học lập trình cơ bản

  • Các định nghĩa, thuật ngữ về công nghệ thông tin

Ngoài những kiến thức cơ bản trên, dưới đây là những kiến thức chuyên sâu với 1 tester:

  • Học viết test case

  • Học viết kế hoạch test

  • Học viết báo cáo test case

  • Học cách test phần mềm trên các thiết bị khác nhau

  • Học viết code

  • Học đánh giá rủi ro trong quá trình test thử nghiệm

Tester cần có những kiến thức cơ bản về công nghệ thông tin
Tester cần có những kiến thức cơ bản về công nghệ thông tin

Đây mới chỉ là những kiến thức về chuyên môn mà bạn cần biết. Ngoài ra, bạn cần trau dồi thêm về kỹ năng mềm như giao tiếp, trình bày vấn đề, tư duy logic, làm việc và trao đổi với khách hàng.

6.4. Lộ trình học Tester cho người mới bắt đầu

Để hỗ trợ các bạn tiết kiệm thời gian cũng như đi đúng định hướng trở thành tester thì dưới đây là lộ trình học cho bạn.

Bước 1: Học tất tần tật về Manual testing

  • 7 nguyên lý cơ bản của kiểm thử

  • Giai đoạn trong quy trình kiểm thử phần mềm

  • Các loại kiểm thử

  • Kiểm thử tĩnh

  • Các kỹ thuật hộp đen

  • Cách trao đổi với khách hàng

  • SQL

  • Sử dụng redmine

  • Thiết kế testcase

  • Kiểm thử ứng dụng web và app

Bước 2: Làm quen với các kiến thức về Kiểm thử bảo mật

  • Kiểm thử bảo mật cơ bản

  • Giới thiệu về OWASP Top 10

  • Thực hành kiểm thử bảo mật cơ bản

Bước 3: Kiểm thử API

  • Tổng quan về API

  • Cấu trúc của một API

  • Định dạng dữ liệu JSON và XML

  • Cách viết test case và kiểm thử API

Bước 4: Học Kiểm thử hiệu năng

  • Giới thiệu về kiểm thử hiệu năng

  • Học và thực hành về kiểm thử hiệu năng

6.5. Các chứng chỉ ngành Tester

Khi đã tham gia vị trí công việc tester 1 thời gian, bạn chắc chắn sẽ nắm rõ làm tester là gì, công việc ra sao, những kỹ năng cũng như kiến thức còn thiếu để đáp ứng thì chứng chỉ ngành là thứ không nên thiếu. Việc có chứng chỉ ngành Tester giúp bạn tăng độ uy tín trên thị trường lao động, gia tăng thu nhập giúp chặng đường công việc của bạn phát triển tốt hơn.

Tên chứng chỉ

Mô tả

Chứng chỉ ISTQB (International Software Testing Qualifications Board)

Được cấp bởi tổ chức ISTQB và được công nhận rộng rãi trên toàn cầu.

Ở Việt Nam, chứng chỉ này được cấp bởi Viện Kiểm thử Phần mềm Quốc tế (ISTQB-VTB).

Chứng chỉ CSTE (Certified Software Tester)

Do tổ chức chuyên nghiệp International Software Testing Qualifications Board (ISTQB) cấp.

Chứng chỉ CMST (Certified Manager of Software Testing)

Được cấp bởi tổ chức International Software Testing Qualifications Board (ISTQB).

Chứng chỉ CTFL (Certified Tester Foundation Level)

Là chứng chỉ do tổ chức ISTQB (International Software Testing Qualifications Board) cấp.

Chứng chỉ CP-SAT (Certified Professional - Selenium Automation Testing)

Được cấp bởi tổ chức Agile Testing Alliance (ATA)

Chứng chỉ CSQA (Certified Software Quality Analyst)

Được cấp bởi tổ chức chuyên nghiệp International Software Certification Board (ISCB).

Chứng chỉ Certified Agile Tester (CAT)

Là một chứng chỉ kiểm thử phần mềm và phát triển phần mềm theo phương pháp Agile. Chứng chỉ này được cấp bởi tổ chức International Software Testing Qualifications Board (ISTQB).

7. Kỹ năng cần có của Tester là gì?

Bước đầu tiên là tìm hiểu làm tester là gì, lộ trình thăng tiến của ngành, những chứng chỉ ngành Tester thì bạn cần tìm hiểu những kỹ năng bắt buộc của Tester. Những kỹ năng sẽ chia thành chuyên môn và kỹ năng mềm.

7.1. Kỹ năng trong công việc

Đầu tiên là những kỹ năng cần có trong công việc, giải quyết trực tiếp công việc kiểm lỗi phần mềm.

Tên kỹ năng

Mô tả về kỹ năng trong công việc

Tạo tài liệu test

Ghi lại quy trình suy nghĩ và quy trình kiểm tra. Tổ chức của bạn có thể sử dụng các tài liệu đặc biệt, vì vậy bạn sẽ phải hiểu và nhanh chóng thích ứng với các mẫu này.

Chuẩn bị test phần mềm

Chuẩn bị kiểm thử, xác định những gì bạn đang kiểm tra, ai chịu trách nhiệm cho từng bước và các mục tiêu chính của kiểm thử.

Lựa chọn quy trình kiểm tra phần mềm

Chọn loại và quy trình kiểm thử thích hợp nhất dựa trên những cân nhắc sau:

  • Thời gian được phân bổ cho giai đoạn thử nghiệm

  • Ngân sách thử nghiệm

  • Bản chất của doanh nghiệp

  • Loại ứng dụng

  • Ưu tiên của khách hàng

Soạn thảo báo cáo lỗi

Tạo báo cáo lỗi có đầy đủ những thông tin sau:

  • ID lỗi do hệ thống hoặc tổ chức xác định

  • Mô tả ngắn gọn về khiếm khuyết

  • Vị trí hệ thống của sự cố

  • Phiên bản và mã số xây dựng

  • Danh sách các bước dẫn đến lỗi

  • Bảng xếp hạng mức độ nghiêm trọng của vấn đề và mức độ ưu tiên để khắc phục

  • Bên chịu trách nhiệm giải quyết khiếm khuyết

  • Tên người thử nghiệm

  • Tình trạng của vấn đề

7.2. Kỹ năng mềm

Bên cạnh những kỹ năng cứng của 1 tester và bạn phải thành thạo, bạn cũng cần trau dồi và phát triển những kỹ năng mềm để phát triển tốt hơn.

Tên kỹ năng mềm

Mô tả kỹ năng

Khả năng lập luận và phân tích logic

Người thử nghiệm giỏi sẽ có thể xác định những bước hợp lý cần làm với tình trạng và vấn đề hiện tại với phần mềm.

Khả năng tự học

Do ngành công nghệ thông tin thay đổi rất nhanh nên bạn cần có khả năng tự học để nhanh chóng thích ứng với các quy trình.

Luôn cập nhập xu hướng công nghệ

Tester phải hiểu các xu hướng công nghệ hiện tại có thể ảnh hưởng đến tổ chức và hệ thống của họ như thế nào nên cần nắm bắt xu hướng công nghệ.

Kỹ năng làm việc nhóm

Cần khả năng làm việc nhóm, phối hợp với các phòng ban khác để để giải quyết và cải thiện phần mềm trước khi cho ra mắt phần mềm mới.

Kỹ năng giao tiếp

Cần có kỹ năng giao tiếp để kết nối với các nhân sự khác, trình bày vấn đề sao cho dễ hiểu nhất.

8. Các câu hỏi phỏng vấn Tester thường gặp

Khi đã hiểu được làm test là gì và có ý định theo công việc này, bạn cần nắm được những câu hỏi phỏng vấn vị trí tester như thế nào? Dưới đây là những dạng câu hỏi các nhà tuyển dụng thường hỏi ứng viên bạn nên biết.

  • Câu 1: Câu hỏi liên quan đến giới thiệu bản thân? ( Bạn giới thiệu qua về ngành học, những kỹ năng và chuyên môn liên quan đến công việc tester, những kinh nghiệm đã có tương xứng với vị trí ứng tuyển)

  • Câu 2: Để trở thành Tester, theo bạn sẽ cần những yếu tố gì? Dựa vào những yếu tố đó, bạn đánh giá bản thân đáp ứng như thế nào?

  • Câu 3: Bạn hiểu thế nào về kiểm thử phần mềm? Quy trình kiểm thử như thế nào?

  • Câu 4: Bạn biết bao nhiêu phương pháp kiểm thử phần mềm?

  • Câu 5: Để phát triển phần mềm cần những giai đoạn nào?

  • Câu 6: Giai đoạn nào thường xuất hiện lỗi khi phát triển phần mềm?

  • Câu 7: Test hiệu năng, kiểm thử chịu tải là gì?

  • Câu 8: Báo cáo kiểm thử thường sẽ gồm những phần nào?

  • Câu 9: Kiểm thử hệ thống là gì?

  • Câu 10: Nếu sau quá trình test đã đảm bảo được các yêu cầu, tiêu chí nhưng khách hàng vẫn phàn nàn, bạn sẽ xử lý như thế nào?

Với những câu hỏi trên, bạn có thể tham khảo và chuẩn bị những kiến thức, kỹ năng phù hợp để trả lời sao cho trơn tru, mượt mà nhất.

Tổng hợp các câu hỏi phỏng vấn Tester
Tổng hợp các câu hỏi phỏng vấn Tester

9. Có nên làm tester không?

Hiểu được làm tester là gì? Những công việc của 1 tester có lẽ vẫn chưa đủ để bạn chắc chắn có nên theo nghề này hay không? Dưới đây là những yếu tố bạn nên xem xét khi lựa chọn nghề tester.

9.1. Ưu điểm khi làm tester

Khi đã hiểu rõ làm tester là gì, có lẽ bạn cũng hình dung được phần nào những ưu điểm của nghề này:

  • Có thể làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin mà không cần học quá nặng về lập trình, kỹ thuật.

  • Rèn luyện được kỹ năng nhìn nhận vấn đề ở rất nhiều khía cạnh. 1 Tester giỏi là người biết đặt mình vào khách hàng, bạn sẽ phải có khả năng nhìn nhận, tìm ra các phương án xử lý đơn giản và nhanh gọn nhẹ nhất để giúp sử dụng phần mềm hiệu quả nhất.

  • Khả năng nhanh nhạy xử lý tình huống

  • Tester sẽ có nhiều business domain khác nhau đồng thời có cái nhìn tổng quan hơn về nhiều hệ thống. Lấy ví dụ đơn giản như sau: nếu khách hàng của bạn đang muốn mua một phần mềm bán quần áo, thì đứng trên cương vị của người tester bạn cần hiểu được doanh nghiệp bán quần áo đó họ cần sản phẩm đáp ứng được những nhu cầu nào chứ không phải nhìn nhận phần mềm đó có bao nhiêu chức năng, mỗi chức năng sẽ để làm gì.

Làm Tester giúp bạn có khả năng nhanh nhạy, xử lý tình huống
Làm Tester giúp bạn có khả năng nhanh nhạy, xử lý tình huống

9.2. Hạn chế của nghề Tester

Ngoài những ưu điểm kể trên, Tester cũng có những mặt trái mà bạn cần biết để có thể đối mặt.

  • Quá trình học tương đối vất vả, đòi hỏi cao về thời gian, sự tập trung để có thể thành thạo công việc

  • Học và làm việc Tester thường nhàm chán bởi tính chất công việc khô khan, công việc thường chỉ xoay quanh và lặp lại việc viết code, test case, viết báo cáo…

  • Thời gian bị hạn chế do một dự án Tester cần rất ít thời gian để kiểm tra chặt chẽ do đo thường tiềm ẩn nhiều rủi ro.

  • Ngoài ra còn một nhược điểm có thể kể đến đó là vẫn có nhiều công ty không coi trọng nghề Tester bởi họ không quan trọng việc kiểm định chất lượng phần mềm trước khi bán cho khách hàng. Do đó lương của Tester ở Việt Nam thường thấp hơn so với các Developer.

Nghề Tester có mặt hạn chế là không được coi trọng như lập trình viên
Nghề Tester có mặt hạn chế là không được coi trọng như lập trình viên

9.3. Tại sao tester thường là nữ?

Trên thị trường việc làm hiện nay, nếu bạn có nghiên cứu về tình trạng việc làm tester hay nếu bạn research kỹ theo từ khóa “ Làm tester là gì" thì sẽ nhận ra : “ tester hiện nay chủ yếu là nữ". Dưới đây là những lý do:

  • Con gái thường có sự cẩn thận, tỉ mỉ hơn so với con trai. Đó là một yếu tố quan trọng sẽ giúp bạn dễ thành công hơn khi làm công việc này.

  • Con gái có sự kiên nhẫn tốt hơn so với con trai do đó thường sẽ hoàn thành công việc đến cùng một cách dễ dàng hơn.

  • Khả năng giao tiếp, biết cách truyền tải nội dung của con gái tốt hơn do có sự nhẹ nhàng, khéo léo và mềm mỏng trong cách nói chuyện của mình.

  • Khả năng thích nghi của nữ thường cũng sẽ cao hơn so với nam giới. Họ cũng có thể ghi nhớ được nhiều chi tiết hơn do đó sẽ giúp công việc kiểm thử phần mềm được diễn ra dễ dàng hơn.

Tester đang là ngành được nhiều bạn nữ lựa chọn
Tester đang là ngành được nhiều bạn nữ lựa chọn

9.4. Có nên theo nghề Tester trái ngành không?

Chắc hẳn rất nhiều bạn đã từng thắc mắc “liệu người trái ngành có làm tester được không?” Và câu trả lời là "CÓ". Hiện nay, không ít người chuyển ngành theo học về kiểm thử và đã thành công. Chỉ cần bạn có đủ quyết tâm, đầu tư về thời gian, kinh tế và có lộ trình học đúng đắn thì dù có trái ngành, việc trở thành một Tester không phải là khó khăn. Dưới đây là những chia sẻ để bạn có thể chuyển ngành Tester hiệu quả hơn:

  • Trau dồi thêm các kiến thức về máy tính hay tin học văn phòng đều sẽ giúp ích cho bạn. Đặc biệt là trên con đường phát triển sự nghiệp với nghề kiểm thử.

  • Bạn sẽ cần học hỏi về cách cài đặt phần mềm, các kiến thức tổng quan về test như các định nghĩa, thuật ngữ hay quy trình kiểm thử.

  • Sau đó mới đến với những kiến thức chuyên sâu hơn như cách viết test Plan, viết Test case, viết báo cáo Test. Các công cụ hỗ trợ test như Jira, Jmeter hay các Automation Tool… Đặc biệt là không thể thiếu các kiến thức cơ bản về Coding như SQL. HTML hay CSS để phục vụ cho quá trình Test phần mềm.

  • Để củng cố kiến thức bạn nên chăm chỉ thực hành, học đến đâu làm đến đó để ghi nhớ bài lâu hơn và sẽ hiểu được khi làm sẽ phát sinh những điều gì, từ đó mình khắc phục nó như thế nào

  • Tùy từng dự án mà đôi khi các Tester đôi khi sẽ phải làm việc với khách hàng nước ngoài. Bởi vậy nên việc trau dồi ngoại ngữ cũng rất quan trọng. Đặc biệt còn giúp các bạn trái ngành có thêm cơ hội tham gia vào những dự án lớn hơn, mở rộng mối quan hệ và nâng cao thu nhập.

Hiện nay có rất nhiều người lựa chọn nhảy sang làm tester
Hiện nay có rất nhiều người lựa chọn nhảy sang làm tester

10. Cơ hội việc làm Tester là gì?

Sau khi đã tìm hiểu kĩ càng về làm tester là gì và bạn có hứng thú với ngành này thì có thể tham khảo những tin tuyển dụng dưới. Nhìn chung thì đây là ngành có nhu cầu tuyển dụng rất cao hiện nay, cơ hội việc làm rộng mở với người lao động bởi công nghệ thông tin luôn là lĩnh vực đi đầu về sự phát triển trên thị trường.

Tên doanh nghiệp

Địa chỉ

Vị trí tuyển dụng

CÔNG TY CỔ PHẦN VIỄN THÔNG FPT

Tòa nhà FPT, Lô L. 29B-31B-33B đường Tân Thuận, Khu chế xuất Tân Thuận, phường Tân Thuận Đông, quận 7, TP Hồ Chí Minh.

Nhân viên Tester

CÔNG TY TNHH LIFESUP

60 Hoàng Quốc Việt, Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội

Manual Tester

CÔNG TY TNHH MOSAIC

9 Đ. Nguyễn Xiển, Thanh Xuân Nam, Thanh Xuân, Hà Nội

Nhân Viên Kiểm Thử Phần Mềm (Tester)

TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BƯU CHÍNH VIETTEL

Số 1 Giang Văn Minh - Phường Kim Mã - Quận Ba Đình - TP. Hà Nội

Nhân Viên Kiểm Thử Phần Mềm - Tester

Công ty cổ phần SANAN

27-29 Đại lộ Lê Lợi, P. Lam Sơn, Thành phố Thanh Hóa, Thanh Hoá

Middle Tester

Công ty Cổ phần Đầu tư Kỹ thuật Số Việt (VDI)

Tầng 21, Tòa nhà đa năng ICON4, 243A Đê La Thành, Phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, Hà Nội.

Tester

Công ty TNHH MTV Ứng Dụng Kỹ Thuật và Sản xuất

18A Cộng Hòa, phường 12. quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh

Nhân Viên Kiểm Thử Phần Mềm (Tester)

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải Việt Nam (MSB)

TNR Tower, 54A Nguyễn Chí Thanh, Phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Manual/Automation Tester

Công ty Cổ phần Công nghệ số Vitam

Tầng 9 tòa nhà Việt Á, số 9 phố Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Nhân Viên Kiểm Thử Phần Mềm (Tester)

Công Ty Cổ Phần Giải Pháp Ngọn Sóng Mới

Tầng 5, số 71 Nguyễn Chí Thanh, Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Middle QA Tester

Tổng kết lại thì làm tester là gì? Đây là công việc kiểm định chất lượng phần mềm, có nhiệm vụ phát hiện lỗi, sai sót hay bất kỳ vấn đề có ảnh hưởng đến chất lượng phần mềm. Đây là vị trí công việc có nhu cầu tuyển dụng cao, mức thu nhập ổn định cùng lộ trình thăng tiến rõ ràng. Tuy nhiên để có thể phát triển công việc tester bạn cần trau dồi cả kỹ năng chuyên môn lẫn kỹ năng mềm để thăng tiến tốt hơn, hỗ trợ tốt nhất cho công việc.
Các ngành nghề phổ biến
Báo chí - Truyền hình Môi trường - Xử lý chất thải
Bảo hiểm Mỹ phẩm - Thời trang - Trang sức
Bảo vệ Ngân hàng
Biên - Phiên dịch Nghệ thuật - Điện ảnh
Bưu chính viễn thông Nhân sự
Chăm sóc khách hàng Nhân viên kinh doanh
Cơ khí - Chế tạo Nhập liệu
Kế toán - Kiểm toán Nông - Lâm - Ngư - Nghiệp
Khách sạn - Nhà hàng Ô tô - Xe máy
Công chức - Viên chức Phát triển thị trường
Dầu khí - Địa chất Phục vụ - Tạp vụ - Giúp việc
Dệt may - Da giày Quan hệ đối ngoại
Dịch vụ Quản lý điều hành
Du lịch Quản trị kinh doanh
Freelancer Sinh viên làm thêm
Giáo dục - Đào tạo Sinh viên mới tốt nghiệp
Giao thông vận tải Thẩm định - Quản lý chất lượng
Hành chính - Văn phòng Thể dục - Thể thao
Hóa học - Sinh học Thiết kế - Mỹ thuật
In ấn - Xuất bản Thiết kế web
IT Phần cứng - mạng Thư ký - Trợ lý
IT phần mềm Thực phẩm - Đồ uống
KD Bất Động Sản Thương mại điện tử
Khu công nghiệp Tư vấn
Kiến Trúc - TK Nội Thất Vận hành sản xuất
Kỹ thuật Vận tải - Lái xe
Kỹ thuật ứng dụng Vật tư - Thiết bị
Làm bán thời gian Việc làm bán hàng
Làm đẹp - Spa Việc làm thêm tại nhà
Lao động phổ thông Xây dựng
Luật - Pháp lý Xuất - Nhập khẩu
Marketing - PR Y tế - Dược
Điện - Điện tử

Danh sách việc làm, tuyển dụng các tỉnh thành
Việc làm Hưng Yên Việc làm An Giang
Việc làm Khánh Hòa Việc làm Bà Rịa – Vũng Tàu
Việc làm Kiên Giang Việc làm Bắc Giang
Việc làm Kon Tum Việc làm Bạc Liêu
Việc làm Lai Châu Việc làm Bắc Ninh
Việc làm Lâm Đồng Việc làm Bắc Kạn
Việc làm Lạng Sơn Việc làm Bến Tre
Việc làm Lào Cai Việc làm Bình Định
Việc làm Long An Việc làm Bình Dương
Việc làm Nam Định Việc làm Bình Phước
Việc làm Nghệ An Việc làm Bình Thuận
Việc làm Ninh Bình Việc làm Cà Mau
Việc làm Ninh Thuận Việc làm Cần Thơ
Việc làm Phú Thọ Việc làm Cao Bằng
Việc làm Phú Yên Việc làm Đà Nẵng
Việc làm Quảng Bình Việc làm Đắk Lắk
Việc làm Quảng Nam Việc làm Đắk Nông
Việc làm Quảng Ngãi Việc làm Điện Biên
Việc làm Quảng Ninh Việc làm Đồng Nai
Việc làm Quảng Trị Việc làm Đồng Tháp
Việc làm Sóc Trăng Việc làm Gia Lai
Việc làm Sơn La Việc làm Hà Giang
Việc làm Tây Ninh Việc làm Hà Nam
Việc làm Thái Bình Việc làm Hà Nội
Việc làm Thái Nguyên Việc làm Hà Tĩnh
Việc làm Thanh Hóa Việc làm Hải Dương
Việc làm Thừa Thiên Huế Việc làm Hải Phòng
Việc làm Tiền Giang Việc làm Hậu Giang
Việc làm TP Hồ Chí Minh Việc làm Hòa Bình
Việc làm Trà Vinh Việc làm Vĩnh Long
Việc làm Tuyên Quang Việc làm Vĩnh Phúc
Việc làm Yên Bái
Bài viết liên quan
Người phụ thuộc là gì? Các quy định về người phụ thuộc

Người phụ thuộc là gì? Các quy định về người phụ thuộc

Khái niệm về người phụ thuộc là gì hiện nay vẫn khá mơ hồ đối với nhiều người. Theo đó, người phụ thuộc chính là những người được nhận chu cấp và hoàn toàn không có khả năng tạo ra thu nhập hay đóng thuế. Khi một cá nhân được giảm trừ thuế, việc xác định và hiểu rõ về người phụ thuộc trở nên vô cùng quan trọng. Bài viết này sẽ mang đến cho bạn cái nhìn toàn diện hơn về vấn đề này.
Xem thêm »
Giấy khai sinh là gì? Thông tin cần nhớ về loại giấy tờ quan trọng này

Giấy khai sinh là gì? Thông tin cần nhớ về loại giấy tờ quan trọng này

Giấy khai sinh là gì? Theo quy định của pháp luật Việt Nam, mỗi trẻ em sinh ra đều được bổ sung vào hộ tịch và cấp giấy khai sinh. Đây là văn bản pháp lý quan trọng đóng vai trò thiết yếu trong nhiều thủ tục hành chính sau này. Vậy loại giấy tờ này được cấp ra sao và có giá trị pháp lý như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu cụ thể qua bài viết dưới đây.
Xem thêm »
Việc làm Cà Mau hấp dẫn với nhiều cơ hội ngành thủy sản và du lịch

Việc làm Cà Mau hấp dẫn với nhiều cơ hội ngành thủy sản và du lịch

Thị trường việc làm Cà Mau và các vị trí tuyển dụng nhiều nhất. Cà Mau là tỉnh cực Nam của Tổ Quốc, là vùng đất với rất nhiều giá trị văn hóa lịch sử. Không những thế, kinh tế cũng ngày càng phát triển, kéo theo thị trường việc làm Cà Mau ngày càng nhộn nhịp và sôi động. Trong hàng trăm nghìn cơ hội nghề nghiệp ở đây, có thể nói các ngành trong lĩnh vực thủy sản và du lịch được đánh giá hot nhất, thu hút nhiều người lao động cũng như nhu cầu tuyển dụng lúc nào cũng cao.
Xem thêm »
Sổ hộ khẩu là gì? Những thông tin có thể bạn chưa biết về sổ hộ khẩu

Sổ hộ khẩu là gì? Những thông tin có thể bạn chưa biết về sổ hộ khẩu

Sổ hộ khẩu là gì, đây là loại giấy tờ pháp lý có liên quan trực tiếp đến đất nhà ở cũng như nơi mà bạn cư trú. Nó có vai trò quan trọng trong hầu hết các thủ tục hành chính cũng như khi công dân muốn được hưởng các quyền lợi xã hội. Ở bài viết này sẽ chia sẻ chi tiết đến bạn sổ hộ khẩu là gì cũng như các thông tin liên quan đến loại giấy tờ đặc biệt này.
Xem thêm »
Mức lương của ngành báo chí là bao nhiêu? Các yếu tố ảnh hưởng đến mức lương báo chí

Mức lương của ngành báo chí là bao nhiêu? Các yếu tố ảnh hưởng đến mức lương báo chí

Mức lương của ngành báo chí phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Với sự đa dạng về vai trò và tính chất công việc, từ nhà báo nhiều năm đến phóng viên mới ra trường, mỗi cá nhân đều có những kỳ vọng và mong đợi riêng về thu nhập.
Xem thêm »
Mách bạn cách viết CV nhân viên kinh doanh chuyên nghiệp, tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng

Mách bạn cách viết CV nhân viên kinh doanh chuyên nghiệp, tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng

Việc sở hữu một CV nhân viên kinh doanh đúng chuẩn và chuyên nghiệp là yếu tố quyết định bạn có vượt qua được vòng loại hồ sơ của các nhà tuyển dụng. Tìm hiểu ngay cách viết CV nhân viên kinh doanh chuyên nghiệp để dễ dàng ghi điểm với nhà tuyển dụng và có được một công việc mong muốn.
Xem thêm »
Đậu ngay phỏng vấn nhờ mẹo viết sơ yếu lý lịch dành cho sinh viên mới ra trường

Đậu ngay phỏng vấn nhờ mẹo viết sơ yếu lý lịch dành cho sinh viên mới ra trường

Mẫu sơ yếu lý lịch dành cho sinh viên mới ra trường bao gồm các văn bằng trong suốt quá trình học. Ngoài ra bạn còn phải trình bày thêm các kinh nghiệm, hoạt động thực tế đã tham gia khi còn là sinh viên. Như vậy sẽ tạo được ấn tượng tốt trong mắt nhà tuyển dụng.
Xem thêm »
Tất tần tật về hợp đồng bảo hiểm nhân thọ

Tất tần tật về hợp đồng bảo hiểm nhân thọ

Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là một tài liệu tài chính quan trọng giúp đảm bảo sự an toàn cho cá nhân và gia đình trước những rủi ro không lường trước của cuộc sống. Việc hiểu rõ về hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, từ các điều khoản, quyền lợi cho đến nghĩa vụ sẽ giúp người tham gia bảo hiểm đưa ra quyết định đúng đắn nhất.
Xem thêm »
Tạo dấu ấn cá nhân trong CV nhân sự chinh phục nhà tuyển dụng

Tạo dấu ấn cá nhân trong CV nhân sự chinh phục nhà tuyển dụng

Việc sở hữu một CV nhân sự được thiết kế rõ ràng và chuyên nghiệp sẽ là vũ khí quan trọng giúp bạn nổi bật trong mắt các nhà tuyển dụng. Nếu CV của bạn có thể đưa ra các thông tin phù hợp với vị trí ứng tuyển thì bạn sẽ dễ dàng vượt qua hồ sơ của ứng viên khác.
Xem thêm »
Bản kiểm điểm cá nhân công chức mẫu mới nhất và các vấn đề liên quan

Bản kiểm điểm cá nhân công chức mẫu mới nhất và các vấn đề liên quan

Bản kiểm điểm cá nhân công chức là văn bản mà cán bộ công chức cần biết để tự kiểm điểm bản thân, nâng cao ý thức và trách nhiệm kỷ luật trong công việc. Từ đó, có thể nhận ra các sai sót để rút kinh nghiệm, hoàn thiện bản thân, làm việc tốt hơn. Dưới đây là mẫu mới nhất, mời các bạn cùng tham khảo và cập nhật.
Xem thêm »

Mẫu CV hot theo ngành nghề

Back to top

Job3s có thể giúp gì cho bạn?
chat